Sunday, August 20, 2023

RẮC RỐI NƯỚC: MỘT HỒ ĐANG KHÔ VÀ MỘT THẾ GIỚI ĐANG BIẾN MẤT Ở CAMBODIA

(Troubling the Water: A Dying Lake and a Vanishing World in Cambodia)

 

Abby Seiff – Bình Yên Đông lược dịch

University of Nebraska Press – 2022

 

Hồ Tonle Sap ở Cambodia. [Ảnh: Pure Luxe Travel]

 

Rắc rối Nước  là một báo cáo quan trọng và đúng lúc về hồ Tonle Sap ở Cambodia, nơi một hệ sinh thái đặc thù và quan trọng trong lưu vực sông Mekong xuyên biên giới trực tiếp hỗ trợ cho 1,5 triệu người Cambodia và là một trong những nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới.  Abby Seiff là một phóng viên làm việc ở Đông Nam Á gần một thập niên, là chủ bút của 2 tờ báo Anh ngữ chánh ở Cambodia vào lúc đó: The Cambodia DailyThe Phnom Penh Post.  Dựa phần lớn vào các chuyến tường trình được thực hiện từ năm 2016 đến 2017, quyển sách của cô điều tra sự suy thoái của hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên của hồ Tonle Sap, kể một câu chuyện tương tự với các nhà nghiên cứu hồ: “Mọi người nói với chúng tôi một chuyện giống nhau: nước thấp hơn bao giờ, cá nhỏ hơn bao giờ, có vẻ không có gì trong hồ” (p.9)

Tầm mức của những vấn đề đối mặt với cư dân ở hồ Tonle Sap thì lớn lao, và những vấn đề nầy ăn rễ sâu và quyện với nhau trong nhiều cách phức tạp.  Chương I mô tả tầm quan trong nhiều thế kỷ của nước chung quanh hồ và các đồng lụt của nó.  Nó cũng cho thấy sự song song giữa làm thế nào hạn hán cực đoan góp phần vào sự suy tàn của vương quốc Angkor và sự suy tàn hiện nay của thủy sản trong hồ.  Chương II theo dõi thời kỳ cá phong phú đã mất, và ảnh hưởng của các chế độ thuộc địa Pháp và Khmer Đỏ đối với việc quản lý thủy sản.  Các chương III và IV khám phá những động cơ làm cho thủy sản suy tàn, mổ xẻ những mối liên hệ và căng thẳng phức tạp giữa bảo tồn, đánh cá thương mại, đánh cá bất hợp pháp, phá rừng và tham nhũng.  Động lực và hệ quả xuyên biên giới của việc phát triển thủy điện trong lưu vực sông Mekong cũng được xem xét.  Các chương V đến IX khám phá những thách thức mà các cộng đồng ở ngoài lề và dễ tổn thương phải đối mặt trong việc thích ứng với những thay đổi môi trường nầy.  Trong những chương nầy, tác giả nhấn mạnh đến chu kỳ nợ nần và sự không chắc chắn không tốt phát sinh từ việc thiếu những lựa chọn thay thế và khả chấp cho cuộc sống dựa vào nước, lưới an toàn xã hội và hỗ trợ của chánh quyền.

Sức mạnh của quyển sách của Seiff nằm trong việc mô tả con người gợi ý, sâu sắc và chăm chú, các câu chuyện của họ và đời sống xảy ra cùng lúc với nhịp lũ Mekong.  Điều nầy làm cho người đọc thấy rõ và cảm thông với những chật vật mà các cộng đồng ở hồ phải đối mặt.  Những căng thẳng họ trải qua giữa đời sống dựa vào nước ngày càng bấp bênh và lòng mong muốn có đất của họ là một động lực quan trọng và thường bị bỏ quên rõ ràng đến qua lời kể của Seiff, cho thấy tính phức tạp nhiều mặt liên quan đến cuộc sống dựa vào tài nguyên thiên nhiên.  Trong những năm gần đây, sự chú ý gia tăng về việc làm thế nào thay đổi khí hậu và phát triển thủy điện đã góp phần làm cho mực nước thấp kỷ lục và sự sụt giảm của cá trong hồ.  Tuy nhiên, như Seiff cho thấy một cách đúng đắn, sự suy thoái môi trường nầy phải được bối cảnh hóa trong một lịch sử lâu dài của các động lực sau xung đột, các quyền lợi được ban cho, và những căng thẳng giữa bảo tồn và đánh cá bất hợp pháp.

Seiff rút ra từ nhiều nguồn rộng rãi trong việc thực hiện câu chuyện về sự suy tàn của hồ nầy.  Cô dùng câu chuyện về Angkor thế kỷ 13th của Zhou Daguan, các câu chuyện từ thời thuộc địa Pháp, thơ Khmer, các phúc trình khoa học, các bài viết trên các tạp chí học thuật và các câu chuyện trên truyền thông từ Cambodia.  Từ quan điểm học thuật, quyển sách phải được đặt vào tài liệu phân tích chánh trị bắt nguồn từ việc cai quản nhiều lãnh vực và nhiều thành phần và những sắp xếp chung quanh hồ, mà hậu quả là tạo nên khả năng thích ứng tương đối yếu.  Các quan điểm từ sinh thái chánh trị cũng là chìa khóa trong việc mở ra làm thế nào những chống đối về việc tiếp xúc với tài nguyên thiên nhiên tạo nên tính dễ tổn thương.  Rắc rối Nước có thể đọc trong đàm luận với Những Đời sống Nổi của Tonle Sap của Mak Sithirith và Carl Grundy-Warr, chi tiết ảnh hưởng của hệ thống chia lô đánh cá đầy tranh cãi đối với bất an của cuộc sống và các chiến lược thích ứng.  Nó cũng quan trọng để lưu ý đến làm cách nào đánh cá và canh tác được liên kết trong chiến lược cuộc sống chung quanh hồ và các đồng lụt của nó.  Rộng hơn, những vấn đề nầy phải được đặt vào các động lực rộng hơn của thay đổi môi trường và mất an ninh của việc chiêm hữu đất, lôi cuốn những liên hệ quan trọng giữa nợ nần, thay đổi môi trường và di dân trên khắp nước.

Đây là một quyển sách được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng chú ý thêm đén những tranh luận học thuật có thể cho thấy những phức tạp ở phía sau một số vấn đề.  Thí dụ, xác nhận rằng tổ chức liên chánh phủ Ủy hội Sông Mekong (MRC) là “ hoàn toàn… không có răng” (p. 51) có thể che đậy những căng thẳng mà MRC trải qua giữa những giới hạn và nhiệm vụ của nó và vai trò như một cơ quan sản xuất kiến thức khoa học.  Một vấn đề khác quay quanh bi kịch của dân chúng, ngồi phần nào không dễ dàng trong phân tích của Seiff về những nguyên nhân của sự suy tàn của hồ.  Seiff chỉ ra rằng “tham lam và quản lý sai, ưu tiên lộn xộn, và tham những, và bi kịch của quần chúng tất cả đã chung sức để làm hại Tonle Sap” (p. 9).  “Bi kịch” nầy, như được lý thuyết hóa bởi Garrett Hardin, thường được huy động trong các cốt chuyện phổ biến để giải thích một sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên hầu như không thể tránh.

 

Tuy nhiên, nó dựa trên những giả thiết có vấn đề là xem con người như thứ ích kỷ có lý trí và lý thuyết của Malthus đã chỉ ra một sự liên hệ ngược giữa tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng dân số.  Các lý thuyết gia chẳng hạn như Elinor Ostrom đã phản lập luận rằng quần chúng có thể được quản lý thành công qua các biện pháp tổ chức, nhất là ở cấp địa phương.  Do đó, một “bi kịch” không nhất thiết không thể tránh khỏi, và sự suy đồi của thủy sản Tonle Sap thay vào đó có tác dụng như một cốt chuyện để cảnh cáo chung quanh những khó khăn của việc xây dựng lại các tổ chức cộng đồng đã bị phá bỏ cho quyền lợi được ban bố, mà Seiff công nhận trong việc cứu xét làm thế nào di sản của Khmer Đỏ gây ra trong “sự nghiệm trọng của việc hủy hoại các cộng đồng, tổ chức và chấn thương càn quét sẽ hình thành quốc gia trong những thập niên sắp tới” (p.29).

Đúng là những trì hoãn trong việc đảo ngược dòng chảy của sông Tonle Sap hàng năm do ảnh hưởng kết hợp của các đập thủy điện và hạn hán nghiêm trọng kéo dài trong những năm gần đây là chưa từng có, và cuối cùng Rắc rối Nước, một hình ảnh u ám của hồ trong tương lai của hồ vẫn còn.  Dù vậy, chúng ta phải công nhận tính chịu đựng và chức năng của các cộng đồng ở hồ, nhất là khi những hình thức đúng của sự can thiệp được cung cấp.  Cũng có những câu chuyện về sự huy động và chống đối trong việc thách thức nhiều hình thức khác nhau của bất công môi trường.  Có lẽ thích hợp để trở lại với trích dẫn ở đầu quyển sách: “Thỉnh thoảng thất vọng, nhưng không phải chỉ có thất vọng.  Có nhiều người can đảm và sáng tạo tạo nên đời sống từ mép – mặc dù phải nói rằng điều đó rất xa với việc lọt qua những vết nứt không phải do lỗi của chính họ.  Rất nhiều việc có thể làm để giúp họ và để giảm nhẹ chống lại điều tồi tệ nhất của tai họa” (p.11).  Đồng thời, chúng ta cũng rút ra được những bài học từ quá khứ để thực hiện những bước tiến đến muc đích đó.

No comments:

Post a Comment