Bất chấp
sự phản đối của người dân Thái Lan và giới môi trường, Trung Quốc đã
bắt đầu khảo sát chuẩn bị việc đặt thuốc nổ phá các thác ghềnh,
cồn lớn nhỏ nhằm thông dòng cho các tàu hàng lớn của Bắc Kinh xuôi
xuống Đông Nam Á.
Một tàu hàng của Trung Quốc di
chuyển trên sông Mekong – Ảnh: Reuters
Theo Bangkok Post, phía Trung Quốc
hôm 19-4 chính thức bắt đầu dự án khảo sát sông Mekong từ Chiang Rai,
bắc Thái Lan.
Sở hàng hải địa phương thông
báo Công ty tư vấn Trung Quốc CCC Second Habor đã chính thức bắt tay
vào dự án và dự kiến hoàn thành trong 55 ngày. Tờ The Nation cho
biết ba tàu lớn của Bắc Kinh đã cập cảng Chiang Saen ở Chiang Rai và
60 thành viên đội khảo sát đã đi qua trạm kiểm soát biên giới.
Trưởng nhóm Liu Jian cho biết họ
sẽ khảo sát 15 điểm ghềnh thác dọc một đoạn sông dài 96km từ khu tam
giác vàng, tiếp nối giữa Lào, Thái Lan và Myanmar, đến Kaeng Pha Dai ở
Chiang Rai. Giai đoạn đầu của dự án khảo sát từ phía Trung Quốc đến
khu tam giác vàng đã hoàn tất từ trước đó.
Tổn
hại môi trường
Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch nạo
vét nhằm thông luồng cho các tàu hàng trên tuyến đường thủy từ Vân Nam
xuống Thái Lan và Lào từ năm 2001 dù kế hoạch từng bị Bộ Quốc phòng
Thái Lan phản đối vì lo ngại vấn đề biên giới với Lào.
Sau khi hoàn tất khảo sát, kế
hoạch dự kiến bước vào giai đoạn 2 vào năm 2020 với việc cải thiện
đường thủy và xây dựng các cảng tàu chở hàng và chở khách. Bắc
Kinh cũng đã cho các nước trong khu vực vay hơn 10 tỉ USD để xây dựng
hạ tầng và cải thiện mạng lưới vận chuyển trên sông Mekong.
Chính quyền Thái Lan hồi cuối
tháng 12-2016 đã bật đèn xanh cho “Kế hoạch phát triển đường thủy
quốc tế trên sông Mekong – Lan Thương 2015-2025” này, trong đó bao gồm kế
hoạch sử dụng thuốc nổ để mở rộng dòng sông cho các tàu hàng trên 500
tấn. Trước năm 2015, các tàu thương mại chở hàng từ Trung Quốc đến
Thái Lan chỉ có tải trọng từ 100-300 tấn.
Thủ tướng Prayut Chan-o-cha khi
đó đã bác bỏ các lo ngại về môi trường, cho rằng cần phải cân bằng
giữa môi trường và phát triển kinh tế. Các quan chức Thái Lan cũng
cho rằng kế hoạch giúp việc vận chuyển hàng hóa và hành khách an
toàn hơn, rẻ hơn.
Lãnh đạo Phòng thương mại Chiang
Rai Anurat Inthorn thậm chí tham vọng tỉnh này sẽ trở thành một trung
tâm vận chuyển đường thủy nhờ kế hoạch này.
Suranart Sirichok, quyền lãnh đạo
Sở Hàng hải Chiang Rai, tuần trước khẳng định cuộc khảo sát chỉ là
một phần của kế hoạch phát triển sông Mekong và không có kế hoạch
nào liên quan đến việc đặt thuốc nổ trên sông.
Tuy nhiên, cơ quan này không tiết
lộ bất cứ chi tiết nào về cuộc khảo sát cho người dân. Jirasak
Inthayot, điều phối của Mạng lưới Rak Chiang Khong, khẳng định cuộc
khảo sát này nhằm chuẩn bị cho việc phá các ghềnh thác trên sông
Mekong để các tàu hàng lớn của Trung Quốc xuôi xuống hạ nguồn.
Phần
nổi của tảng băng
Các nhóm bảo vệ môi trường Thái
Lan cho biết họ sẽ cùng người dân biểu tình phản đối. “Chúng tôi
muốn chính phủ Trung Quốc lẫn Thái Lan biết rằng chúng tôi sẽ bảo
vệ những thác ghềnh này khỏi các vụ nổ có thể dẫn đến thảm họa
cho hệ sinh thái và các cộng đồng địa phương” – ông Jirasak tuyên bố.
Trong khi đó, nhà hoạt động
Niwat Roikeaw khẳng định: “Trung Quốc nếu muốn cùng chung sống tại khu
vực Mekong, họ phải hiểu rằng còn có những người khác cùng sống
chung. Nếu không, đó là sự xâm phạm kinh tế vì lợi ích của riêng
họ”.
Giới phân tích cũng cho rằng Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất từ dự án nhằm biến dòng Mekong thành cửa sau cho việc vận chuyển hàng hóa xuống Đông Nam Á. Theo báo The Nation, sông Mekong không phải đường tắt để vận chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc, Lào và Thái Lan.
Giới phân tích cũng cho rằng Trung Quốc là nước hưởng lợi nhiều nhất từ dự án nhằm biến dòng Mekong thành cửa sau cho việc vận chuyển hàng hóa xuống Đông Nam Á. Theo báo The Nation, sông Mekong không phải đường tắt để vận chuyển hàng hóa giữa Trung Quốc, Lào và Thái Lan.
Đoạn sông từ cảng Tư Mao ở Vân
Nam xuống Chiang Kong của Thái Lan dài 590km trong khi đường bộ chỉ
450km, đường thủy Tư Mao đến Luang Phrabang cũng dài đến 890km trong khi
đường bộ chỉ 510km.
Về ý nghĩa kinh tế, thương mại
từ dòng Mekong của Thái Lan với Trung Quốc, Lào, Myanmar vào khoảng
4,5 tỉ USD trong năm 2016 nhưng cũng chỉ là phụ so với đường bộ.
Lượng thương mại của Bangkok từ
tuyến cao tốc R3A với Trung Quốc và Lào trong năm ngoái vào khoảng 5,4
tỉ USD. Một điều đáng quan ngại khác là vấn đề biên giới. Cũng như
Bộ Quốc phòng Thái Lan, nhiều quan chức của Bangkok lo việc thông dòng
Mekong, ranh giới tự nhiên với Lào, có thể làm thay đổi đường biên
giới.
Thảm
họa
Kế hoạch của Trung Quốc vấp
phải sự phản đối kịch liệt của người dân Thái Lan và các nhà hoạt
động môi trường. Họ cho rằng nó sẽ gây ra vô số thảm họa cho môi
trường vốn đã chịu nhiều tổn thương từ các đập thủy điện dọc sông
Mekong.
Theo Bangkok Post, 20 tổ chức bảo
vệ sông Mekong đã ra thông cáo chung nhằm ngăn chặn việc phá các cồn
trên sông có thể đe dọa đến các loài thủy sản, nguồn lương thực của
hàng triệu người trong khu vực.
“Nếu con sông này bị kéo thẳng
ra, tốc độ dòng sẽ tăng mạnh dẫn đến khô hạn ở thượng nguồn và lũ
lụt ở hạ nguồn” – Tổ chức River Rhine cảnh báo.
Source:
No comments:
Post a Comment