Monday, July 22, 2019

Dramatic drop in Mekong water level sparks alarm (English & VNese version)



National
Jul 18. 2019
Dry Mekong River during wet season
By Pratch Rujivanarom
The Nation

Mekong River water levels that fell dramatically on Thursday under impact from dam operations will soon recover, says the national water management agency.

Somkiat Prajumwong, secretary-general at the Office of National Water Resources (ONWR), offered the reassurance despite warnings from experts that the dams are destroying Mekong ecosystems and doing long-lasting harm to millions of people who depend on the river.

Over this week, Mekong River levels on the Laos-Thailand border in the Northeast fell at an alarming rate after China’s Jinghong Dam reduced its discharge and Xayaburi hydropower dam in Laos began trial operations.
Somkiat admitted that Thai authorities had no measures to mitigate the rapid change in water level but said the river would return to normal quickly, as Jinghong Dam had already resumed its regular discharge rate and the Xayaburi Dam trial would conclude soon.

Xayaburi hydropower dam

The Mekong River Commission (MRC) said that China had halved the discharge rate from Jinhong Dam for powerline maintenance between July 5 and 17, while a 72-hour test on Xayaburi Dam’s fifth power turbine would end on Friday.
“I urge people to wait a bit longer since the water level in the Mekong River will get back to normal within a few days,” Somkiat said.
“Xayaburi dam is run-of-the-river hydropower dam, which means it cannot hold much water in its reservoir and will only delay the river flow by around 24 hours, so the water discharged from China will refill the lower reaches of the Mekong River soon.”
He added that once the Xayaburi dam begins full operations in October, Thai authorities would receive obligatory timely reports of water discharge and river-level changes from its joint operator, the Electricity Generating Authority of Thailand (Egat).
Meanwhile, Egat has dismissed concerns brought up by the Thai People’s Network in Eight Mekong Provinces, claiming that the Xayaburi dam’s impacts will be minor and localised, with no damage done to people living downstream in Thailand.
However, the network pointed out on Thursday that the drastic unseasonal change in Mekong water levels in the Northeast of Thailand were a direct impact of Xayaburi Dam operations upriver.
The network added that since almost all the electricity generated by the dam will be sold to Egat, the electricity generating authority is responsible for the dam’s impacts downstream, which would include compensating people for loss of earnings and livelihood.

Dead aquatic animals on dry Mekong riverbed

Chainarong Setthachua, an academic at Maha Sarakham University, said he was dismayed to see the ongoing catastrophic impacts caused by Mekong mainstream dams.
Chainarong said extreme changes in water levels due to dams’ operations had already decimated the river’s fish stocks, the main source of protein for more than 60 million people living in the Mekong Basin.
Major hydropower development on the Mekong mainstream had already caused massive biodiversity loss and extreme environmental degradation throughout the Basin, he added.
Mekong countries must abandon all hydropower dam projects on the river in order to restore the health of Mekong ecosystems and protect our future generations from fast-approaching ecological disasters, Chainarong said.


Người Thái sốc khi thấy cá tôm chết dưới đáy sông Mekong khô cạn
19/07/2019 10:40 GMT+7

TTO - Các chuyên gia lo ngại những ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong bắt đầu biểu hiện rõ, báo hiệu một tương lai bất định cho cả khu vực.

Nước từ thượng nguồn không về, cá tôm chết khô dưới đáy sông Mekong đoạn chảy qua Thái Lan - Ảnh: THE NATION

Theo báo The Nation, ông Somkiat Prajumwong - tổng thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan (ONWR), vừa lên tiếng trấn an người dân rằng mực nước sông Mekong ở Thái sẽ sớm hồi phục sau khi xuống thấp kỷ lục trong tuần này do ảnh hưởng của đập thủy điện trên thượng nguồn.
Trong tuần này, nước sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Lào - Thái Lan ở khu vực đông bắc giảm xuống mức báo động do đập Cảnh Hồng ở Trung Quốc giảm xả nước, còn đập Xayaburi ở Lào bắt đầu vận hành thử nghiệm.
Ông Somkiat thừa nhận chính quyền Thái "không có biện pháp nào" để đối phó mực nước thay đổi nhanh, chỉ khẳng định dòng sông sẽ sớm "trở lại bình thường" sau khi Cảnh Hồng xả nước đều trở lại, còn đập Xayaburi cũng sớm hoàn tất thử nghiệm.
Trước đó, Ủy hội sông Mekong (MRC) thông báo Trung Quốc đã giảm một nửa lượng nước xả từ đập Cảnh Hồng để bảo trì hệ thống truyền tải điện từ ngày 5 đến 17-7. Trong khi đó, đập Xayaburi ở Lào cũng tiến hành chạy thử tuôcbin phát điện thứ 5 trong 72 giờ, kết thúc vào hôm nay (19-7).
"Tôi kêu gọi mọi người chờ đợi thêm ít lâu vì sông Mekong sẽ trở lại bình thường trong vài ngày. Đập Xayaburi không thể giữ nước lâu hơn 24 giờ, do đó nước xả từ Trung Quốc sẽ sớm về đến hạ nguồn" - ông Somkiat thông báo.

Sông Mekong ở Thái Lan trơ đáy ngay trong mùa mưa - Ảnh: THE NATION

Vị quan chức Thái bổ sung thêm: đập Xayaburi sẽ bắt đầu vận hành toàn phần từ tháng 10 năm nay và chính quyền Thái sẽ nhận được thông tin về lịch xả nước, sự thay đổi về mực nước thông qua đơn vị đồng vận hành là Cơ quan Phát điện Thái Lan (Egat).
Trước quan ngại về tác động môi trường của thủy điện sông Mekong từ tổ chức Mạng lưới người Thái ở tám tỉnh Mekong, Egat cho rằng tác động của đập Xayaburi sẽ ở "mức nhỏ" và được khoanh vùng, không gây ảnh hưởng đến người dân sống dưới hạ nguồn ở Thái Lan.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động chỉ ra mực nước thấp bất thường của sông Mekong ngay trong mùa mưa này là dấu hiệu rất rõ cho thấy tác động trực tiếp của siêu đập Xayaburi trên thượng nguồn.
Ông Chainarong Setthachua, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Maha Sarakham (Thái Lan), cho biết ông cảm thấy choáng váng khi nhìn thấy ảnh hưởng thảm họa do các đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong gây ra.
Chuyên gia Chainarong cho biết thay đổi quá lớn về mực nước đã làm suy giảm lượng cá sông Mekong, nguồn dinh dưỡng chính của 60 triệu người sống ở lưu vực.
Nếu các nước Mekong không chịu từ bỏ tất cả dự án thủy điện để hồi phục hệ sinh thái, tương lai của các thế hệ sau vô cùng bất định.


SOURCES:

.


No comments:

Post a Comment