(Nature: The key to Mekong’s sustainable growth and development)
Chris
Hallam and Akchousanh
Rasphone – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye - 10 October 2024
Một bảng hiệu cho Vùng
Bảo tồn Cá ở Siphandone, tỉnh Champasak, Lào.
[Ảnh: WWF-Laos]
Khi các nền kinh tế Mekong tăng
trưởng, rất cần hành động cấp bách để cứu các chủng loại nước ngọt đang tụt
giảm
Khi các quốc gia của Mekong và vùng Phụ cận gấp rút phục hồi
tăng trưởng kinh tế trước đại dịch, những dấu hiệu của tiến bộ đã rõ ràng –
chân trời nổi lên, giới bán lẻ quốc tế đi vào, phi trường ồn ào với các chuyến
bay quốc tế. Nhưng cùng lúc với sự dâng
lên của sự phát triển của con người, đời sống hoang dã đang trải qua sự biến
chuyển của nó, và không tốt hơn.
Phúc trình Hành tinh Sống động 2024 cho thấy một sự sụt giảm
85% trong các dân số chuảng loại nước ngọt được theo dõi toàn cầu, nhiều hơn
mất mát của chủng loại trên mặt đất (-69%) và biển (-56%).
Chiều hướng làm lo âu nầy được phản chiếu trong sông Mekong,
nơi có ít nhất 19% chủng loại cá được đánh giá có nguy cơ tuyệt chủng, theo
phúc trình Cá Mekong bị Bỏ quên gần đây.
Ở hồ Tonle Sap ở Cambodia, thí dụ,
dữ kiện đánh bắt được cho thấy một sự sụt giảm 88% trong khắp 110 chủng loại cá
trong 16 năm.
Làm thế nào sự sụt giảm cá nước ngọt có liên quan đến tăng
trưởng kinh tế? Mọi thứ.
Đa dạng sinh học không chỉ là lo ngại môi trường; nó là sự đo
đạc vô cùng quan trọng của sức khỏe của những hệ thống thiên nhiên mà các nền
kinh tế dựa vào.
Trong khu vực Mekong và vùng Phụ cận, số phận của con người
và đời sống hoang dã quyện với nhau.
Sông Mekong duy trì 68 triệu người, có tác dụng như một nguồn lương
thực, nước, giao thông, và đất đai màu mỡ.
Nó là nơi cư trú của nền thủy sản nội địa lớn nhất hành tinh,
và sức khỏe của nó là trụ cột của kinh tế khu vực. Một con sông suy thoái có nghĩa là kinh tế
thu hẹp – và một đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người.
Áp lực lên các hệ sinh thái tự nhiên trong khu vực Mekong và
vùng Phụ cận đang gia tăng vì phát triển mạnh mẽ. Nhưng sự suy thoái của sông, và khủng hoảng
tuyệt chủng mà nó thúc đẩy, không thể tránh khỏi.
Có những giải pháp. Ở
Lào và Thái Lan, những vùng không câu cá hay Vùng Bảo tồn Cá (FCZs) đã bảo vệ
dân số cá từ trên 15 năm nay.
Những vùng nầy tạo nện những nơi cư trú cho các loại có nguy
cơ tuyệt chủng, với ngư dân địa phương công nhận tầm quan trọng của việc bảo vệ
nơi cư trú. Nghiên cứu từ FCZs ở Lào xác
nhận rằng những mô hình của sáng kiến bảo tồn do cộng đồng quản lý đã thành
công trong việc nâng cao đa dạng sinh học lẫn cuộc sống.
Tương tự, canh tác lúa-cá – một lối thực hành kết hợp nuôi
thủy sản với sản xuất lúa và là một sáng kiến then chốt ở Việt Nam – cung cấp
một cách khả chấp để cân bằng năng suất nông nghiệp với bảo tồn đa dạng sinh
học.
Bằng cách kiểm soát sâu bọ và bón phân hoa màu, cá giúp nông
dân gia tăng năng suất và tạo nên những nguồn thu nhập mới. Bằng cách làm việc với nhịp lũ tự nhiên của
sông, đường lối nầy cũng bồi lắng phù sa sông trên đất một lần nữa, giúp chống
lại sụt lún của đồng bằng.
Những sáng kiến địa phương nầy phải được gia tăng để phù hợp
với cường độ của thách thức. Để đối đầu
với khủng hoảng đa dạng sinh học, chánh phủ phải thực hiện những hứa hẹn của
Khuôn khổ Đa dạng Sinh học Toàn cầu Kunming-Montreal (KM-BGF) được đồng ý tại
hội thảo đa dạng sinh học Liên Hiệp Quốc trong năm 2022.
Chỉ trong 2 tuần, lãnh đạo thế giới sẽ tập họp để đánh giá
tiến bộ của KM-BGF. Trong số 23 mục tiêu
phải đạt đền trong năm 2030, mục tiêu thứ 3rd nói rõ rằng bảo vệ 30%
đất, nước và biển của thế giới.
Chúng ta lấy làm buồn vì còn xa với việc đạt được tham vọng
nầy, chỉ có 16% đất và 8% biển hiện được bảo vệ. Nới rộng diện tích được bảo vệ và cung cấp
tài nguyên cần thiết để quản lý chúng có hiệu quả rất cần để ngăn chận mức độ
tuyệt chủng và đảo ngược suy thoái môi trường.
Ngoài ra, chúng ta phải tăng cường việc bảo tồn bên ngoài
diện tích được bảo vệ bằng cách hỗ trợ Người Bản xứ và các cộng đồng địa phương
thực hiện các biện pháp thay thế như Các Biện Pháp Bảo tồn Dựa trên Diện tích
có Hiệu quả (OECMs).
Xây dựng trên thỏa thuận lịch sử nầy, các quốc gia trên toàn
cầu đến với nhau để phát động Thanh thức Nước để chi tiết làm thế nào họ sẽ bảo
vệ 30% đất ngập nước ngọt và cũng phục hồi 300.000 km sông và 350 triệu
hectares đất ngập nước trên toàn cầu – vì phục hồi sông bị suy thoái và đất
ngập nước cũng quan trọng để dảo ngược mất mát thiên nhiên và xây dựng sức chịu
đựng khí hậu.
Vì nỗ lực lớn nhất của thế giới để bảo vệ và phục hồi các hệ
sinh thái nước ngọt, sáng kiến do quốc gia cầm đầu đại diện cho một cơ hội vô
cùng quan trọng cho các quốc gia trong khu vực Mekong tham gia đấu tranh để cứu
sông của họ.
Hiện nay, Cambodia là quốc gia duy nhất của Thách thức Nước
Ngọt trong khu vực Mekong, nhấn mạnh sự cần thiết cho các quốc gia láng giềng
để hành động cấp bách. Sự tham gia của
các quốc gia Mekong khác rất quan trọng nếu khu vực muốn bảo vệ các hệ sinh
thái nước ngọt và hàng triệu người lệ thuộc vào chúng.
Các hệ sinh thái nước ngọt của Mekong đang đứng trên khúc
quanh. Đối với hàng triệu người dựa vào
sông để có thực phẩm, nước và sự sống còn, thất bại không là sự chọn lựa.
Đảo ngược nhiều thập niên thiệt hại sẽ là một công việc đồ
sộ, nhưng nó có thể thực hiện được. Các
khí cụ, kiến thức, và giải pháp đã có trong tay. Cái đang thiếu là ý chí tập thể và tài chánh
để hành động – mạnh mẽ và nhanh chóng.
Các sáng kiến như Thách thức Nước Ngọt, Vùng Bảo tồn Cá, và
những lối thực hành khả chấp như canh tác lúa-cá cho thấy rằng phục hồi có thể
được – và với nó, một tương lai nơi thiên nhiên và phát triển nẩy nở với
nhau. Nhưng các hệ sinh thái đang phục
hồi cũng có nghĩa là nâng cao thích ứng và chịu đựng khí hậu để bảo vệ thiên
nhiên lẩn người dân dựa vào nó.
Đây là lúc then chốt, nhưng là lúc trần đầy tiềm năng. Cơ hội để cứu Mekong và những hệ sinh thái
của nó đang ở trong tầm tay của chúng ta, và với hành động được phối hợp, chúng
ta có thể xây một tương lai nơi sông, người dân, và đời sống hoang dã nẩy nở
với nhau.
Sức chịu đựng khí hậu sẽ là chìa khóa cho nỗ lực nầy, vì nó
không những là những hệ sinh thái mà còn là sự ổn định xã hội đang lâm
nguy. Sự chọn lựa là của chúng ta, và
nếu chúng ta nắm lấy thời điểm nầy, có nhiều lý do để tin rằng một tương lai
khả chấp tươi sáng hơn là có thể được.
Bây giờ là lúc hành động.
No comments:
Post a Comment