Sunday, June 20, 2021

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ NÂNG CAO HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KHẢ CHẤP CỦA CÁC QUỐC GIA LANCANG-MEKONG

 (Joint Statement on Enhancing Sustainable Development Cooperation of the Lancang-Mekong Countries)

Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China – Bình Yên Đông lược dịch

Xinhua – 9 June 2021

Phiên họp Bộ trưởng lần thứ 6th của Hợp tác Lancang-Mekong. [Ảnh: VNA]

 

Tại Phiên họp Bộ trưởng Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) lần thứ 6th được tổ chức ở Chongqing (Trùng Khánh), Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, ngày 8 tháng 6 năm 2021, các Bộ trưởng đã tái xác nhận cam kết của LMC, đào sâu tình láng giềng tốt và hợp tác thực tiễn giữa 6 quốc gia, góp phần vào nỗ lực tập thể để phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia LMC và nâng cao phúc lợi của người dân, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia, hỗ trợ việc xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như đẩy mạnh hợp tác Nam-Nam và nâng cao việc thực hiện Nghị trình Phát triển Khả chấp 2030 của Liên Hiệp Quốc (LHQ).  Các Bộ trưởng cũng tái xác nhận các nguyên tắc của nhất trí, bình đẳng, tham vấn và phối hợp với nhau, tự nguyện, đóng góp chung và chia sẻ lợi ích, và tôn trọng Hiến chương của LHQ, Hiến chương của ASEAN và luật pháp quốc tế, cũng như tuân thủ luật lệ quốc gia, và quy định và thủ tục của mỗi quốc gia.  Trong phạm vi nầy, các Bộ trưởng tuyên bố như sau:

1. Chúng tôi ca ngợi đáp ứng chung về Covid-19 của 6 quốc gia, đồng ý tăng cường hợp tác trên nguồn y tế then chốt và sản xuất thuốc chủng và chuyển giao kỹ thuật, và sử dụng toàn bộ Quỹ Đặc biệt LMC về Y tế để bảo đảm chiến thắng đại dịch.

2. Chúng tôi đồng ý về tầm quan trọng của cai quản nước mạnh mẽ hơn, bao gồm quản lý nguồn nước của sông Lancang-Mekong và hợp tác giữa các quốc gia duyên hà để phát triển khả chấp kinh tế và xã hội trong khu vực.  Chúng tôi thừa nhận sự kiện là 6 quốc gia thành viên đang đối mặt với những thách thức nguồn nước ngày càng tăng, gồm có nhu cầu đang gia tăng cho nguồn nước là kết quả của kỹ nghệ hóa, đô thị hóa và gia tăng dân số, và bất định của thay đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên.  Trong phạm vị nầy, khả năng của quốc gia và các tổ chức tiểu vùng trong việc cai quản nước và phát triển hạ tầng cơ sở nước cần được nâng cao để thỏa mãn nhu cầu.

Chúng tôi hoan nghênh các nỗ lực của các giới chức nước của 6 quốc gia thành viên để tăng cường tích cực cơ chế hợp tác, thực hiện đều đặn Kế hoạch Hành động 5 Năm về Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong (2018-2022), và thực hiện hợp tác thực tiễn rộng rãi về quy hoạch lưu vực, an toàn đập, quản lý tổng thể các lưu vực nhỏ, nâng cao khả năng, quản lý khẩn cấp và rủi ro liên quan đến nước và đánh giá ảnh hưởng.  Chúng tôi hoan nghênh Biên bản Ghi nhớ (MOU) qua Nhóm Công tác Hỗn hợp về Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong về Điều khoản Tin tức Thủy học quanh năm của sông Lancang của Trung Hoa đến 5 Quốc gia Thành viên Khác được ký kết bởi 6 quốc gia LMC và việc thực hiện đều đặn của MOU.  Về mặt nầy, các Bộ trưởng của các quốc gia Mekong bày tỏ lòng cảm ơn đến Trung Hoa đã chia sẻ tin tức thủy học quanh năm của sông Lancang, và gia tăng lưu lượng theo yêu cầu của các quốc gia ở hạ lưu.  Chúng tôi xem nước như một tài nguyên thiên nhiên có giá trị mà người dân của 6 quốc gia thành viện dựa vào để sinh sống.  Chúng tôi khuyến khích tất cả 6 quốc gia thành viên tăng cường nỗ lực của họ và đẩy mạnh việc phối hợp và cộng tác ở cấp lưu vực để đối phó với các vấn đề liên quan đến nước gây lo ngại chung, chẳng hạn như cải thiện điều kiện cho việc cung cấp nước địa phương, bảo vệ hệ sinh thái của sông Lancang-Mekong, đối phó với ảnh hưởng tai hại của hạn hán và lũ lụt, và các sự kiện thời tiết cực đoan khác do thay đổi khí hậu gây ra.

Chúng tôi rất cảm ơn sự nhất trí rộng rãi trong hợp tác trong tương lai đạt được giữa các giới chức nước của 6 quốc gia thành viên, gồm có ủng hộ Trung Hoa đã triệu tập Diễn đàn Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong thứ 2nd và Việt Nam đã tổ chức Phiên họp Bộ trưởng lần thứ 2nd về Hợp tác Nguồn nước Lancang-Mekong, tăng cường hợp tác cụ thể về giảm nhẹ hạn hán và lũ lụt, nước uống sạch và dịch vụ vệ sinh, theo dõi tin tức thủy học và tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, hoàn toàn khuyến khích việc xây dựng Diễn đàn Chia sẻ Tin tức Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong qua một cơ chế thích hợp, và nâng cao khả năng của các quốc gia thành viên trong việc quản lý và phát triển khả chấp nguồn nước.

Chúng tôi ủng hộ Nghiên cứu Hỗn hợp về thay đổi Lề lối Của Điều kiện Thủy học của Lưu vực sông Lancang-Mekong và Chấp thuận các Chiến lược của Trung tâm Hợp tác Nguồn Nước Lancang-Mekong và Văn phòng Ủy hội Sông Mekong, sẽ đưa ra các biện pháp kỹ thuật và phi kỹ thuật để đối phó với thay đổi khí hậu.

3. Chúng tôi hoan nghênh tiến bộ đã thực hiện trong hợp tác bảo vệ môi trường Lancang-Mekong, bao gồm tăng cường hợp tác và chia sẻ kiến thức về năng lượng sạch và tái tạo, nỗ lực chung trong việc khuyến khích chuyển tiếp xanh và carbon thấp, và nâng cao khả năng để đối phó với thay đổi khí hậu.  Chúng tôi đồng ý tăng tốc việc thực hiện Chiến lược Hợp tác Môi trường Lancang-Mekong và Sáng kiến Lancang-Mekong Xanh, và sử dụng toàn thể Trung tâm Hợp tác Môi trường Lancang-Mekong, tăng cường trao đổi chánh sách và đối thoại môi trường, và nâng cao hợp tác trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, phẩm chất của không khí, các chương trình nước sạch tiên phong, và hạ tầng cơ sở khả chấp.  Các nỗ lực sẽ được thực hiện để phát triển chung Trung tâm Kiến thức Lancang-Mekong về Carbon Thấp, Xanh, và Hạ tầng Cơ sở Khả chấp, thực hiện các dự án carbon thấp và khả chấp kiểu mẫu của các cộng đồng và trường học, khuyến khích giải pháp dựa vào thiên nhiên bằng cách xây dựng hệ thống bảo vệ rừng đước và nâng cao chia sẻ kiến thức và hợp tác trong việc thích ứng khí hậu.

4. Chúng tôi cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết để 6 quốc gia thành viên cộng tác chặt chẽ với nhau để khuyến khích các mô hình tăng trưởng kinh tế thân thiện với môi trường và sáng tạo để giúp khu vực tái thiết tốt hơn, xanh hơn và thông minh hơn trong kỷ nguyên hậu Covid.  Để thực hiện mục tiêu nầy, nhiều nỗ lực được thực hiện để đưa ra những hành động/biện pháp về Kinh tế Sinh học-Tuần hoàn-Xanh (Bio-Circular-Green Economy (BCG)) và khuyến khích sáng tạo chẳng hạn như thám hiểm ý tưởng của hành lang sáng tạo, là những hệ thống của trung tâm R&D để hỗ trợ các khu kỹ nghệ và kinh tế trong vùng biên giới của khu vực Lancang-Mekong.

5. Chúng tôi khuyến khích hợp tác trong việc quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng, giúp trao đổi và hợp tác để bảo tồn các loại cây và động vật hoang dã hiếm, mậu dịch rừng hợp pháp, phục hồi sinh thái rừng, khuyến khích và phát triển cộng đồng dựa trên sản phẩm rừng, nâng cao cuộc sống địa phương qua nông lâm, và ngăn ngừa cháy rừng hỗn hợp trong vùng biên giới, ngăn ngừa ô nhiễm khói mù, và cộng tác để chống lại việc đốn gỗ trái phép và buôn lậu động vật hoang dã trong nỗ lực để nâng cao khả năng quản lý rừng của các quốc gia Lancang-Mekong.

6. Chúng tôi ghi nhận Phúc trình Nghiên cứu Hỗn hợp về Khuyến khích Cộng hưởng giữa Vành đai Phát triển Kinh tế Lancang-Mekong và Hành lang Thủy Bộ Quốc tế Mới của Trung tâm Toàn cầu về Nghiên cứu Mekong cũng như các đề nghị và biện pháp của Trung Hoa trong việc khuyến khích cộng hưởng.  Các giới chức thích hợp của 6 quốc gia thành viên được khuyến khích để thảo luận các đề nghị và biện pháp để nâng cao nối kết, mậu dịch, đầu tư, thương mại điện tử và hợp tác khả năng sản xuất, tăng tốc chuyển đổi số và sáng kiến khoa học và kỹ thuật, và cùng xây dựng Vành đai Phát triển Kinh tế Lancang-Mekong.

Chúng tôi khuyến khích các cơ quan liên hệ của 6 quốc gia thành viên thực hiện thêm nghiên cứu để hình thành các kế hoạch chi tiết để xây Vành đai Phát triển Kinh tế Lancang-Mekong trong khi khuyến khích cộng hưởng với Hành lang Mậu dịch Thủy Bộ Quốc tế Mới, sẽ nâng cao thêm tính nối kết giữa Trung Hoa và Đông Nam Á qua, đặc biệt, Hành lang Kinh tế Đông-Tây, Hành lang kinh tế Nam-Bắc và Hành lang Kinh tế phía Nam.

7. Chúng tôi nhắc lại Khuôn khổ Hợp tác Hàng không ASEAN-Trung Hoa, và tái xác nhận cam kết của chúng tôi để đào sâu lãnh vực hợp tác hàng không qua tăng cường trao đổi và liên lạc.  Các nỗ lực cũng sẽ được thực hiện để nâng cao hành động giao thông khả chấp và các biện pháp trong LMC để, trong lâu dài, thực hiện việc chuyên chở hành khách và hàng hóa phổ thông, an toàn, có thể đảm đang, sạch và carbon thấp.

8. Chúng tôi tái xác nhận cam kết của LMC để đào sâu hợp tác trong nông nghiệp, giảm nghèo, phát triển nông thôn, du lịch, thể thao, bình đẳng giới tính, phụ nữ, giới trẻ, và người tàn tật để mang lại thêm phúc lợi cho người dân.  Hợp tác trong giáo dục và nhân sự sẽ được nâng cao để giúp các quốc gia Lancang-Mekong huấn luyện thêm chuyên viên khoa học và kỹ thuật và một lực lượng lao động có tay nghề và năng lực cao.

9. Chúng tôi công nhận tầm quan trọng của việc tài trợ cho phát triển khả chấp trong khu vực, hoan nghênh Danh sách các Dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Đặc biệt của LMC năm 2021 được Trung Hoa loan báo, và kêu gọi nâng cao thêm phẩm chất của dự án và hiệu năng thực hiện để tạo nên ảnh hưởng lớn hơn và phục vụ tốt hơn cho việc phát triển kinh tế xã hội của 6 quốc gia thành viên.

10. Chúng tôi tái xác nhận việc tăng cường đa phương trong việc hỗ trợ hợp tác toàn thắng để đối phó với những thách thức và bảo đảm lợi ích cho tất cả các quốc gia LMC.  Cam kết với nguyên tắc mở rộng và toàn bộ, chúng tôi đồng ý cỗ vũ cộng hưởng nhiều hơn và các nỗ lực phát triển có phối hợp giữa LMC và các tổ chức khu vực khác cũng như các khuôn khổ hợp tác tiểu vùng gồm có Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations (ASEN)), Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy (ACMECS)), Chương trình Hợp tác Kinh tế Tiểu vùng Mekong và vùng Phụ cận (Greater Mekong Subregion Economic Cooperation Preogramme (GMS)) và Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).  Các tổ chức và cơ quan quốc tế khác chẳng hạn như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á Châu (AIIB) và Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) cũng được hoan nghênh để góp phần với LMC trong việc khuyến khích Cộng đồng ASEAN xây dựng và kết hợp kinh tế khu vực.

.

No comments:

Post a Comment