Sunday, January 14, 2024

MEKONG: TỪ ĐE DỌA ĐẾN CÁC GIẢI PHÁP THAY THẾ

(Mekong: From threats to alternatives)

WWF – Bình Yên Đông lược dịch

29 December 2023

 

Một người đàn ông trên chiếc thuyền đánh cá trong sông Mekong ở Lào.

[Ảnh: Michele Depraz]

 

Sinh thái của lưu vực sông Mekong từ lâu bị đe dọa bởi những hoạt động không khả chấp, nhưng các giải pháp thay thế càng ngày càng được giới thiệu để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của lưu vực, ngăn ngừa hủy hoại thêm đa dạng sinh học và duy trì an ninh lương thực của khu vực.

 

Giống như Yangtze, sông Mekong bắt nguồn từ Tây Tạng Himalayas.  Được nuôi dưỡng bởi tuyết tan, nó bắt dầu hành trình dài 4.200 km qua những hẽm núi đứng ở Trung Hoa, thu thập sức mạnh từ những suối dọc theo hành trình, đi qua nhiều vùng ở Burma [Myanmar], Lào, Thái Lan trước khi tiến về Cambodia và đổ vào Biển Đông ở miền nam Việt Nam.  Hành trình dài đến đồng bằng nầy từ 5.000 m trên mặt nước biển cho thấy bằng chứng của tính phong phú của sự giàu có sinh học.

Lưu vực rộng 800.000 km2 là nơi cư trú của 1.300 chủng loại và giàu có nhưng phần lớn chưa được biết của động vật không có xương sống và rùa.  Sông là một trong những thành trì cuối cùng của cá heo sông Irrawaddy nổi tiếng.  Đất ngập nước trong lưu vực là nơi ẩn náu của những chủng loại quý hiếm chẳng hạn như cá sấu Siamese và sếu đầu đỏ.  Rừng còn lại trong khu vực là nơi cư trú của những thú vật đặc biệt, gồm có những chủng loại có nguy cơ tuyệt chủng quyến rũ như cọp và những thú ăn thịt lớn chỉ được khám phá trong thập niên qua.  Những địa điểm ở Cambodia đã được chỉ định như đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế qua Quy ước Ramsar và 2 vùng của lưu vực sông Mekong có đủ điều kiện của vùng chim bản xứ.

Nhưng các nhà hoạt động môi trường trong khu vực đã bày tỏ lo ngại về sự suy thoái đáng kể của đa dạng sinh học của Mekong.  Nhiều chọn lựa khả chấp nên được thực hiện cấp bách, họ nói.

 

Những đe dọa đối với sông Mekong

Sinh thái của lưu vực sông Mekong từ lâu đã bị đe dọa bởi những hoạt động không khả chấp, nhưng những giải pháp thay thế càng ngày càng được giới thiệu để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của lưu vực, ngăn ngừa thêm suy thoái đa dạng sinh học và duy trì an ninh lương thực của khu vực.  Những dự án kỹ thuật sông lớn trên các phụ lưu của sông là những đe dọa lớn nhất.

 

Là sông lớn nhất và dài nhất ở Đông Nam Á (ĐNA), Mekong hỗ trợ thú vật sông đa dạng thứ 2nd trên thế giới sau Amazon, một tài sản thiên nhiên nay bị đe dọa bởi các dự án thủy điện.  Đập thứ hai trên dòng chánh Mekong được dự trù trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa.  Dự án Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) 1.350 MW gần hoàn tất vào cuối năm nay.

Mười hai vùng quan trọng của đáy sông từ Yunnan đến tỉnh Chiang Rai ở đông bắc Thái Lan cũng sẽ được phá nổ để loại bỏ những ghềnh thác và đào sâu lòng sông cho thủy vận thương mại.  Kế hoạch nầy là một phần của thỏa thuận được ký kết bởi Thái Lan, Burma, Lào và Trung Hoa để khuyến khích du lịch và thủy vận thương mại.

Ở Thái Lan, 2 dự án chuyển nước lớn lao đang được tiến hành.  Kong-Chi-Mun trong giai đoạn xây cất đầu tiên, trong khi Kok-Ing-Nan vẫn còn trong giai đoạn quy hoạch nhưng được đẩy mạnh bởi Chánh phủ.

Dự án Kong-Chi-Mun, gồm có trên 20 đập trên sông Chi và Mun, sẽ tạo nên những vùng dọc theo sông Mekong ở các tỉnh đông bắc, trong khi Kok-Ing-Nan nhằm mục đích để chuyển sông Kok (một phụ lưu của Mekong) về phía bắc.  Kong-Chi-Mun đang đối mặt với chống đối ở địa phương vì ảnh hưởng xã hội và môi trường của nó, nhất là làm mặn đất.

Đập Pak Mun trên sông Mun (một phụ lưu khác của Mekong) trong tỉnh Ubon Ratchathani, đã có những ảnh hưởng xã hội và môi trường (nhất là thủy sản), ngoái việc thiếu đứng vững kinh tế của nó.  Đập được hoàn tất trong năm 1994, ngay sau đó làm cho chủng loại cá địa phương sụt giảm vì hầu hết là di ngư, và làm trầm trọng thêm khủng hoảng lương thực, ảnh hưởng nhiều người dân địa phương.  Dân làng nay làm áp lực với Chánh phu Thái để mở cửa đập để giải quyết khủng hoảng.

Trong thập niên qua, Thái Lan đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các dự án thủy điện ở các quốc gia láng giềng như là một phần của chánh sách để khuyến khích nhập cảng điện để đáp ứng nhu cầu.  Ở Lào, kể từ việc đóng băng vĩnh viễn của dự án đầu tiên – đập Pa Mong trên dòng chánh Mekong – một vái dự án thủy điện đã được xây cất trên các phụ lưu, gồm có dự án Theun-Hinboun và Nam Theun 2.  Có những động cơ kinh tế quan trọng hiện đang thúc đẩu kinh tế Lào.  Chúng đặt ra câu hỏi lớn liệu kế hoạch xây-điều hành-chuyển giao được thúc đẩy bởi thành phần tư nhân là quyền lợi lâu dài tốt nhất cho kinh tế Lào.  Ở dưới Cambodia, vấn đề quan trọng là ảnh hưởng tiềm tàng của đập đối với sông Tonle Sap, một phụ lưu khác của Mekong, và đối với việc sản xuất lúa và cá ở địa phương.

Ở miền nam Việt Nam, ảnh hưởng của các đập ở thượng lưu đối với dòng nước và lượng phù sa trong thành phần “chín rồng” của Mekong trong vùng nầy, gây ra xâm nhập nước mặn và ảnh hưởng tai hại đến năng suất của cửa sông và canh tác thực phẩm trong đồng bằng.  Sông Mekong giống như mạch máu chánh của người dân ĐNA, cung cấp cho họ cá và lúa, 2 thức ăn căn bản cho ẩm thực tự túc truyền thống.  Mức sản xuất cá trong lưu vực vào khoảng 800 triệu USD.

Tất cả các dự án thủy điện gần đây trên dóng chánh Mekong và các phụ lưu đã có những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sông và ảnh hưởng đến thủy sản và cuộc sống dựa vào đánh cá của các cộng đồng địa phương.  Mối liên hệ mật thiết của dòng chánh Mekong và các phụ lưu của nó có nghĩa là những ảnh hưởng nầy tự động lan tràn trên toàn thể lưu vực.

 

Những giải pháp thay thế: Tiến đến một Mekong khả chấp

Sáu quốc gia duyên hà Mekong đã trải qua tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và cùng lúc với nhu cầu gia tăng cho hạ tầng cơ sở kinh tế, gồm có sản xuất năng lượng.  Từ thập niên 1950s đến đầu thập niên 1990s, người dân liên quan đến việc phát triển khu vực Mekong tin rằng nhu cầu cho kinh tế có thể được đáp ứng một cách tốt nhất qua việc sản xuất thủy điện.

Nhưng những kinh nghiệm cay đắng phát xuất từ những ảnh hưởng xã hội và môi trường nghiêm trọng của các dự án thủy điện vẫn còn được cảm nhận.  Càng ngày càng có nhiều kêu gọi cho việc quản lý lưu vực sông khả chấp hơn.

Vì đáp ứng nhu cầu năng lượng được xem như cội rễ của sai lầm trong quá khứ, các tổ chức kể cả Quỹ Thiên nhiên Toàn Thế giới (WWF) đang chú trọng đến các hoạt động để khuyến khích những nguồn năng lượng thay thế.  Một trong những thách thức quan trọng trong việc tranh đấu để bảo vệ sông Mekong và các hệ sinh thái quan trọng của nó là giúp khu vực cải thiện hiệu năng năng lượng qua việc quản lý phía cầu (DSM) và chuyển qua một lề lối phân tán năng lượng dựa phần lớn vào DSM các kỹ thuật qui mô nhỏ và thân thiện với môi trường, WWF nói.  “Chúng tôi nhằm khuyến khích một sự trộn lẫn các lựa chọn trong việc sản xuất năng lượng, cung cấp nước và sản xuất nông nghiệp sẽ làm dễ dàng cho khát vọng xã hội và kinh tế được thực hiện trong những cách cũng duy trì phẩm chất của môi trường”.  Giám đốc Chiến dịch Nước Sông WWF Richard Holland giải thích.  “Điều nầy có nghĩa là làm việc với các chánh phủ trong khu vực Mekong, các bộ phận quốc tế chẳng hạn như Văn phòng của Ủy hội Sông Mekong (MRCS), doanh nghiệp (nhất là các công ty kỹ thuật) và các NGOs khác,” ông nói.

Robert Mather, thay lời cho WWF Thái Lan, thêm rằng một mục tiêu là cắt xuất [nhập] cảng điện sang [từ] Lào, WWF sẽ làm việc với các đối tác khác về những chương trình năng lượng thay thế ở Thái Lan.  “Chúng tôi muốn làm việc với MRCS ở Cambodia để khuyến khích một đường lối toàn bộ hơn để phát triển khả chấp, cũng như với Ngân hàng Phát triển Á Châu để ảnh hưởng sự hỗ trợ tài chánh cho các dự án trong khu vực,” ông nói.

Tuy nhiên, phát triển khả chấp không có một định nghĩa rõ ràng trong bất cứ lãnh vực nào, và nó mở ra một định nghĩa thiết thực.  Giám đốc điều hành của MRCS Joern Kristensen nói nó nên có nghĩa là “một tiến trình phát triển để lợi ích được chia sẻ công bằng trong khi tối thiểu hóa nguy hại đến môi trường”.  “Nối kết giữa năng lượng gia tăng và tiêu thụ nước, gia tăng di chuyển của hàng hóa và người dân, gia tăng mậu dịch khu vực và gia tăng đô thị hóa là cần thiết.  Cố gắng để chận đừng tiến trình nầy sẽ giống như cố gắng chận đứng dòng chảy của sông Mekong,” ông giải thích.

Nhưng Dave Hubbel của NGO Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA) có trụ sở ở Bangkok nói rằng phát triển khả chấp thật sự cần thay đổi sâu rộng trong mô hình phát triển.  Loại dự án phát triển hay khía cạnh kỹ thuật có thể không quan trọng bằng tiến trình lấy quyết định cho nó, ông nói.

“Việc tham gia của người dân và kiến thức địa phương phải là nền tảng của bất cứ phát triển trong khu vực,” ông nhấn mạnh.  Trên hết, ông nói, thay đổi mô hình phải xảy ra ở tất cả các cấp và liên quan đến người dân địa phương, chánh phủ và các tổ chức tài chánh.  Robert Mather đồng ý với ông Hubbel rằng đường đi còn dài để thực hiện một Mekong khả chấp.

No comments:

Post a Comment