(Lancang-Mekong Cooperation: Present and Future of the Mekong Rivre Basin)
Richard Grünwald – Bình Yên Đông lược dịch
Yunnan University – June 2020
Phiên họp Thượng đỉnh Hợp tác Lancang-Mekong lần thứ 1st tại Sanya (Tam Sa),
Trung Hoa. [Ảnh: LMC]
Tóm tắt
Mục đích chánh của bài nầy là phân tích vai trò của Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) và thám hiểm các cột mốc và thách thức hiện nay trong khung cảnh hợp tác nước khu vực. LMC tiêu biểu cho một hình thức đặc biệt của diễn đàn tiểu khu vực được thiết lập trong năm 2016 bởi chánh phủ Trung Hoa. Mục đích của tổ chức liên chánh phủ nầy là khuyến khích hợp tác khu vực giữa 6 quốc gia duyên hà (Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam) và bảo đảm phát triển khả chấp tiểu vùng Lancang-Mekong. Kết quả cho thấy, mặc dù LMC không đạt được tất cả các tiêu chuẩn để trở thành một Tổ chức Lưu vực Sông (River Basin Organization (RBO)) đúng nghĩa, nó vẫn không ngừng phát triển và phổ biến rộng rãi trong các quốc gia duyên hà. Hiện nay, theo kho dữ kiện RBOs của Đại học Tiểu bang Oregon (2019), có thể xác nhận 3 RBOs quốc tế cùng nhau bảo đảm cho việc hợp tác nguồn nước xuyên biên giới ở Đông Nam Á. Tác giả kết luận rằng mặc dù LMC tạo nên nhiều cơ hội để phát triển thêm sông, LMC vẫn chưa đạt đến tiềm năng tối đa và đối mặt với một vài thách thức. Dữ kiện được thu thập bằng cách phân tích các tài liệu chánh thức và từ văn kiện phụ liên quan đến LMC và việc phát triển sông Mekong. Tác giả áp dụng khái niệm ngoại giao nước nhiều đường và so sánh thành quả hiện nay của LMC với các RBOs khác để mô tả vai trò của các RBOs trong việc quản lý nước xuyên biên giới (transboundary water management (TWM)). Kết quả của bài viết nầy do đó có thể áp dụng cho các trường hợp nghiên cứu khác ở đó các RBOs có một vị thế mạnh trong việc hình thành TWM và nơi Trung Hoa đang xây dựng việc hợp tác khu vực có thể đứng vững được.
Phần mở đầu
Sông Mekong là một trong những sông quốc tế lớn nhất ở Đông Nam Á (ĐNA). Sông Mekong được chia sẻ bởi 6 quốc gia duyên hà (Trung Hoa, Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam) và vì thế tạo nhiều động cơ để hợp tác nguồn nước xuyên biên giới trong khu vực. Mãi đến thập niên 1990s, chỉ có 3 Tổ chức Lưu vực Sông (River Basin Organizations (RBOs)) củng cố việc quản lý nước xuyên biên giới (transboundary water management (TWM)) và đối phó với việc cai quản nước xuyên biên giới (transboundary water governance (TWG)) cho Lưu vực sông Mekong hện hữu. Năm 2016, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thành lập Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) như một tổ chức liên chánh phủ để khuyến khích hợp tác nước khu vực được tài trợ bởi Sáng kiến Vành đai và Con đường (One Belt, One Road Initiative (OBOR))2. Mặc dù hiện nay LMC đại diện cho một hình thức đặc biệt của diễn đàn hợp tác tiểu khu vực được xây dựng trên chủ nghĩa “tinh thần bình đẳng, trợ giúp lẫn nhau và hợp tác hết mình” (Xinhua, 2017), một số học giả nói rằng LMC chỉ là một kiểu đầu tiên của Trung Hoa để “tài trợ phát triển [hạ tầng cơ sở] và phát triển tài chánh [của Trung Hoa ở nước ngoài]” (Motta – Mathews, 2017).
Mục đích chánh của bài viết nầy là phân tích vai trò của LMC đối với TWM, xem xét sự khác biệt giữa LMC và các RBOs khác trong Lưu vực sông Mekong, và để cho thấy các cột mốc và thách thức hiện nay trong khung cảnh hợp tác nước khu vực. Bài được chia thành nhiều phần. Phần đầu phác họa ngoại giao nước nhiều đường và mô tả sự thích hợp của RBOs trong TWM. Phần hai dành cho việc tiến hóa của 3 RBOs hiện có trong Lưu vực sông Mekong dựa theo Kho Dữ kiện RBO (OSU, 2019). Phần ba chú trọng đến việc tiết lộ nền tảng lịch sử và tái xét các thách thức hiện nay của LMC. Chương thứ 4th được dành cho việc thảo luận về các thách thức hiện thời đối với LMC bằng việc củng cố TWM thật sự trong Lưu vực sông Mekong. Tác giả sử dụng các tài liệu chánh thức, văn kiện chánh sách và các diễn văn khác từ truyền thông chánh thức của nhà nước Trung Hoa (Xinhua) và kết hợp chúng với việc phân tích các văn kiện phụ liên quan đến LMC và ngoại giao nước của Trung Hoa. Dữ kiện thu thập được về LMC được dùng như một hướng dẫn để mô tả sự tiến hóa của ngoại giao nước Trung Hoa trong Lưu vực sông Mekong và để đưa LMC vào một khung cảnh chánh trị nước rộng lớn hơn. Động lực của các RBOs cũng được quan sát qua “Kho Dữ kiện Sự kiện Hợp tác Nước Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Cooperation Event Database)” (1995-2015) do Đại học Vân Nam thiết kế (Feng et al., 2019).
1. Ngoại giao nước nhiều đường và vai trò của RBOs đối với TWM
Ngoại giao nước là một phần của ngoại giao cỗ vũ các lợi ích có thể chấp nhận được từ việc sử dụng nước, làm tròn bổn phận công dân đối với nước và làm dễ dàng cho nhiều bên liên hệ trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế khác nhau đối với các nguồn nước chung (Pangare, 2014; Marshall-Salamé-Wolf, 2017). Ngoại giao nước có thể cũng được xem như một công cụ chánh trị để thực hiện một số mục đích ngoài nước chẳng hạn như ổn định, an ninh, hòa bình, và hợp tác (Scheimer, 2013). Nói cách khác, ngoại giao nước đại diện cho tất cả các biện pháp được thi hành bởi nhà nước và các diễn viên ngoài nhà nước để xây dựng TWM bình đẳng, khả chấp và hòa bình hơn (Hutjens et al., 2016: 3). Các bên liên hệ có thể được thấy trong cả thành phần nhà nước và quần chúng, và gồm có giới truyền thông khác nhau, NGOs, các cơ quan chánh phủ, các tổ chức nhà nước, những mạnh thường quân, và cộng đồng quốc tế. Mặc dù quyền hạn của quốc gia tối thượng và các tổ chức do nhà nước điều hành khác thường là những nhân vật then chốt trong ngoại giao nước, các diễn viên ngoài nhà nước cũng rất quan trọng cho TWM. Thí dụ, họ có thể giúp trong các tiến tình thương thảo khác nhau, cung cấp thêm các phúc trình kỹ thuật, cung cấp việc hỗ trợ pháp lý cho các cộng đồng ở địa phương, huấn luyện các quản đốc nước và nông dân ở địa phương, làm dễ dàng sự liên lạc giữa các tổ chức của nhà nước, phổ biến tin tức làm sáng tỏ trong quần chúng, tổ chức các buổi họp không chánh thức hay giảm bớt căng thẳng chánh trị đối với nước (Yasuda, 2018).
Trong bài nầy, tôi áp dụng khái niệm ngoại giao nước nhiều đường được phát triển bởi Patrick Hutjens, Yumito Yasuda, Ashok Swain, Rens de Man, Bjørn-Oliver Magsig và Shafiqul Islam (2016), xem xét tác động qua lại của các bên liên hệ bên trong các lưu vực sông quốc tế trong một thể liên tục có 3 đường. Thể liên tuc nầy thay đổi với sự hình thành, loại diễn viên và mục đích của nó, và cho thấy các bên liên hệ can dự như thế nào trong TWM. Đường I đại diện cho sự liên lạc song phương giữa chánh phủ và các tổ chức của nhà nước khác. Đường I gồm có các diễn viên cao nhất và dễ nhận thấy nhất trong TWG ủy thác các diễn viên nhà nước phụ hay ngoài nhà nước để bảo đảm an ninh nước quốc gia3. Đường II có thể được xem như một đối thoại không chánh thức giữa những cá nhân có đặc quyền (chẳng hạn như lãnh đạo của các học viện, tôn giáo, NGOs, và các xã hội dân sự) để cung cấp hướng dẫn, phản hồi, và các loại đề nghị về cách để cỗ vũ hợp tác nước trong những vùng nhất định. Trong một số trường hợp, các viên chức cao cấp cũng có thể cộng tác với các diễn viên ngoài nhà nước để giải quyết các xung đột khác nhau trong TWM4. Đường III kết hợp cả Đường I lẫn Đường II, và mở ra đối thoại hợp tác cho các bên liên hệ ở nhiều cấp và một cử tọa rộng rãi hơn, gồm có các cơ quan đô thị và tỉnh, các hãng nghiên cứu, các đại học, NGOs, và các tổ chức xã hội dân sự. Dữ kiện dùng để phân tích ngoại giao nước nhiều đường thường được thu thập từ các buổi phỏng vấn với các bên liên hệ và phân tích nội dung của các tài liệu chánh thức, các văn bản chánh sách, và các diễn văn khác. Phương pháp nầy có giá trị vì nó kiểm soát lẫn nhau giữa nghiên cứu tại chỗ và nghiên cứu ở văn phòng. Tuy nhiên, khuyết điểm của phương pháp nầy là mất thời gian và khả năng lệch hướng cao của tin tức từ các buổi phỏng vấn.
Để mô tả tác động qua lại của các biên liên hệ, tôi quyết định thử nghiệm ngoại giao nước nhiều đường bằng RBOs thường là các tổ chức điều hành ngoại giao nước (GWP, 2009). RBOs là một trong những tổ chức liên chánh phủ xưa nhất và được thiết lập chủ yếu để làm dễ dàng việc đi lại và khuyến khích an ninh nước khu vực của thủy lộ. Từ thế kỷ 19th, vai trò của RBOs từ từ bành trướng vào các diễn đàn toàn lưu vực vững chắc có thể “tiêu chuẩn hóa các chánh sách nước trên khắp các quốc gia, cung cấp một vũ đài đối thoại cho các bên liên hệ đa dạng và bảo đảm hợp tác nước có thể đứng vững ngay trong các biến chuyển khu vực, tan rã chánh trị hay xung đột võ trang” (Gerlak 2019: 6 cit. in Scjeimer, 2013: 23). RBOs, do đó, đại diện “các hình thức hợp tác được tổ chức hóa dựa trên các thỏa thuận quốc tế ràng buộc bao trùm vùng địa dư của lưu vực sông hay hồ quốc tế đã được xác định bởi nguyên tắc, quy định, luật lệ hay cơ chế cai quản” (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 8). Ngoài ra, theo Susane Scheimer, Andrea K. Gerlak, và Sabina Schultze (2013: 9-12), có 3 chỉ dấu để xác định RBOs.
Chỉ dấu thứ nhất được gọi là “quốc tế hóa” và bao gồm cả sự ràng buộc của luật quốc tế lẫn ràng buộc chánh trị cung cấp bởi các quốc gia thành viên của RBO (Bernauer, 1995: 352). Rồi mỗi RBO phải giám sát một nguồn nước nhất định (thí dụ như sông, hồ, tầng nước ngầm hay băng sơn) chia sẻ bởi 2 hay nhiều quốc gia duyên hà, dựa trên các hiệp ước ràng buộc pháp ý hay chánh trị, và cho thấy cam kết để quản lý nguồn nước quốc tế ra ngoài cấp quốc gia (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 9-10). Chỉ dấu thứ hai gọi là “tổ chức hóa” chiếm mức độ thường trực, cơ cấu của tổ chức, và khả năng của ROB để hành động độc lập trong hệ thống quốc tế (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 11). RBOs phải có thể thực hiện các nghiên cứu khoa học, khuyến khích cải tạo liên quan đến nước, thi hành luật nước quốc tế, và khuyến khích các dạng hợp tác nước khác. RBOs cũng phải minh bạch và đa dạng hóa nguồn lợi tức giữa các mạnh thường quân và các thành viên. Chỉ dấu cuối cùng để xác định một RBO được gọi là “cai quản” và gồm có các nguyên tắc, quy định, luật lệ, và các cơ chế cai quản nước khác nhau có thể thấy trong các hiệp ước thành lập của RBO, các văn kiện chánh sách và các tài liệu chánh thức khác (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 11). Trước hết, mỗi RBO cần hình thành một số nguyên tắc để làm tiêu chuẩn cho việc cai quản và chia sẻ nguồn nước quốc tế. Những nguyên tắc nầy bao gồm sự tin tưởng tổng quát về việc bảo vệ môi trường của lưu vực một cách khả chấp và bình đẳng, nghĩa vụ không gây nguy hại đáng kể hay thuyết phục không khai thác quá mức nguồn nước quốc tế cho các mục đích kinh tế xã hội (Scheimer, 2013: 23). Thứ nhì, RBOs cần thiết lập những quy định phác họa các nghĩa vụ, quyền và cam kết để các quốc gia duyên hà đối xử với TWM. Những quy định nầy có thể đưa đến việc bảo vệ môi trường chặt chẽ hơn, gia tăng đầu tư hỗn hợp trong nhiều dự án nước khác nhau hay phát triển thêm sông trong các thành phần kinh tế. Thứ ba, RBOs cần có những luật lệ ràng buộc để áp dụng các nguyên tắc và quy định. Những luật lệ nầy đều có đặc tính sai khiến và cấm đoán và có thể bao gồm việc phân phối nước, đòi hỏi thông báo trước cho các quốc gia duyên hà khác hay các giới hạn liên quan đến nước (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 12). Tuy nhiên, thiết kế và hậu quả tổng quát cho việc bất tuân những nghĩa vụ đó vẫn tùy thuộc vào sự tự nguyện của các quốc gia duyên hà bám chặt với hiệu quả của RBOs (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 19). Thứ tư, mỗi RBO phải có các cơ chế cai quản nước để cung cấp các công cụ pháp lý trong việc theo đuổi các mục tiêu và phát triển nghị trình. Những cơ chế như thế thường liên quan đến việc cai quản tốt, chia sẻ dữ kiện và tin tức, thiết kế các cơ chế để giải quyết tranh chấp, hay tái định nghĩa các lề lối của TWM có tiềm năng đi sâu vào việc hợp tác nước (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 11-12; Scheimer, 2013: 23).
Hiện nay, có trên 116 RBOs (OSU, 2019). Hầu hết là những tổ chức không chính thức, cố vấn, không ràng buộc và hoàn toàn lệ thuộc cả về tài chánh lẫn luật pháp đối với các quốc gia duyên hà (chẳng hạn như các ủy ban và hội đồng nước). Tuy thế, có thể có các tổ chức chánh thức, độc lập, và phối hợp đa quốc gia (chẳng hạn như các ủy hội nước và cơ quan quản trị nước) (Wingqvist-Nilson, 2015: 7-8) rất cần thiết cho loại nghiên cứu nầy. Hiệu quả của RBOs tùy thuộc vào một số yếu tố. Trước hết, có những yếu tố ngoại sinh liên quan đến quản lý rủi ro, số và khả năng của các bên liên hệ, và mối liên hệ sức mạnh giữa các quốc gia duyên hà. Thứ nhì, có những yếu tố nội sinh liên quan đến cơ cấu tổ chức, trách nhiệm, nguồn lợi tức, và mức lệ thuộc vào các bên liên hệ (Scheimer, 2013: 26-40; Wingqvist-Nilson, 2015: 5). Bất kể các yếu tố nầy, vấn đề thách thức nhất vẫn là sự cam kết ở các cấp của các bên liên hệ trong TWM nơi các RBOs thiếu các cơ chế có hiệu quả để can thiệp thêm. Cho đến nay, không có một cơ chế tuyệt hảo để có sự quân bình giữa việc tham gia của nhiều bên liên hệ và việc tham gia của chúng trong TWM (Yasuda, 2018). Với quá nhiều bên liên hệ, tiến trình thương thảo có thể trễ nải và không có hiệu quả. Với quá ít bên liên hệ, RBO có thể không quan trọng một số vấn đề trong TWM hay có hành động thiên vị với các nhóm có đặc quyền có thể va chạm với các bên liên hệ khác. Vì thế, tìm cách để có sự tham gia tốt hơn của nhiều bên liên hệ bên trong các RBOs là ước tính sự đóng góp của họ cho việc hợp tác nước thật sự, đánh giá phản hồi, và tìm sự hiểu biết hỗ tương thay vì chỉ nới rộng đặc quyền và trách nhiệm của họ trong TWG (Yasuda, 2018). Để kết luận, RBOs đại diện cho một hình thức tổ chức quan trọng của hợp tác toàn lưu vực được thiết kế để vượt qua những xung đột nước khác nhau bằng cách cung cấp các cơ chế ràng buộc pháp lý cho TWG đối với các nguồn nước chung (Scheimer-Gerlak-Schultze, 2013: 3-4).
2. Hợp tác nước trong Lưu vực sông Mekong
Kể từ thập niên 1990s, hợp tác nước trong Lưu vực sông Mekong được dễ dàng nhờ 3 RBOs5 – Sáng kiến Tiểu vùng Mekong và Phụ cận (Greater Mekong Sub-region Initiative (GMS), Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)), và Hợp tác Phát triển Lưu vực Mekong ASEAN (ASEAN Mekong Development Cooperation (AMBDC)). RBO đầu tiên, GMS, được thành lập năm 1992 như một chương trình đầu tư của Ngân hàng Phát triển Á Châu (Asian Development Bank (ADB)). GMS được thiết kế “để nâng cao mối liên hệ kinh tế của tất cả 6 quốc gia duyên hà, tăng cường nối kế hạ tầng cơ sở, làm dễ dàng mậu dịch xuyên biên giới, đầu tư, và du lịch, nâng cao thành phần tư nhân, phát triển nhân lực và khuyến khích việc sử dụng khả chấp tài nguyên thiên nhiên chung” (ADB, 2002: 3). Thật vậy, lúc đầu GMS đã bố trí một số cơ chế hợp tác và phác họa việc kết hợp kinh tế chánh trị có kiểm soát trong một vài thành phần kinh tế (ADB, 2008: 1). Từ năm 1998, GMS đã tăng tốc việc phát triển kinh tế qua 3 “hành lang kinh tế” (Đông-Tây, Bắc-Nam, và Nam) đã nới rộng lợi ích từ hợp tác liên quốc gia trong các vùng xa hơn, tối ưu hóa đầu tư trên khắp các thành phần kinh tế khác nhau, và nối kết có hiệu quả các quốc gia duyên hà với các sáng kiến khu vực khác. Là một phần của chiến lược, GMS cũng hỗ trợ các đặc khu kinh tế dọc theo biên giới để tăng cường sự nối kết nông thôn-đô thị, khuyến khích mậu dịch xuyên biên giới và nối các quốc gia duyên hà vào một hệ thống đường sá rộng lớn hơn (ADB, 2018: 4).
Mặc dù GMS không có quan hệ với TWM, GMS gần đây đã tích cực hơn trong TWM bằng cách hỗ trợ “Chương trình Môi trường Cốt lõi GMS (GMS Core Environment Program (CEP)), và qua việc trao đổi tin tức và liên lạc đã nâng cao hợp tác nước khu vực. Tính phổ biến của GMS, do đó, nằm trong định hướng kinh tế riêng biệt và các điều lệ nhân hậu cho các quốc gia thành viên. Mặt khác, GMS cũng có một số khuyết điểm. Trước hết, ngân sách của GMS (khoảng 7 tỉ USD hiện nay) lệ thuộc rất cao vào ADB và những mạnh thường quân ngoại quốc khác thay vì các quốc gia thành viên (ADB, 2008: i). Thứ nhì, GMS không có khả năng để tăng cường hợp tác nước khu vực và xây dựng tin cậy giữa các quốc gia thành viên cho đến năm 2002 khi tầm nhìn chung về hợp tác trong tương lai được thiết lập (ADB, 2008: 1). Thứ ba, GMS thiếu các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ cho TWM và không cứu xét xung đột quyền lợi đang dâng cao do việc phát triển nhanh chóng hạ tầng cơ sở và phá rừng trong lưu vực. Ngoài ra, ngay với việc phê chuẩn Kế hoạch hành động GMS mới (2018-2022) để cải thiện một số mục tiêu của GMS, hầu hết những thay đổi vẫn còn lờ mờ (ADB, 2018).
Môt RBO nổi bật khác là MRC được thành lập năm 1995 qua Thỏa ước Mekong. MRC chịu ảnh hưởng nặng nề di sản của Ủy ban Mekong (Mekong Committee (MC)) mà mãi đến thập niên 1990s được xem như một kiểu mẫu của hợp tác nước tích cực (Wolf, 2007: 243). So sánh với GMS, MRC chỉ có 4 quốc gia duyên hà (Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam) và cung cấp trợ giúp phức tạp hơn cho TWM, gồm có việc sử dụng có hiệu quả, phát triển khả chấp, và bảo vệ môi trường cho các môi trường ở địa phương trong lưu vực sông Mekong. MRC cũng làm dễ dàng sự liên lạc giữa các quốc gia thành viên và bảo đảm việc tuân thủ luật lệ quốc tế, các dàn xếp quốc tế, và các tiêu chuẩn chia sẻ nước khác. Sau khi được thành lập vào năm 1995, MRC trải qua một vài cải tổ về tổ chức. Lần đầu là việc duyệt lại Thủ tục Thông báo, Tham vấn Trước và Thỏa thuận (Procedure for Notification, Prior Consultation and Agreement (PNPCA)) mà nay chỉ theo dõi việc phát triển trên dòng chánh thay vì toàn thể lưu vực. Thay đổi nầy đưa đến phát triển thủy điện “không kiểm soát” trên các phụ lưu và trở thành một nguồn xung đột quyền lợi mới giữa các quốc gia duyên hà. Ảnh hưởng của PNPCA đối với TWM thấp hơn sau tháng 11 năm 2012 khi chánh phủ Lào chánh thức từ chối đình chỉ tiến trình xây cất đập Xayaburi. Mặc dù bị chỉ trích mạnh mẽ từ các quốc gia duyên hà khác, “Lào đã thực hiện đầy đủ tất cả những bổ sung trong việc tham vấn với các bên liên hệ, đánh giá pháp lý của dự án Xayaburi, và kết luận rằng đập Xayaburi tuân thủ các hướng dẫn thiết kế của MRC” PPLC, 2011: 14; Yasuda, 2015: 117-121). Thứ nhì, ngân sách của MRC (hiện nay khoảng 15 triệu USD), tương tự như GMS, phụ thuộc mạnh mẽ vào mạnh thường quân bên ngoài đại diện đa số của ngân quỹ của MRC (Haefner, 2016: 50). Gánh nặng tài chánh nằm ở mạnh thường quân cùng lúc giới hạn hoạt động của MRC, làm giảm tính độc lập, và tạo ra xung đột quyền lợi giữa các bên liên hệ. Thứ ba, MRC không có liên hệ với tất cả các quốc gia duyên hà. Trung Hoa và Myanmar chỉ là đối tác đối thoại có ít trách nhiệm đối với TWM và hoàn toàn không có giới hạn trong việc sử dụng nguồn nước chung.
Mặc dù MRC cố gắng để duy trì di sản khách quan từ thời MC, MRC vẫn là một “con cọp giấy” (Backer, 2007: 37) bỏ chạy khi đối đầu trực tiếp với thành viên (Cosslett-Cosslett, 2014: 122-123) và duy trì “tinh thần hợp tác nước” bằng mọi giá. Mỉa mai thay, dựa vào các kế hoạch chia sẻ nước dựa trên luật lệ và các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ (thí dụ như sử dụng bình đẳng, nguyên tắc không gây hại) thay vì chia sẻ lợi ích và xây dựng tin cậy hỗ tương giữa các quốc gia duyên hà (Backet, 2007: 37) đóng góp vào sự sụt giảm tính thu hút chánh trị và làm giảm ảnh hưởng của MRC đối với TWM. Mặt tiêu cực thứ hai của MRC là sự xung đột lịch sử lâu dài giữa các quốc gia thành viên. Những thí dụ như thế có thể tìm thấy giữa Thái Lan và Việt Nam, cả hai cạnh tranh để lãnh đạo MRC trên danh nghĩa (Sneddon-Fox, 2006: 192), hay không thể thích ứng cơ cấu tổ chức của MRC cho đối tác đối thoại.6 Thứ ba, từ năm 2016, MRC đương đầu với sự sụt giảm từ từ ngân quỹ từ các mạnh thường quân để phát triển sông hỗn hợp vì việc tái tổ chức nhân sự nhanh chóng, quá lệ thuộc vào mạnh thường quân, và các dự án được đề nghị kém thích đáng (MRC, 2016).
RBO hiện hữu sau cùng là AMBDC được thành lập vào năm 1996 và gồm có 11 quốc gia, gồm tất cả 6 quốc gia duyên hà trong lưu vực sông Mekong (ASEAN, 1996). Tương tự như GMS, AMBDC cỗ vũ việc phát triển kinh tế tiểu vùng, nâng cao đối thoại chánh sách giữa các thành viên, và đẩy mạnh liên kết kinh tế và liên lạc các thành phần giữa các quốc gia ASEAN (ASEAN, 1996). AMBDC cũng tìm cách để cải thiện việc phân phối tài nguyên thiên nhiên (Sunchindah, 2005) và cung cấp hòa giải trong những tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia ASEAN. Những tranh chấp như thế có thể được nhận thấy ở các quần đảo Paracel (Hoàng Sa) và Spratley (Trường Sa) trong Biển Đông, kiện tụng Thái-Cambodia về đến Prteah Vihear, hay thiếu tôn trọng lẫn nhau giữa các chuyến tuần tiểu cảnh sát xuyên biên giới ở Tam giác Vàng và eo biển Malacca. Tuy nhiên, những nỗ lực nầy không kiên định góp phần vào việc phung phí tài nguyên của AMBDC vào các dự án kinh tế-con người trùng lấp (Feng et al., 2019: 66; Parks et al., 2018: 47; Tomas-Vilamyaor et al., 2016: 243).
Một hoạt động đáng chú ý khác của AMBDC dựa trên việc phối hợp với các RBOs, mạnh thường quân, và các chương trình hợp tác khác. Từ năm 2002, AMBDC đã đẩy mạnh hợp tác trong an ninh nước khu vực, tăng cường việc tham gia của nhiều bên liên hệ trong tiến trình lấy quyết định, và thực hiện các nguyên tắc bình đẳng và sử dụng hợp lý trong thực hành (Sunchindah, 2005). Không như các RBOs khác, AMBDC là một loại hải đăng thu hút các bên liên hệ Trung Hoa đến gần hơn với đối thoại với các quốc gia ASEAN. Rồi AMBDC bị giới hạn hành động như một diễn đàn đặc biệt để làm dễ dàng việc chuyển tiếp kinh tế, khuyến khích kết hợp xuyên biên giới và khuyến khích ràng buộc kinh tế chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên để làm giảm xung đột quyền lợi tiềm tàng (Goh, 2007: 26-27). Một khuyết điểm khác của AMBDC là cơ chế hợp tác yếu kém phần lớn liên quan đến đặc ân thay vì trách nhiệm của các quốc gia thành viên và thiếu sự hiểu biết tập thể giữa các quốc gia miền biển và đất liền về nghị trình chánh trị của AMBDC (Parks et al., 2018: 5; Ho-Pitakdumrongkit, 2019).
3. Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) – sự trỗi dậy của một RBO mới?
Câu chuyện của LMC bắt đầu trong năm 2012 khi Thái Lan đề nghị Sáng kiến Phát triển Khả chấp Tiểu vùng Lancang-Mekong (Initiative of Sustainable Development of the Lancang-Mekong Sub-region). Sáng kiến nhận được phản ứng tích cực và đã thúc giục Thủ tướng Li Keqiang (Lý Khắc Cường) của Trung Hoa tại Thượng đỉnh Trung Hoa-ASEAN thứ 17th (2014) để thiết lập hợp tác chặt chẽ hơn giữa các quốc gia Mekong. Vào tháng 11 năm 2015, Trung Hoa phát động LMC như một phần của nghị trình ngoại giao và nghệ thuật quản lý kinh tế của Trung Hoa (Chheang, 2018: 2). Lúc đầu, LMC chỉ là một tầm nhìn để khuyến khích phát triển kinh tế-xã hội trong Tiểu vùng Lancang-Mekong, thiết kế TWM khả chấp, và huy động ngân quỹ của OBOR trong thực hành7. LMC hoàn toàn bổ sung với các nguyên tắc và mục tiêu của OBOR. Ngoài ra, với ngân quỹ của OBOR, LMC có một “vị thế đáng chú ý trên thế giới” mà cuối cùng có thể tái tạo những lo ngại của các quốc gia ĐNA về hợp tác “toàn diện” của Trung Hoa (Hong, 2016: 25-26; Wei, 2017: 383; Williams, 2018: 10-11).
Những mong ước của Trung Hoa đã thành sự thật trong tháng 3 năm 2016 ở Phiên họp Lãnh đạo LMC lần thứ 1st khi các đại diện chánh trị cao cấp từ tất cả các quốc gia duyên hà công bố Tuyên cáo Sanya (Tam Sa) để thành lập một khuôn khổ tổng thể cho TWM. Tuyên cáo Sanya ấn định 5 lãnh vực hợp tác ưu tiên gồm có việc chú trọng đến “nối kết, khả năng sản xuất, hợp tác kinh tế xuyên biên giới, thủy lợi, nông nghiệp, và giảm nghèo” (LMC, 2016). Kể từ đó, LMC đã bắt đầu thúc đẩy kết hợp kinh tế xã hội khu vực, cải thiện tính cạnh tranh, tăng cường tin cậy hỗ tương, và đối phó có hệ thống với các vấn đề an ninh ngoại lệ (LMC, 2016). Một số tác giả, tuy nhiên, cho rằng sự chú ý mạnh mẽ của Trung Hoa trong việc phát triển LMC phát xuất từ việc giành quyền kiểm soát đáng kể trong Tiểu vúng Mekong, giới hạn ảnh hưởng của các diễn viên bên ngoài (nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản)8 và khuyến khích phối hợp với OBOR sẽ đẩy ngoại giao láng giếng của Trung Hoa đến trước (Biba, 2018; Middleton-Allouche, 2016).
Một mốc khác của LMC có thể được nhận ra qua Phiên họp Thượng đỉnh LMC lần thứ 2nd vào tháng 1 năm 2018, khi Kế hoạch Hành động 5-Năm của Hợp tác Lancang-Mekong (FYP LMC 2018-2022) được chấp thuận (LMC, 2018). FYP LMC 2018-2022 được loan báo theo Tuyên cáo Sanya và chánh thức tái xác nhận để đẩy mạnh hợp tác thực tế dựa trên chia sẻ lợi ích, đào sâu tính nối kết với các cơ chế hợp tác tiểu vùng hiện hữu và khuyến khích OBOR và các chương trình phát triển thích hợp khác trong các quốc gia Mekong (LMC, 2016). Năm 2018, Trung Hoa đề nghị nới rộng các lãnh vực hợp tác, gia tăng số dự án đề nghị, và nâng cao hợp tác nước qua trao đổi kỹ thuật, nâng cao khả năng, quản lý hạn hán và lũ lụt, chia sẻ dữ kiện và tin tức, và nghiên cứu và phân tích chung (Dong, 2018). Tuy nhiên, vẫn còn xa để cứu xét LMC như một RBO đúng nghĩa vì LMC phần lớn vẫn là một sáng kiến với định hướng dự án được giám sát bởi các chánh phủ với sự tham gia hạn chế của nhiều bên liên hệ.
Hiện nay, 2 tổ chức quan trọng dưới sự bảo trợ của LMC có thể được nhận ra. Tổ chức thứ nhất được gọi là Trung tâm Hợp tác Thủy lợi Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Water Resources Cooperation Center (LMWRCC) cung cấp hỗ trợ tổng thể cho việc thực hiện FYP LMC 2018-2022 và phát triển các giải pháp thay thế mới cho việc hợp tác thêm nước khu vực. LMWRCC cùng với Hợp tác Nước Toàn cầu (Global Water Partnership (GWP)) cũng thảo luận việc thành lập Diễn đàn Nhiều Bên liên hệ Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Multi-stakeholders Platfor (LMMP) để giúp vượt qua những thách thức khác nhau, đem lại các giải pháp khả chấp và làm dễ dàng kiến thức chung với các bên liên hệ ở các cấp (Tun, 2018). Cho đến nay, tầm nhìn của LMMP được tham vấn liên tục với nhiều chuyên viên nước khác nhau tại một số hội thảo công tác, phiên họp và ngay trên diễn đàn nội bộ trên mạng của GWP nơi họ có thể cho ý kiến (Yasuda, 2018). Tổ chức thứ hai là Trung tâm Hợp tác Môi trường Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Environmental Cooperation Center (LMEC)) để khuyến khích bảo vệ môi trường và làm dễ dàng việc thương thảo giữa các chánh quyền địa phương, các chuyên viên môi trường, và các NGOs môi trường (LMEC, 2019). LMEC cùng với LMWRCC cũng đáp ứng với các thách thức kinh tế toàn cầu và khủng hoảng lương thực qua việc “quản lý tranh chấp, chia sẻ quy hoạch tầm nhìn, và nhất trí xây dựng [mà không] làm tổn thương tính khả chấp của hệ sinh thái quan trọng” (GWP, 2000: 22; Houdret-Kramer-Carius, 2010: 8). Một khuôn khổ như vậy được thừa nhận rộng rãi như Quản lý Thủy lợi Kết hợp (Integrated Water Resources Management (IWRM)) và trình bày việc quy hoạch đô thị có hệ thống và các tiến trình quản lý sông tìm kiếm những chọn lựa thích hợp thay vì các giải pháp tối hậu cho việc phát triển môi trường và con người khả chấp (Smith-Cluasen, 2017: 9). Tương tự như trường hợp của LMMP, IWRM có thể bao gồm khái niệm của TWG sáng tạo. Tuy nhiên, kể từ năm 2006 khi khái niệm được giới thiệu, không có đồng thuận về cách áp dụng IWRM trong thực tế (Cook-Bakker, 2012). Mặc dù một số người cố gắng theo MRC để thực hiện IWRM trong thực tế có thể được nhận ra (MRC, 2017), các thủ tục của IWRM vẫn còn hạn chế trong một số thành phần.
Một qui mô khác của LMC nằm trong việc giữ di sản hợp tác khu vực của Trung Hoa và mở rộng cái bánh lợi ích bên trong các quốc gia duyên hà. Nhằm mục đích nầy, giới chức Trung Hoa thường dựa trên nguyên tắc “Tinh thần Mekong” của hợp tác nước9 (MWR, 2017; FYP LMC 2018-2022; Xinhua, 2018a) tượng trưng cho khả năng thành tựu, hài hòa, và thịnh vượng giữa các quốc gia. Nguyên tắc được biết đến một cách rộng rãi từ thập niên 1950s khi MC dùng từ ngữ nầy để tăng tốc hợp tác nước khu vực và khuyến khích phát triển sông chung giữa các quốc gia MC (Sneddon-Fox, 2006: Backer, 2007: 38). Từ đó về sau, “Tinh thần Mekong” từ từ biến hóa và đã trở thành một biểu hiện không chánh thức của thiện ý, một hình thức của biện minh không đắn đo của quyền lợi kinh tế và một động lực mãnh mẽ để bảo đảm mối liên hệ thủy chánh trị mong manh giữa các quốc gia (Grünwald, 2018: 97). Rồi giới chức Trung Hoa kết hợp nguyên tắc nầy vào LMC để tạo uy tín cho việc phát triển thêm lưu vực được hậu thuẫn của các nhà đầu tư Trung Hoa và để nhuộm một hình thức đặc biệt của “ân nghĩa chư hầu”10 gián tiếp nhắc nhở các quốc gia “làm thế nào để hài lòng Trung Hoa” để trao đổi “sự bảo trợ anh em” của sông Lancang-Mekong của Trung Hoa (LMC, 2016; Mathews and Motta, 2017; Urban-Siciliano-Nordensvard, 2018). Mặc dù Trung Hoa bị chỉ trích vừa phải vì những tranh chấp lãnh thổ kéo dài ở Biển Đông, mối quan hệ căng thẳng với Taiwan (Đài Loan), hay tranh chấp biên giới thường trực trong vùng Himalayas với Ấn Độ, con số sự kiện hợp tác bên trong Tiểu vùng Mekong vẫn làm lu mờ các xung đột hiện nay (PWCMT, 2018)11. Ngoài ra, Trung Hoa qua OBOR và LMC đầu tư nhiều nỗ lực để khuyến khích ổn định khu vực và xây dựng tin cậy hỗ tương (Wei, 2017: 389; Tay, 2018: 38) hơn bất cứ quốc gia duyên hà khác.
Cùng với các giới chức nhà nước, sự trợ giúp lớn lao để thúc đẩy ngoại giao nước cũng đến từ một vài Doanh nghiệp Nhà Nước Trung Hoa (Chinese State-Owned Enterprises (SOEs). SOEs đại diện những nhóm hành lang khác nhau và các cơ quan thân doanh nghiệp tham gia vào chánh trị cao cấp. Những chủ thể như Ngân hàng Phát triển Trung Hoa (China Development Bank (CDB)), Ngân hàng Xuất-Nhập cảng, Sinohydro, Gezhouba, hay Huidan (IR, 2014a) cỗ vũ mạnh mẽ các dự án hạ tầng cơ sở lớn lao có thể có hậu quả tích cực cho các cộng đồng và môi trường ở địa phương. Kể từ thập niên 1990s, Trung Hoa có tiến bộ đáng kể trong việc sửa lại các chánh sách bồi thường, liên quan đến nhiều diễn viên ngoài nhà nước trong TWG, và thiết lập các dự án môi trường vững chắc bên trong và ngoài biên giới. Ngoài ra, Trung Hoa đã tăng tốc các chiến dịch chống tham nhũng để hạn chế “thái độ độc hại” của một số SOEs và cá nhân chánh trị trong các diễn đàn chánh trị cao có thể phát tán ý kiến tiêu cực về chánh sách ngoại giao của Trung Hoa (Fabre, 2015; Shih, 2010). Mặc dù chiến dịch nầy trông giống như màn đầu trước khi phát động chánh thức Hệ thống Tín dụng xã hội trong năm 2020 sẽ có thêm ảnh hưởng đáng kể đối với tham nhũng và tội phạm ở mọi cấp trong xã hội Trung Hoa (Dai, 2018: 39), Trung Hoa vẫn có ưu thế để “đặt tin tưởng vào các tham vấn chánh thức giữa chánh phủ với chánh phủ thay vì với tay đến các xã hội thường dân” (Daojiong, 2015: 45). Điều nầy có thể thấy rõ ràng với việc SOEs dành cho chánh quyền địa phương và các giới chức của nước chủ nhà khác ấn định chánh sách bồi thường và thương thảo với các cộng đồng bị ảnh hưởng (Matthews and Geheb, 2015).
4. Triễn vọng của LMC và hợp tác nước trong lưu vực sông Mekong
Mong đợi gì từ “ngôi sao đang lên Trung Hoa”? LMC bổ sung rất nhiều cho cả 3 RBOs hiện hữu (Chheang, 2018: 5) và có một căn bản vững chắc để trở thành một RBO thích hợp trong những năm sắp tới. Từ năm 2016, LMC đã thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, phiên họp, và các hội thảo công tác khác nhau để xây dựng sự tin cậy, đẩy mạnh hợp tác thật sự, và phát triển thêm các kế hoạch dự phòng cho việc kết hợp thêm kinh tế xuyên biên giới. Các phiên họp của LMC khá thường xuyên và cung cấp việc phối hợp hữu ích giữa các giới chức cao cấp. Có nhiều lý do vì sao LMC trở nên phổ biến như thế trong những năm gần đây. Trước hết, LMC phần lớn được khởi đầu bởi các quốc gia duyên hà thay vì các mạnh thường quân bên ngoài và nó được thiết kế riêng cho Tiểu vùng Mekong. Phân nửa các quốc gia ASEAN “bị bỏ quên” cuối cùng có tiếng nói và bắt đầu thương thảo về các vấn đề đảo phiền phức (Busburat, 2018: 2). Thứ nhì, LMC thừa hưởng sự ủng hộ chánh trị mạnh mẽ của tất cả các quốc gia duyên hà và được Trung Hoa cam kết cao để bảo đảm hợp tác khu vực và di sản thân phát triển từ thời Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) (Tellis-Szalwinski-Wills, 2019: 7; Buxan, 2010, 2010: 16). Thứ ba, LMC cung cấp một thiết kế tổ chức uyển chuyển để kích thích lợi ích từ các RBOs hiện hữu và kích thích sự ham thích thực tế giữa các quốc gia duyên hà theo “Tinh thần Lancang-Mekong đặt phát triển trên hết, khuyến khích tham vấn bình đẳng, khuyến khích chủ nghĩa thực dụng và hiệu quả cao, và nâng cao tính cởi mở và bao gồm [giữa các quốc gia]” (MOFA, 2018). Thứ tư, LMC thúc đẩy các quốc gia khác để chi cho các nguồn năng lượng tái tạo (RWS), nhất là các công viên mặt trời và các đập thủy điện. Trung Hoa, một quốc gia đi đầu trên thế giới trong RWS, có đủ kinh nghiệm, khả năng kỹ thuật, và khả năng để đa dạng hóa mức tiêu thụ năng lượng, giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, và giảm ô nhiễm môi trường. Thứ năm, Trung Hoa đã quyết định để tranh luận về kế hoạch cai quản nước kiên định và và các cơ chế nước khác sẽ cho phép các quốc gia duyên hà có thêm nước trong mùa khô mặc dù Trung Hoa không thể tránh khủng hoảng nước trong tương lai và liên tục từ chối để tham vấn việc phát triển trên sông Lancang-Mekong với các RBOs trước đây.
Mặc dù LMC đã có một số nỗ lực trong năm rồi và giữ được thành quả tích cực trong việc khuyến khích phát triển kinh tế khu vực, cải thiện đời sống của người dân, bảo vệ môi trường hay tăng cường việc trao đổi văn hóa-xã hội (Wei, 2017: 388; MOFA, 2018), vẫn còn nhiều thử thách có thể cuốn đi nỗ lực của LMC. Thứ nhất, trong khi LMC đại diện cho một cơ hội to lớn để châm ngòi cho kinh tế ĐNA, việc tiếp cận các khoản nợ vừa sức do OBOR tài trợ cùng lúc tạo sự cám dỗ mạnh mẽ đối với các quốc gia duyên hà. Sự lệ thuộc kinh tế cao và lòng mong muốn để được các khoản nợ rẻ hơn và viện trợ có lợi từ Trung Hoa có thể đưa đến “bẫy nợ” (Hurley-Morris-Portelance, 2018; Nguyen, 2918)12. Chiều hướng nầy rất rõ rệt trong các dự án xây-điều hành-chuyển giao (build-operate-transfer (BOT)) ở Cambodia, Lào và Myanmar mang lại bồi hoàn cao cho các SOEs của Trung Hoa và cho phép tài trợ việc phát triển nước chủ nhà không cải cách cơ cấu13. Các chánh phủ chủ nhà và các tổ chức liên kết với nhà nước chấp nhận rủi ro và cung cấp nhiều bảo đảm cho SOEs, chẳng hạn như giá cả tốt hơn để mướn đất hay thay đổi luật lệ thiên vị các nhà đầu tư. Rồi SOEs của Trung Hoa chia sẻ lợi nhuận lâu dài và chịu trách nhiệm hầu hết các khoản chi tiêu liên quan đến việc điều hành và hiện đại hóa các dự án BOTs (Middleton-Mathews-Mirumachi, 2015: 129).
Chỉ trong 3 năm, LMC với sự trợ giúp của OBOR đã tài trợ trên ½ của 45 dự án “sớm” (thí dụ, các dự án đường sá, đường sắt, thủy lộ, hàng không, năng lượng) với 11,54 tỉ USD, nâng cao tự tin trong hợp tác đa phương, và thu hẹp danh sách các dự án hạ tầng cơ sở hỗn hợp gây tranh cãi (Xinhua, 2018b; Busburat, 2018: 3; Wang, 2018). Ngoài ra, Trung Hoa cũng cam kết để tài trợ Hợp tác Nam-Nam (200 triệu USD), thiết lập Quỹ LMC Đặc biệt (300 triệu USD) và sẽ cung cấp hỗ trợ cho các dự án hợp tác nhỏ và trung bình (Wang, 2018), và sẳn sàng để hỗ trợ cho 132 dự án “nới rộng” khác sẽ đào sâu mối ràng buộc kinh tế và phi kinh tế hỗ tương (Xinhua, 2018c). Một số các dự án BOTs quan trọng chúng ta có thể nhận ra là cảng Kyaukpyu hay đập thủy diện Myitsone bị tạm ngưng ở Myanmar, đường sắt cao tốc từ Trung Hoa đến Lào, xa lộ Thái-Trung Hoa từ Kunming (Côn Minh) đến Bangkok, đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở Cambodia hay Công viên Kỹ nghệ Long Jiang ở Việt Nam (Xinhua, 2018a; Busburat, 2018: 3; Xihua, 2018c).
Thách thức thứ hai có thể thấy trong các tham vọng không rỏ ràng của LMC. LMC có thể mong mỏi để làm lu mờ các RBOs khác và rộng lượng hơn đối với việc phát triển khả chấp của Tiểu vùng Mekong (Cheang, 2018: 5). Trung Hoa không quan tâm đến việc tham gia hoàn toàn vào MRC (Tomas-Vilamayor et al., 2016: 7) hay các RBOs khác (Zheng, 2017) vì nhiều lý do. Một trong số đó là sông Mekong là một nguồn nước xuyên biên giới phụ vào của Trung Hoa nơi hầu hết các thách thức nước hay liên quan đến thời tiết không được xem như sắp xảy ra như ở các quốc gia duyên hà khác. Một lý do khác liên quan đến tính kiểm soát ngân quỹ của Trung Hoa. Trung Hoa muốn duy trì việc kiểm soát đầu tư và chi tiền cho các dự án khả chấp môi trường và khả thi kỹ thuật. Thay vì bị kiểm soát bởi những mạnh thường quan hay nhà bảo trợ ngoại quốc khác nhau như các RBOs khác, Trung Hoa muốn củng cố kiến thức kỹ thuật-môi trường, cung cấp một diễn đàn đầu tư được điều tiết tập trung hợp lý, và làm dễ dàng một số dự án với sự tham gia của các bên liên hệ ở nhiều cấp trên căn bản uyển chuyển (Sach, 2018: 19-20). Cuối cùng, những lý do được nối với nhau để có sự chia sẻ dữ kiện thủy học. Mặc dù việc chia sẻ dữ kiện thủy học là một trong các nguyên tắc cần thiết rút ra từ luật lệ quốc tế, sự mong muốn và khả năng để chia sẻ dữ kiện như thế thay đổi đáng kể giữa các quốc gia duyên hà. Truyền bá sợ hãi và nuôi dưỡng căm thù đối với các dự án hạ tầng cơ sở của Trung Hoa (Koutsoukis, 2018: Bernstein, 2017; Laureyn, 2017) vì thế khiến cho giới chức nhà nước Trung Hoa và các SOEs Trung Hoa tranh luận về ảnh hưởng phụ của việc phát triển sông hỗn hợp ở Đường I và Đường II thay vì Đường III14.
Mặt khác, Trung Hoa đã liên tục bị các quốc gia duyên hà chỉ trích trong việc gia tăng số lượng và mục đích của việc chia sẻ dữ kiện thủy học (MRC, 2011: 38; MRC, 2013) và việc gia tăng lưu lượng nước xả từ đập thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) để cứu hạn hán theo mùa15 (MRC, 2018).
Thách thức thứ ba được tiêu biểu bởi an ninh nước của Trung Hoa và việc hoàn tất Chuỗi đập Yunnan (Vân Nam) gồm có 7 đập thủy điện trên dòng chánh. Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu liên kết việc phát triển sông nhanh chóng với việc hạ thấp lưu lượng sông, thủy sản sụt giảm và mất dần phù sa, không có theo dõi dài hạn (>10 năm), có quá nhiều bất định khoa học (không có nghiên cứu có hệ thống và dữ kiện thiếu sót) và vô số tranh cãi đối với các kết luận khoa học có thể cản trở việc đánh giá chính xác các thách thức nước hiện đại (Dang-Ouillon, 2018: 15-17). Ngoài ra, thay đổi khung cảnh trong lúc xây cất, hay sự tham gia yếu kém trong chánh sách tái định cư là những động lực mãnh mẽ để phản đối các SOEs của Trung Hoa, nhất là Sinohydro (Walker, 2014) hay Hydrolancang International Energy (IR, 2014b). Tuy nhiên, sự nguy hiểm của những vấn đề lưu vực nầy không nằm ở việc sử dụng quá mức hay vì sự thèm muốn nước của Trung Hoa (Sinha, 2015: 168), nhưng ở khả năng để bảo đảm một cách thành công an ninh nước quốc gia và khả năng để góp phần vào việc phát triển khả chấp của lưu vực.
Thách thức thứ tư là tin cậy hỗ tương, hiểu lầm, và thành kiến đối với LMC. Cho đến nay, truyền thông trong nước và ngoại quốc đã trút tức giận vì sự thay đổi lượng và phẩm của nguồn nước chung lên chánh sách ngoại giao nước của Trung Hoa thay vì tranh luận về các ảnh hưởng cộng dồn của việc phát triển sông chung. Trong khi sử dụng Trung Hoa như một “cú đấm chánh trị” và “côn đồ công cộng” đáp ứng với quần chúng to lớn và cốt chuyện phổ biến trong những năm qua dù nó đúng hay không (The Nation, 2019; Yang, 2019), nuôi dưỡng một sự hiểu thấu trắng-đen như vậy có thể tạo nên “những bức tường truyến thông” sẽ khó để bỏ trong tương lai. Thí dụ, khi Trung Hoa xả thêm nước từ đập thủy điện Jinghong trong tháng 3 năm 2016 sau một loạt hạn hán nghiêm trọng, cái mà Việt Nam và các quốc gia duyên hà khác ở hạ lưu sông Mekong mong muốn, một số học giả cho rằng sự kiện nầy sẽ không được diễn dịch như một “biểu hiện của thiên chí hay cho thấy tinh thần hợp tác nước” nhưng thay vào đó là một hành động “từ thiện nhân đức”, “cho thấy ảnh hưởng của dòng nước” hay ngạc nhiên hơn một “vũ khí để thi hành việc kiểm soát ĐNA” (Son, 2016; Chellaney, 2016; Stratfor, 2016). LMC, vì thế, không nhắm để quá tham vọng như “Chiến lược Trỗi dậy trong Hòa bình” (Tháng 11 năm 2003) (MOFA, 2016) và cố gắng để tìm điểm chung để giải quyết xung đột quyền lợi trên sông Mekong hết sức cẩn thận.
Tóm lại, Trung Hoa thương thảo ở mọi cấp của ngoại giao nước. Mặc dù Đường I và Đường II là nhũng đặc tính dễ nhận thấy nhất của ngoại giao nước Trung Hoa, LMC cũng tăng tốc các hoạt động trong Đường II bằng cách tổ chức vô số hội thảo công tác, các phiên họp trao đổi, và các sự kiện phi kinh tế khác (Xinhua, 2019a; Xinhua, 2019b) đã nâng cao nhận thức công cộng về LMC. Tuy thế, Đường III vẫn chưa được phát triển đầy đủ và phần lớn dựa vào sự mong muốn của các quốc gia duyên hà, mức độ minh bạch của các hoạt động của LMC, và mức độ tham gia của các diễn viên ngoài nhà nước trong LMMP và IRWM. Trong khi đổ cho Trung Hoa cho bất cứ suy thoái của lượng và phẩm của nước sông Mekong tiêu biểu cho việc đàm luận phổ biến giữa các quốc gia duyên hà về cách để chuyển hầu hết các thất bại và các vấn đề lôi thôi ở trong nước vào vai của giới chức Trung Hoa, đồng thời, nó tạo nên một nơi sinh sản cho ngờ vực lẫn nhau và làm cho việc hợp tác nước khu vực đi sau tiềm năng của nó.
Phần kết luận
Có thể còn quá sớm để so sánh LMC với các RBOs khác, nhưng LMC đã cho thấy một cam kết to lớn để bảo vệ và phát triển nguồn nước Mekong. LMC không thể giải quyết tất cả các tranh chấp nước giữa các quốc gia duyên hà ngay lập tức, nhưng ít nhất, nó có thể đối phó với nhiều lo ngại từ các quốc gia thành viên, giải quyết một số vấn đề song phương và cho phép các bên liên hệ ở các cấp xây dựng sư tin cậy và vượt qua nhiều khó khăn trong TWG (Wang, 2018). LMC, vì thế, đại diện một thứ RBO mới rút ra từ các RBOs hiện hữu (GMS, AMBDC, MRC), nhưng đồng thời đi theo một cách độc đáo để tăng cường hợp tác nước khu vực và tích cực nâng cao hình ảnh ngoại giao nước của Trung Hoa trong Tiểu vùng Mekong. So sánh giữa các RBOs hiện hữu làm nổi bật một vài thách thức cản trở việc hợp tác nước khu vực thực sự. Trước hết, ngân sách của các RBOs lệ thuộc đáng kể vào các mạnh thường quân thay vì trợ cấp của các quốc gia duyên hà. Ngoài ra, tất cả các RBOs hiện hữu được phát động bởi người ngoài và phần lớn không theo nguyện vọng chung của các quốc gia duyên hà.
Một số RBOs, đáng chú ý là MRC, cũng thiếu nhân sự ổn định và không có đủ ngân khoản để thực hiện thêm nghiên cứu có hệ thống trong lưu vực. Thứ nhì, hầu hết RBOs chú trọng đến việc gia tăng tính cạnh tranh kinh tế, nới rộng lợi ích kinh tế, và thiết lập thêm việc nối kết có hiệu quả thay vì làm dễ dàng việc hợp tác phi kinh tế, xây dựng tin cậy hỗ tương, và tăng cường TWG. Mặc dù MRC đã có nhiều nỗ lực trong việc phát triển khả chấp và thi hành luật lệ quốc tế hơn GMS hay AMBDC, cơ chế PNPCA của MRC đã bị vi phạm và MRC không thể cung cấp bất cứ bảo đảm nào để giải quyết những vấn đề tương tự trong tương lai. So sánh với LMC, Trung Hoa có thể thi hành sự ràng buộc cho những thủ tục pháp lý như thế và liên tục chứng minh rằng nó có thể hành động khi cần. Một thí dụ như thế có thể thấy trong năm 2011 khi Trung Hoa và các quốc gia duyên hà khác thực hiện tuần tiểu biên giới hỗn hợp để đáp ứng với an ninh thủy vận mà nhóm Naw Kham gây nguy hiểm. Loại hợp tác nước nầy tự phát và cho thấy làm thế nào để lời kêu gọi công lý của Trung Hoa có hiệu quả (West, 2018: 269). Tuy nhiên, nó cũng làm nổi bật rẳng quyền hạn của Trung Hoa không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia và rằng Trung Hoa sẽ đối xử với bất cứ hành động tội ác nào gây nguy hại cho mối liên hệ láng giềng tốt (Perlez-Feng, 2013).
Chìa khóa để thành công của LMC, vì thế, nằm trong việc tham gia tích cực của các bên liên hệ Trung Hoa qua việc hỗ trợ chánh thức của chánh phủ Trung Hoa trong việc phát triển lưu vực sông hỗn hợp được tài trợ qua OBOR, các phiên họp chánh trị cấp cao thường xuyên (Đường I và Đường II) và mệnh lệnh tổng quát uyển chuyển tự động bao gồm tất cả các quốc gia duyên hà. Hơn nữa, các quốc gia duyên hà cũng có thể có thêm cơ hội để hình thành TWG cùng với các RBOs khác và có vị thế tốt hơn để vắt “lòng tốt” của Trung Hoa cho việc phát triển sông chung có lợi cho họ. Mặt khác, LMC chưa phải là một RBO “đầy đủ” vì nó thiếu các cơ chế cai quản nước chặt chẽ và các luật lệ ràng buộc. LMMP và IWRM (Đường III) cũng vẫn còn trong tiến trình thảo luận và rất khó để nói khi nào LMC sẽ bước thêm vào hợp tác nước phi kinh tế. Mặc dù cả LMEC lẫn LMWRCC khá tích cực trong nhiều hội thảo công tác, hội thảo, và các sự kiện công công khác dành cho việc phát triển sông Lancang-Mekong và TWG có hiệu quả (Đường III), LMC phần lớn vẫn dựa vào dự án và không phải là dự án hoàn toàn minh bạch. Hơn nữa, giống như các RBOs khác nơi hiệu quả của tổ chức đến từ tài sản tài chánh, LMC lên xuống với ngân khoản của OBOR (Hong, 2016: 25; Williams, 2018: 11).
Tóm lại, LMC có tiềm năng lớn để giúp các quốc gia duyên hà bảo đảm an ninh nước quốc gia của họ, thiết lập một kế hoạch TWM vững chắc mà không leo thang xung đột quyền lợi và khuyến khích hợp tác nước khu vực linh hoạt trong Tiểu vùng Mekong. Mặc dù LMC có thể gây bất định từ việc lan truyền ảnh hưởng của Trung Hoa ở ĐNA hay gây lo ngại về thời hạn và điều kiện trả nợ, LMC tự nó không phải là một đe dọa, nhưng là một cơ hội to lớn cho các quốc gia duyên hà để xây dựng một con đường mới cho TWG khả chấp trong lưu vực sông Lancang-Mekong. Thay vào đó, câu hỏi là: “Ai chịu trách nhiệm?” Chánh phủ Trung Hoa mở rộng bàn tay đầy tiền và các cơ hội sinh lợi khác với “những thòng lọng kèm theo”? Các RBOs tăng tốc việc phát triển sông không khả chấp mà không đào sâu sự tin cậy? Hay các chánh phủ của các quốc gia duyên hà sẳn lòng để bắt bàn tay chìa ra mà không cứu xét hậu quả? Ngoài ra, mặc dù LMC có thể có thêm uy tín cho việc gia tăng lợi ích hỗ tương từ việc phát triển lưu vực sông trong tương lai, nó có thể đồng thời chấp nhận tất cả rủi ro và chịu trách nhiệm để bảo đảm cho phẩm và lượng của nước Mekong được tốt hơn (Hecht-Lacombe, 2014: 5; Heikkilla-Gerlak-Wolf, 2014: 13).
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Chú thích
1 Trách nhiệm: Tác giả thành thật cảm ơn chủ bút và 2 nhà phê bình đã có những nhận xét kỹ lưỡng, xây dựng và sâu sắc. Cảm tạ đặc biệt đến Giảng sư Yen Feng, Tiến sĩ Wenling, và Tiến sĩ Alfred Gerstl đả có những nhận xét chính xác và thận trọng đã cải thiện đáng kể bản thảo sau cùng.
2 OBOR xuất hiện năm 2013 cùng với Chánh sách Đi Ra ngoài (1993) và Chiến lược Hòa bình và Phát triển của Trung Hoa (2004) để cỗ vũ hệ thống thị trường và giao thông giữa Trung Hoa và phần còn lại của thế giới, và cũng tăng cường hình ảnh tích cực của chánh sách ngoại giao của Trung Hoa (Hong, 2016: 29, Sevilla, 2017: 90).
3 Tôi dùng từ “an ninh nước quốc gia” trong khung cảnh điều tra tiến trình lấy quyết định trong việc cai quản nước và hiệu quả của việc quản lý nguồn nước thay vì trong khung cảnh đi tìm mất an ninh nước, rủi ro nước và các đe dọa liên quan đến nước khác có thể có ảnh hưởng tiệu cực đối với an ninh quốc gia hay quốc tế. Để biết thêm tin tức về định nghĩa của an ninh nước quốc gia, xem (Grünwald, 2018).
4 Tiến trình nầy thỉnh thoảng được dán nhản hiệu đường 1.5 vì nó nằm trên ranh giới gữa cấp song phương và đa phương của ngoại giao nước (Hutjens et al., 2016).
5 Nói chung, chúng ta có thể xác định 12 cơ chế hợp tác trong Tiểu vùng Mekong chẳng hạn như Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)), Dự án Quản lý Nguồn Nước Kết hợp Mekong (Mekong Integrated Water Resources Management Project (IWRMP) với sự bảo trợ của Ngân hàng Thế giới, Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong Economic Cooperation Strategy (ACMECS)), v.v. Tuy nhiên, chỉ có GMS, MRC và AMBDC tuân thủ các đòi hỏi để được xác định như RBOs “đầy đủ” (xem OSU, 2019).
6 Thật vậy, nếu cả hai đối tác đối thoại sẽ tham gia, MRC, ít nhất, cần phải tái xác định các mục tiêu, tính toán lại phí thành viên, quân bình số đại diện, đánh đổi một vài bảo vệ môi trường và quan trọng nhất được sự đồng thuận của tất các các quốc gia duyên hà khác để chấp thuận những thay đổi tổ chức như thế sẽ thay đổi hiện trạng trong MRC.
7 Một số tác giả có thể cho rằng LMC của Trung Hoa không được thúc đẩy như kết quả không tránh khỏi của chủ nghĩa vị tha, hòa bình và tăng trưởng kinh tế hỗ tương, nhưng bởi sự cần thiết để ổn định các vùng khác sẽ cho phép Trung Hoa tăng trưởng và thịnh vượng hơn nữa. Những lo ngại nầy phần lớn được kết tủa bởi “Thuyết Đe dọa Trung Hoa” được Hoa Kỳ lâp lại tại Phiên họp Bộ trưởng lần thứ 17th của Diễn đàn Khu vực ASEAN (July 2010), “vị kỷ nước” được hậu thuẫn bởi những lo sợ của Ấn Độ và ngoại giao “từ trên xuống” được các quốc gia ở hạ lưu Mekong thảo luận, đặc biệt là Việt Nam (Wu, 2018; Thu, 2016).
8 Ảnh hưởng của cả 2 quốc gia thay đổi đáng kể. Trong khi Nhật Bản chú trọng đến việc phát triển hạ tầng cơ sở và gia tăng mậu dịch hỗ tương qua ADB, GMS, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency (JICA)) và Sáng kiến Mekong-Nhật Bản, Hoa Kỳ đầu tư vào các dịch vụ cải thiện và viện trợ cho các cộng đồng ở địa phương với giá trị cao trong Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development (USAID). Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng các nỗ lực của Hoa Kỳ-Nhật Bản cũng được thúc đẩy bởi việc đương đầu với ảnh hưởng của Trung Hoa ở ĐNA, nhất là bằng việc tiếp cận ở Biển Đông (các cuộc tập trận thường xuyên của Hải quân Hoa Kỳ) và Ấn Độ Dương (Nhật Bản sở hữu đa số các cảng ở Myanmar) (Eyler, 2003; Shi, 2016).
9 Để đơn giản hóa, tôi lồng khái niệm nầy với MRC mặc dù Trung Hoa dùng các từ ngữ với biểu tượng tương đương trong các tài liệu chánh thức như: hợp tác Paukphaw (mối liên hệ anh em Trung Hoa-Myanmar), tinh thần sông Lancang-Mekong, tinh thần cởi mở, tinh thần toàn thắng, tinh thần LMC, v.v.
10 Theo Motta và Mathews (2017), tất cả các khoản nợ của Trung Hoa đến với “những sợi thong lọng” có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia và thái độ chánh trị của luật lệ nước của các quốc gia chủ nhà.
11 Theo PWCMT (2018), từ 1995 đến 2008, có tổng cộng 96 sự kiện nước giữa 6 quốc gia duyên hà trong lưu vực sông Mekong. Trung Hoa trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào 40 sự kiện nước với thành tích được xem như nhẹ, trung bình và rất tích cực (BAR 1-6), và 13 sự kiện còn lại là tiêu cực nhẹ (BAR 0 và 1).
12 Ian Baird ghi nhận rằng các thành viên của LMC muốn tiếp cận với tiền của Trung Hoa, nhưng cùng lúc họ cũng muốn chủ quyền của họ được tôn trọng và hợp tác mà không bị Trung Hoa ảnh hưởng (Boyle-Narin, 2018) là điều không thể được. Đường lối nầy có thể được diễn dịch như “đạo đức giả của các quốc gia ở hạ lưu” trong đó các quốc gia nầy có thể tạo ảnh hưởng tiêu cực đối với việc sử dụng nước của các quốc gia ở thượng lưu (Pongsudhirak, 2016).
13 Các dự án BOTs đại diện cho các cơ sở hạ tầng cơ sở khác nhau phần lớn được tài trợ bởi các SOEs ngoại quốc và được thiết kế theo nhu cầu của quốc gia chủ nhà. Các dự án BOTs thường được điều hành bởi một vài SOEs ngoại quốc trong 20 đến 50 năm và trao quyền sở hữu hoàn toàn cho chánh phủ chủ nhà sau khi mãn thời hạn (Waetherby, 2012: 21).
14 Các quốc gia duyên hà thường không chỉ trích các ảnh hưởng tai hại của các đập thủy điện của Trung Hoa vì lo sợ những hành động trả đủa có thể có từ Trung Hoa (Titthara, 2015). Thật vậy, đối với nhiều bên liên hệ, không có chỗ cho chỉ trích công khai, những chỉ có phản hồi lịch sự có thể không va chạm đến quyền lợi thân doanh nghiệp. Hành động trả đủa đáng kể nhất có thể nhận thấy ở Myanmar với tổng số đầu tư của Trung Hoa giảm từ 7,5 tỉ USD (2011) xuống 407 triệu USD (2012/2013) vì việc đình chỉ đập thủy điện Myitsone (Sun, 2013: 1) hay ở Cambodia nơi chánh phủ Hun Sen nhiệt liệt ủng hộ đầu tư của Trung Hoa vào việc phát triển quốc gia bất kể ảnh hưởng đối với các cộng đồng và môi trường ở địa phương (RGC, 2008).
15 Một số tác giả (Straftor, 2016) cho rằng lượng nước xả từ đập thủy điện Jinghong có ảnh hưởng thấp đối với việc giảm nhẹ hạn hán nghiêm trọng và chỉ đào sâu mối quan tâm ở hạ lưu về các tình huống điều tiết nước trong tương lai (cái được gọi là “ngoại giao nhỏ giọt”).
Sơ lược về tác giả
Tiến sĩ Richard Grünwald, là một sinh viện hậu tiến sĩ ở Đại học Vân Nam, thành viên nghiên cứu ở Viện Sông ngòi Quốc trế và An ninh Sinh thái và Nghiên cứu trong sự Dự án Quỹ Phát triển Khu vực Âu Châu ‘Sinophone Borderlands – Interaction at the Edges’ (CZ.02.1.01/0.0/0.0/16_019/0000791) của Đại học Palacky ở Olomouc (Czech Republic). Nghiên cứu cho bài nầy được hỗ trợ bởi dự án Siniphone Borderlands. Viện Sông ngòi Quốc tế và An ninh Sinh thái. 2 Cuihu N Rd. 650500 Kunming, Yunnan, China.
Tài liệu tham khảo
ASIAN DEVELOPMENT BANK (ADB) 2002. The Hanoi Action Plan 2018-2022. Manila: Asian Development Bank. 47 pp. ISBN 978-92-9261-097-5.
ASIAN DEVELOPMENT BANK (ADB) 2008. Greater Mekong Sub-region: Maturing and Moving Forward. Manila: Asian Development Bank, Regional Cooperation Assistance Program Evaluation, Evaluation Study REG 2008-73. 87 pp + appendix.
ASIAN DEVELOPMENT BANK (ADB) 2018. Greater Mekong Subregion. Twenty Five Years of Partnership. Manila: Asian Development Bank. 133 pp. ISBN 978- 92-9261-093-7.
ASSOCIATION OF SOUTHEAST ASIAN NATIONS (ASEAN) 1996. Basic Framework of ASEAN-Mekong Basin Development Cooperation, Kuala Lumpur, 17 June 1996.
BACKER, E., B. 2007. The Mekong River Commission: Does It Work, and How Does the Mekong Basin's Geography Influence Its Effectiveness?. Journal of Current South Asian Affairs, Vol. 26, Iss. 4. pp. 32-56. ISSN 1868-4882.
BERNAUER, T. 1995. The Effect of International Environmental Institutions: How We Might Learn More. International Organizations, Vol. 49, No. 2. pp. 351-377. ISSN 1531-5088. https://doi.org/10.1017/S0020818300028423.
BERNSTEIN, R. 2017. China’s Mekong Plans Threaten Disaster for Countries Downstream. foreignpolicy.com. Accessible online: https://foreignpolicy.com/2017/09/27/chinas-mekong-plans-threaten-disaster-for-countries-downstream/
BIBA, S. 2018. China’s ‘old’ and ‘new’ Mekong River politics: the Lancang[1]Mekong Cooperation from a comparative benefit-sharing perspective. Water International, Vol. 43, Iss. 5. pp. 622-641. ISSN 0250-8060. https://doi.org/10.1080/02508060.2018.1474610.
BOYLE, D., NARIN, S. 2018. China-led Group Wants More Development on Mekong River. VOA News. Accessible online: https://learningenglish.voanews.com/a/china-led-group-wants-more-development-on-mekong-river/4205103.html
BUSBURAT, P. 2018. Grabbing the Forgotten: China’s Leadership Consolidation in Mainland Southeast Asia through the Mekong-Lancang Cooperation. ISEAS Perspective, Iss. 2018, No. 7. 1-9 pp. ISSN 2335-6677.
BUZAN, B. 2010. China in International Society: Is 'Peaceful Rise' Possible?. The Chinese Journal of International Politics, Vol. 3. 5-36 pp. ISSN 1750-8924. https://doi.org/10.1093/cjip/pop014. EYLER, B. 2013. China needs to change its energy strategy in the Mekong region. China Dialogue. Accessible online: https://www.chinadialogue.net/article/show/single/en/6208-China-needs-to-change-its-energy-strategy-in-the-Mekong-region
CHHEANG, V. 2018. Lancang-Mekong Cooperation: A Cambodian Perspective. ISEAS Perspective, Iss. 2018, No. 70. 1-9 pp. ISSN 2335-6677.
CHELLANEY, B. 2016. Are China’s Dams Causing Droughts in Southeast Asia?.China-US Focus. Accessible online: https://www.chinausfocus.com/energy-environment/are-chinas-dams-causing-droughts-in-southeast-asia
COOK, CH., BAKKER, K. 2012. Water security: Debating an emerging paradigm. Global Environmental Change, Vol. 22. Iss. 1. pp. 94-102. ISSN 0959-3780. https://doi.org/10.1016/j.gloenvcha.2011.10.011.
COSSLETT, T., COSSLETT, P. 2014. Water Resources and Food Security in the Vietnam Mekong Delta. London: Springer. 178 pp. 978-3-319-02198-0.
DAI, X. 2018. Toward Reputation State: The Social Credit System Project of China. SSRN Electronic Journal, June. 63 pp.
DAOJIONG, Z. 2015. Hydropower development in China. In: Matthews, N., Geheb, K. Hydropower Development in the Mekong Region: Political, socio[1]economic and environmental perspectives. New York: Routledge. pp. 32-82. ISBN 978-0-415-71913-1.
DONG, Y. 2018. Lancang-Mekong Water Resources Cooperation Center. Presented at Pan-Asia Capacity Development Training Workshop on Water Governance: International Water Law and Multi-Stakeholder Processes, 13-15 December 2018, Yunnan University, Kunming, China
FABRE, G. 2015. The Lions’s Share, Act 2. What’s Behind China’s Anti-Corruption Campaign?. Fondation Maison des sciences de l’homme, Working Paper No. 92, April 2015. 1-20 pp.
GLOBAL WATER PARTNERSHIP (GWP) 2000. Integrated Water Resources Management. Stockholm: Technical Advisory Committee (TAC), Background Papers No. 4. 67 pp. ISBN 91-630-9229-8.
GLOBAL WATER PARTNERSHIP (GWP) 2009. A Handbook for Integrated Water Resource Management in Basins. Stockholm: Global Water Partnership (GWP) and the International Network of Basin Organizations (INBO). ISBN 978-91- 85321-72-8.
GOH, E. 2007. Developing the Mekong: Regionalism and Regional Security in China–Southeast Asian relations. New York: Routledge, International Institute of Strategic Studies. 74 pp. ISBN 978-0-415-43873-5.
GRÜNWALD, R. 2018. Role of the Water Security in International Relations: The Mekong River Basin Case Study. PhD thesis. 200 pp., Metropolitan University of Prague.
HAEFNER, A. 2016. Negotiating for Water Resources. Bridging Transboundary River Basins. New York: Earthscan. 200 pp. ISBN 978-1-138-66632-0.
HECHT, J., LACOMBE, G. 2014. The Effects of Hydropower Dams on the Hydrology of the Mekong River Basin. Vientiane: CGIAR Research Program on Water, Land and Ecosystems (WLE). State of Knowledge Series, No. 5. 16 pp.
HEIKKILLA, T., GERLAK, A., WOLF, A., T. 2014. A Study of Conflict and Cooperation in the Mekong River Basin: How Issues and Scale Matter. Paper presented for the FLASCO-ISA Global and Regional Powers in a Changing World Conference, Buenos Aires, 23-25 July.
HO, S., PITAKDUMRONGKIT, K. 2019. Can ASEAN Play Greater Role in the Mekong Subregion?. thediplomat.com. Accessible online: https://thediplomat.com/2019/01/can-asean-play-a-greater-role-in-the-mekong-subregion
HONG, Z. 2016. China’s One Belt One Road : An Overview of the Debate. Singapore: Trends in Southeast Asia, Vol. 2016, No. 6. pp. 1-33. ISBN 978-981- 47-6235-9. https://doi.org/10.1355/9789814762366.
HOUDRET, A., KRAMER, A., CARIUS, A. 2010. The Water Security Nexus: Challenges and Opportunities for Development Cooperation. Frankfurt: GTZ. 35 pp.
HURLEY, J., MORRIS, S., PORTELANCE, G. 2018. Examining the Debt Implications of the Belt and Road Initiative from Policy Perspective. Washington: Center for Global Development, CGD Policy Paper, No. 121. 1-37 pp. http://dx.doi.org/10.24294/jipd.v3i1.1123.
HUTJENS, P., YASUDA, Y., SWAIN, A., De MAN, R., Magsig, B., O., Islam, S. 2016. The Multi-track Water Diplomacy Framework. A Legal and Political Economy Analysis for Advancing Cooperation over Shared Waters. Hague: The Hague Institute for Global Justice. 66 pp + appendix.
INTERNATIONAL RIVERS (IR) 2014a. China Overseas Dams List. internationalrivers.org. Accessible online: https://www.internationalrivers.org/resources/china-overseas-dams-list-3611
INTERNATIONAL RIVERS (IR) 2014b. PR-Lower Sesan 2 Developers Urged to Ensure Accountability for Severe Impacts. internationalrivers.org. Accessible online: https://www.internationalrivers.org/node/8324
KOUTSOUKIS, J. 2018. How Taming the Mekong Could Give China Unprecedented Power. bloomberg.com. Accessible online: https://www.bloomberg.com/news/articles/2018-08-06/damming-up-the-mekong-comes-with-strategic-strings-for-china
LAUREYN, P. 2017. The Mekong, Dammed to Die. ipsnews.net. Accessible online: http://www.ipsnews.net/2017/11/mekong-dammed-die
LANCANG-MEKONG COOPERATION (LMC) 2016. Sanya Declaration of the First Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Leaders’ Meeting. For A a Community of Shared Future of Peace and Prosperity among Lancang-Mekong Countries. fmprc.gov.cn. Accessible online: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/topics_665678/lkqcxboaoyzlt2016nnh/t1350039.shtml
LANCANG-MEKONG COOPERATION (LMC) 2018. Five-Year Plan of Action on Lancang-Mekong Cooperation 2018-2022 (FYP LMC 2018-2022). lmcchina.org. Accessible online: http://www.lmcchina.org/eng/hzdt_1/t1525364.htm
LANCANG-MEKONG ENVIRONMENTAL COOPERATION CENTER (LMEC) (2019). Lancang-Mekong Environmental Cooperation Strategy. Our Mission. chinaaseanenv.org. Accessible online: http://www.chinaaseanenv.org/lmecc/about_us/our_mission/
MARSHALL, D., SALAMÉ, L., WOLF, A. T. 2017. A call for capacity development for improved water diplomacy. In: Islam, S. and Madani, K. Water Diplomacy in Action. Contingent Approaches to Managing Complex Water Problems. Anthem Press. pp. 141-154. ISBN 9781783084913.
MATTHEWS, N., GEHEB, K. 2015. Hydropower Development in the Mekong Region: Political, socio-economic and environmental perspectives. New York: Routledge. 202 pp. ISBN 978-0-415-71913-1.
MATTHEWS, N., MOTTA, N. 2017. Rewards and risks of Chinese hydropower in the Mekong River Basin (GMS). In: Siciliano, G., Urban, F. (eds.): Chinese hydropower development in Africa and Asia. Challenges and Opportunities for Sustainable Global Dam-Building. New York: Routledge. Chapter 2.
MEKONG RIVER COMMISSION (MRC) 2011. Report of 16th Dialogue Meeting. Vientiane: Mekong River Commission Secretariat. 68 pp.
MEKONG RIVER COMMISSION (MRC) 2013. 2013 Lower Mekong Regional Water Quality Monitoring Report. Vientiane: MRC, MRC Technical Paper, No. 51. 63 pp. ISSN 1683-1489. MEKONG RIVER COMMISSION (MRC) 2016. Strategic Plan 2016-2020. Vientiane: Mekong River Commission. 162 pp.
MEKONG RIVER COMMISSION (MRC) 2017. Mekong Basin-Wide Fisheries Management and Development Strategy. Vientiane: Mekong River Commission. 56 pp.
MIDDLETON, C., ALLOUCHE, J. 2016. Watershed or Powershed? Critical Hydropolitics, China and the ‘Lancang-Mekong Cooperation Framework’. International spectator, Vol. 51, Iss. 3. pp. 100-117. ISSN 0393-2729. https://doi.org/10.1080/03932729.2016.1209385.
MIDDLETON, C., MATTHEWS, N., MIRUMACHI, N. 2015. Whose risky business? Public-private partnerships, build-operate-transfer and large hydropower dams in the Mekong Region. In: Matthews, N., Geheb, K. Hydropower Development in the Mekong Region: Political, socio-economic and environmental perspectives. New York: Routledge. pp. 127-152. ISBN 978-0- 415-71913-1.
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA (MOFA) 2016. Five Features of Lancang-Mekong River Cooperation. fmprc.gov.cn. Accessible online: https://www.mekongeye.com/2016/03/31/five-features-of-lancang-mekong-river-cooperation/
MINISTRY OF FOREIGN AFFAIRS OF PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA (MOFA) 2018. The 4th Lancang-Mekong Cooperation (LMC) Foreign Ministers’ Meeting Held in Luang Prabang. fmprc.gov.cn. Accessible online: https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/zxxx_662805/t1625067.shtml
MINISTRY OF WATER RESOURCES OF PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA (MWR) 2017. The First Meeting of the Joint Working Group of LMC was held in Beijing. mwr.gov.cn. Accessible online: http://www.mwr.gov.cn/english/Medianews/201703/t20170306_880076.html
MOTTA, S., MATTHEWS, N. 2017. Rewards and risks of Chinese hydropower in the Mekong River Basin (GMS). In: Siciliano, G., Urban, F. (eds.): Chinese hydropower development in Africa and Asia. Challenges and Opportunities for Sustainable Global Dam-Building. New York: Routledge. Chapter 2.
THE NATION THAILAND. 2019. People’s network takes on China over Mekong. The Nation Thailand. Accessible online: https://www.nationthailand.com/news/30372597
NGUYEN, S., D. 2018. The Lancang-Mekong Cooperation Mechanism (LMCM) and Its Implications for the Mekong Sub-Region. Honolulu: Pacific Forum CSIS, Working Paper, Vol. 18, WP 1. 24 pp.
OREGON STATE UNIVERSITY (OSU) 2019. River Basin Organization Database.
PANGARE, G. 2014. Hydro Diplomacy: Sharing Water Across Borders. New Delhi: Academic Foundation. 146 pp. ISBN 9789332700987.
PARKS, T., MARAMIS, L., SUNCHINDAH, A., WONGWATANAKUL, W. 2018. ASEAN as the architect for regional development cooperation. San Francisco: The Asia Foundation. 74 pp.
PERLEZ, J., FENG, B. 2013. Beijing Flaunts Cross-Border Clout in Search for Drug Lord. nytimes.com. Accessible online: https://cn.nytimes.com/world/20130408/c08druglord/en-us/
PONGSUNDHIRAK, T. 2016. Thitian Pongsudhirak: China’s alarming 'water diplomacy' on the Mekong. Nikkei Asian Review. Accessible online: https://asia.nikkei.com/Politics/Thitinan-Pongsudhirak-China-s-alarming-water-diplomacy-on-the-Mekong
PÖYRY PUBLIC LIMITED COMPANY (PPLC) 2012. Xayaburi Hydroelectric Power Project Run-of-River Plant. Zurich: Pöyry Energy AG, Compliance report Government of LAO PDR. 64 pp.
PROGRAM IN WATER CONFLICT MANAGEMENT AND TRANSFORMATION (PWCMT) 2008. Transboundary Water Dispute Database. International Water Events. gis.nacse.org. Accessible online: http://gis.nacse.org/tfdd/internationalEvents.php
ROYAL GOVERNMENT OF CAMBODIA (RGC). 2008. The response of Cambodia Prime Minister to the opposition law maker. Koh Kong, 8 December 2008.
SACH, N., D. 2018. The Lancang-Mekong Cooperation Mechanism (LMCM) and its implications fot he Mekong sub-region. Issues & Insights, Vol. 18, WP 1. pp. 1-24.
SEVILLA, H. 2017. China’s New Silk Route Initiative: Political and Economic Implications for the Middle East and Southeast Asia. Asian Journal of Middle Eastern and Islamic Studies, Vol. 11, No. 1, pp. 83-106. ISSN 1753-8394. https://doi.org/10.1080/25765949.2017.12023327.
SHI, Y. 2016. The Fountain for Development. Beijing Review. Accessible online: http://www.bjreview.com/Columnists/Shi_Yongming/201710/t20171020_800107615.html
SHIH, T., H. 2010. Quality issues pose threat to Sinohydro's global ambitions. internationalrivers.org. Available online: https://www.internationalrivers.org/resources/quality-issues-pose-threat-to-sinohydro-s-global-ambitions-2785
SCHMEIER, S. 2013. Governing International Watercourses. River Basin Organizations and the sustainable governance of internationally shared rivers and lakes. New York: Routledge. 368 pp. ISBN 978-0415623582.
SCHMEIER, S., GERLAK, A., BLUMSTEIN, S. 2013. Who Governs Internationally Shared Watercourses? Clearing the Muddy Waters of Shared Watercourses Governance: Conceptualizing International River Basin Organizations. Amsterdam: Earth System Governance, Working Paper No. 28. pp. 2-46. https://doi.org/10.1007/s10784-015-9287-4.
SINHA, U., K. 2015. Towards Riparian Rationality – an Indian Perspective. In: Bajpai, K., Jing, H., Mahbubani, K. (eds.). China-India Relations: Cooperation and Conflict. Oxon: Routledge. pp. 167-181. ISBN 987-1-138-95575-2. https://doi.org/10.4324/9781315666105.
SMITH, M., CLAUSEN, T., J. 2017. Integrated Water Resources Management: A New Way Forward. Marseille: World Water Council, A Discussion Paper of the World Water Council Task Force on IWRM. 21 pp.
SNEDDON, CH., FOX, C. 2006. Rethinking transboundary waters: A critical hydropolitics of the Mekong basin. Political Geography, Vol. 25, Iss. 2, pp. 181- 202. ISSN 0962-6298. https://doi.org/10.1016/j.polgeo.2005.11.002.
SON, J. 2016. Mekong Cooperation, China-style. ASEAN News. Accessible online: http://www.aseannews.net/mekong-cooperation-china-style/
STRATFOR. 2016. The Political Ebb and Flow of the Mekong River. Stratfor. Accessible online: https://worldview.stratfor.com/article/political-ebb-and-flow-mekong-river
SUN, Y. 2013. Chinese Investment in Myanmar. What Liew Ahead?. Washington: Stimson Books and Reports, Issue Brief No. 1. 12 s.
SUNCHIDAH, A. 2005. Water Diplomacy in the Lancang-Mekong River Basin: - Prospects and Challenges. Presented at Workshop on Growing Integration of Greater Mekong Sub-regional ASEAN States in Asia Region, Yangon, Myanmar, 20-21 September 2005. 13 pp.
TAY, K. 2018. How the BRI will affect the RMB and Chinese fixed income market. In: Majid, M., Yu, J. China’s Belt and Road Initiative (BRI) and Southeast Asia.Kuala Lumpur: CIMB. pp. 34-38.
TELLIS, A. 2019. Pursuing Global Reach: China’s Not So Long March towards Preeminence. In: Tellis, A., Szalwinski, A., Wills, M. Strategic Asia 2019: China’s expanding strategic ambitions. Washington: National Bureau of Asian Research. pp. 3-46. ISBN 978-1939131577.
TITTHARA, M. 2015. Call for Sesan 2 logging halt. phnompenhpost.com. Available online: http://www.phnompenhpost.com/national/call-sesan-2-logging-halt
TOMAS-VILAMAYOR, S., AVAGAYAN, M., FIRLUS, M., HELBING, G., KABAKOVA, M. 2016. Hydropower vs. fisheries conservation: a test of institutional design principles for common pool resource management in the lower Mekong basin social-ecological system. Ecology and Society, Vol. 21, No. 1. pp. 234-252. ISSN 1708-3087. http://dx.doi.org/10.5751/ES-08105-210103.
TUN, Z., W. 2018. Multi-stakeholders platform (MSP) for Lancang-Mekong. Presented at Pan-Asia Capacity Development Training Workshop on Water Governance: International Water Law and Multi-Stakeholder Processes, 13-15 December 2018, Yunnan University, Kunming, China
URBAN, F., SICILIANO, G., NORDENSVARD, J. 2018. China’s dam builders: their role in transboundary water management in South-East Asia. International Journal of Water Resources Development, Vol. 34, No. 5, pp. 747-770. ISSN 1360-0648. https://doi.org/10.1080/07900627.2017.1329138.
WALKER, B. 2014. Protests halt Chinese-backed dam in Cambodia. chinadialogue.net Accessible online: https://www.chinadialogue.net/blog/6837-Protests-halt-Chinese-backed-dam-in-Cambodia/en
WANG, Y. 2018. Mekong countries look to bolster cooperation. chinadialogue.net. Accessible online: https://www.chinadialogue.net/article/show/single/en/10559-Mekong-countries-look-to-bolster-cooperation
WEATHERBY, C., B. 2012. Damming the World: Burma as a Case Study for Chinese Exportation of Hydropower. Dickinson College Honor Theses, Paper 14. pp. 1-56.
WEI, X. 2017. Lancang-Mekong River Cooperation and Trans-boundary Water Governance. A Chinese perspective. China Quarterly of International Strategic Studies, Vol. 3, No. 3, pp. 377–393. ISSN 2377-7419. https://doi.org/10.1142/S2377740017500233.
WEST, J. 2018. Combating Asia’s Economic Crime. Singapore: Palgrave, Asia Century on a Knife-edge, pp. 247-274. ISBN 978-981-10-7182-9.
WILLIAMS, J. 2018. Stagnant Rivers: Transboundary Water Security in South and Southeast Asia. Water, Vol. 18, No. 10. 1-23 pp. ISSN 2073-4441. https://doi.org/10.3390/w10121819.
WINGQVIST, G., Ö, NILSSON, Å. 2015. Effectiveness of River Basin Organizations – an institutional review of three African RBOs. Stockholm: Sida’s Helpdesk for Environment and Climate Change. pp. 1-43.
WOLF, A., T. 2007. Shared Waters: Conflict and Cooperation. Annual Review of Environment and Resources, Vol. 32, Iss. 3. pp. 241-269. ISSN 1543-5938. https://doi.org/10.1146/annurev.energy.32.041006.101434.
WU, S. 2018. The Trouble With Lancang-Mekong Cooperation Forum. the diplomat. Accessible online: https://thediplomat.com/2018/12/the-trouble-with-the-lancang-mekong-cooperation-forum/
XINHUA 2017. China calls for joint efforts to ensure effective Lancang-Mekong Cooperation xinhuanet.com. Accessible online: http://www.xinhuanet.com/english/2017-07/25/c_136469361.htm
XINHUA 2018a. Interview: Spirit of Lancang-Mekong Cooperation driving force in building peaceful, prosperous community: Cambodian FM. xinhuanet.com. Accessible online: http://www.xinhuanet.com/english/2018-03/22/c_137057968.htm
XINHUA 2018b. Xinhua Headlines: Lancang-Mekong Cooperation brings hope, prosperity to less-developed countries. xinhuanet.com. Accessible online: http://www.xinhuanet.com/english/2018-12/19/c_137684176.htm
XINHUA 2018c. Commentary: Forging stronger ties among Lancang-Mekong Nations. xinhuanet.com. Accessible online: http://www.xinhuanet.com/english/2018-01/17/c_136901871.htm
XINHUA 2019a. Lancang-Mekong cultural exchange youth camp launched in Myanmar. xinhuanet.com. Accessible online: http://www.xinhuanet.com/english/2019-01/28/c_137781803.htm
XINHUA 2019b. Lancang-Mekong Cooperation offers opportunities for regional cooperation: seminar. Accessible online: http://www.xinhuanet.com/english/2019-03/19/c_137905420.htm
YASUDA, Y. 2015. Rules, Norms and NGO Advocacy Strategies. Hydropower Development on the Mekong River. Oxon: Routledge. 250 pp. ISBN 978- 1138920293
YASUDA, Y. 2018. Online Partners Platform for Capacity Building on Transboundary Water Governance. Presented at Pan-Asia Capacity Development Training Workshop on Water Governance: International Water Law and Multi-Stakeholder Processes, 13-15 December 2018, Yunnan University, Kunming, China.
YANG, Y. 2019. False report undermines Mekong cooperation. Bangkok Post. Accessible online: https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1711051/false-report-undermines-mekong-cooperation
ZHENG, J. 2017. Lancang-Mekong protection makes gains. chinadaily.com. Accessible online: http://www.chinadaily.com.cn/china/2017- 11/16/content_34592019.htm
.
No comments:
Post a Comment