Sunday, September 25, 2022

VIỆT NAM MẤT SẾU LINH THIÊNG SAU KHI NƠI CƯ TRÚ THAY ĐỔI

(Vietnam loses sacred cranes after habita change)


Tran Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 19 September 2022

 


Chim dễ bị tổn thương thường di chuyển đến đất ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã trở thành du khách hiếm hoi của vùng

 

ĐỒNG THÁP, Việt Nam – Hai mươi năm trước, Nguyễn Văn Liệt đưa các nhà khoa học đến đất ngập nước ở gần thị trấn Tràm Chim ở ĐBSCL của Việt Nam để tìm sếu đầu đỏ, một loại chim dễ bị tổn thương theo Danh sách Đỏ của IUCN, bản xứ của Đông Nam Á, Nam Á và Australia.

“Chúng tôi phải đi rất sớm để sếu không biết,” Liệt nói về việc thám hiểm, nhằm nghiên cứu sự di chuyển của sếu bằng cách dùng một dụng cụ định hướng.  “Sau khi đánh thuốc mê chúng, gắn dụng cụ theo dõi vào chân, toán tìm nơi trú ẩn để chờ chúng thức dậy và rời một cách an toàn.”

Trí nhớ của những chuyến đi đó sẽ là một nguồn hãnh diện cho người đàn ông 58 tuổi.  Nỗ lực của ông, dù khiêm tốn đến đâu, đã góp phần giúp cho Tràm Chim trở nên nổi tiếng trên thế giới như nơi bảo tồn loại sếu hiếm nầy, là loại chim bay cao nhất trên thế giới.

Tuy nhiên, Liệt thấy ít sếu trong những năm qua.  Đồng cỏ bao la của Công viên Quốc gia Tràm Chim trong tỉnh Đồng Tháp càng ngày càng trở nên im lặng, và đang thiếu dáng mảnh khảnh của các chim đầu đỏ cao 1,8 m.

Theo dữ kiện của Iternational Crane Foundation (Hiệp hội Sếu Quốc tế), trong thập niên 1990s, con số sếu ở Đông Dương, phần lớn ở Việt Nam và Cambodia, dao động ở khoảng 900.  Nhưng vào năm 2020, con số đã giảm xuống 197.

Con số sếu đến Tràm Chim mỗi năm cũng giảm từ năm 2014 đến 2016, có 14-23 chim trở lại mỗi năm, theo dữ kiện của Công viên Quốc gia.  Nhưng trong năm 2020 và 2022, không thấy chim nào.

Đây không phải là lần đầu tiên không thấy sếu về nơi ăn ở Tràm Chim.  Trong 50 năm qua, sự xuất hiện và biến mất của chúng liên quan đến những thời kỳ bảo tồn cũng như hủy hoại của hệ sinh thái đất ngập nước trong từ ngữ của chiến tranh, chánh trị và mục tiêu kinh tế.

Trước khi các cánh đồng lúa bao la nay tô điểm ĐBSCL từng là Đồng Tháp Mười, cũng được biết như Đồng cỏ Lớn, rộng 700.000 hectares của cái được biết ngày nay là lãnh thổ của 3 tỉnh – Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.

Trước chiến tranh chống Hoa Kỳ, không có kinh đào, chỉ có một vài rạch tự nhiên.  Khi mùa lũ hàng năm đến, từ tháng 8 đến tháng 11, nước từ sông Mekong chảy vào đồng ruộng rất chậm vì nó phải len lỏi qua một lớp cây cối rất dày.

Cá từ thượng lưu sông Mekong theo nước lũ đi xuống hạ lưu để sinh sản.  Cuối mùa lũ bắt đầu khi nước rút, rất chậm, từng chút.  Rồi thì, vào cuối mùa khô, khoảng tháng 4 và 5, cá tụ họp ở một số nơi còn nước, hầu hết trong những vũng nhỏ, trở thành mồi lý tưởng cho chim như cò và sếu.

Nhưng trong lúc chiến tranh Việt-Mỹ, để chống lại lực lượng du kích Bắc Việt Nam trốn trong rừng và buội rậm, chánh phủ Sài Gòn đào một số kinh lớn chẳng hạn như Đồng Tiến và Phú Hiệp để tháo nước từ đất ngập nước và rồi họ đốt bằng cách dùng napalm.

“Đó là khởi đầu của thay đổi hàng năm trong chu kỳ nước của Đồng Tháp Mười; một cột mốc khi Đồng Tháp Mười nguyên thủy bắt đầu thay đổi dưới ảnh hưởng của hoạt động con người.  Môi trường sống lý tưởng của sếu bị ảnh hưởng, dần dần thay đổi tồi tệ,” Nguyễn Hữu Thiện, một nhà nghiên cứu độc lập về sinh thái của ĐBSCL, nói.

Sau khi giải phóng năm 1975, Việt Nam đối mặt với thiếu hụt lương thực.  Một hệ thống kinh đào dày đặc được đào ở Đông Tháp Mười.  Theo thời gian, đất ngập nước tự nhiên biến thành ruộng lúa rộng lớn.

Việc đào kinh, một mặt, cứu người dân khỏi nguy cơ bị đói, và biến Việt Nam thành một trong những quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất trên thế giới.  Nhưng nó được thực hiện với cái giá của việc thay đổi hoàn toàn nhịp lũ hàng năm.  Ngày nay, nước từ Mekong đi vào ruộng lúa nhanh hơn qua hệ thống kinh đào trong mùa mưa và chảy ra nhanh như vậy qua các kinh đào trong mùa khô.

“Thay vì có một mùa lũ im lìm, nay chúng ta có một mùa lũ nặng nề góp phần vào hạn hán và độ mặn nghiêm trọng hơn trước, Thiện nói.

Được tin tưởng rộng rãi rằng những thay đổi trong nhịp lũ tự nhiên của Đồng Tháp Mười, một địa điểm sinh trưởng của sếu trong mùa khô, cùng với săn chim nở rộ sau chiến tranh, đã khiến cho sếu hoàn toàn biến mất.

Nhưng trong năm 1986, Lê Diễn Đức, Chủ tịch của Hiệp hội Đất Ngập nước Việt Nam, đến Đồng Tháp và tìm thấy dấu vết của loại sếu hiếm trong đất ngập nước còn lại.  Ông lập tức gởi thư đến hiệp hội sếu quốc tế, thông báo cho họ về khám phá của ông và nhắc nhở chánh quyền để bảo tồn một trong những loại chim quý nhất của thế giới.

Từ đó, công việc bảo tồn bắt đầu.  Trong năm 1991, chánh phủ thiết lập một trung tâm bảo tồn, khu dự trữ thiên nhiên Tràm Chim, đầu tiên ở cấp tỉnh, rồi ở cấp quốc gia.  Các nỗ lưc và hoạt dộng nghiên cứu để bảo tồn nơi cư trú tự nhiên cho sếu được tiếp theo.

Trung tâm cũng làm việc để nâng cao sự hiểu biết của người dân về việc bảo vệ sếu và đưa ra thông điệp rằng chúng là bạn của con người và là đại sứ môi trường của đất nầy.

 

Sếu đầu đỏ đang múa ở Công viên Quốc gia Tràm Chim. [Ảnh: Nguyen Van Hung]

 

Trong năm 1998, Tràm Chim được chánh thức công nhận là công viên quốc gia với 1 diện tích 7.300 hectares với 130 loại cá, gần 200 loại cây và 231 loại chim.  Nơi đây cũng được biết như lá phổi của tỉnh Đồng Tháp, gồm có rừng tràm bao la và đồng cỏ.  Trong mùa sinh trưởng, chim bay đầy trời và tiếng kêu của chúng vang dội khắp vùng.

“Vào lúc cao điểm cuối thập niên 1990s, trên 1.000 sếu đầu đỏ bay đến Tràm Chim. Chúng ăn và múa và tạo nên một cảnh rất ngoạn mục,” Nguyễn Văn Hưng, người có 28 năm kinh nghiệm làm việc ở Trám Chim và 11 năm ở trong Ban giám đốc của Công viên Quốc gia, nhớ lại.

Những nổ lực bảo tồn đó khiến Tràm Chim được công nhận là khu sinh quyển thứ 2.000th của thế giới trong năm 2012 dưới Quy ước Ramsar.

Ngoài ra, sếu cũng được tìm thấy ở vùng đất ngập nước cói xám ở Phú Mỹ, một vùng đất tương đối không bị hư hại trong tỉnh Kiên Giang trong vùng tây nam của ĐBSCL.  Trong năm 2016, tỉnh công nhận Phú Mỹ là khu bảo tồn với diện tích 2.700 hectares.

Tuy nhiên, trong thập niên vừa qua, đất ngập nước còn lại của ĐBSCL một lần nữa bị đe dọa bởi các hoạt động của con người ở cả Việt Nam lẫn Cambodia.  Không chỉ nguồn thực phẩm của sếu càng ngày càng suy sút, nơi sinh trưởng của chúng cũng đang biến mất.


Trong quá khứ, sếu thường bay đến rừng cây cao để sinh trưởng ở miền bắc Cambodia và cao nguyên miền trung của Việt Nam từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.  Nhưng sau khi phát triển kinh tế gia tăng, cây rừng rụng lá trong mùa khô để mọc lá mới trong mùa mưa đã biến thành đồn điền cao su, ruộng mía và vườn điều.

Đặc biệt, đất ngập nước chung quanh Biển Hồ ở cao nguyên miền trung đã được biến từ đất ngập nước hay ruộng lúa một mùa thành ruộng lúa 2-3 mùa.

Quy ước Ramsar chỉ công nhận 4 vùng bảo tồn đất ngập nước ở ĐBSCL.  Nguyễn Hoài Bảo, Phó Giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Đất Ngập nước, Đại học Khoa học, thành phố Hồ Chí Minh, nói việc biến đồng cỏ bị ngập tự nhiên thành các trại nuôi thủy sản hay canh tác nhiều mùa lúa đã thay đổi hệ thống thủy canh của vùng.

Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất nông nghiệp thái quá đã gây xáo trộn cân bằng sinh thái, khiến cho sếu gần như không có cơ hội để sống còn.  Ông cũng lập luận rằng việc quản lý và bảo vệ trong vùng được bảo vệ và việc tái trồng rừng không thích hợp cũng đưa đến việc biến mất của sếu ở Việt Nam.

Các quy định được làm để bảo vệ rừng khiến cho “Tràm Chim nghẹt thở” vô tình, Thiện nói.  Kể từ năm 1991, khi Luật Phát triển và Bảo vệ Rừng được ban hành, chánh phủ có thể phạt các đơn vị quản lý rừng nều rừng bị cháy, một quan điểm mà các nhà khoa học chống đối được áp dụng ở Tràm Chim vì vai trò tái tạo của cháy rừng tự nhiên xảy ra ở đó.

Vậy mà, ban quản lý Công viên Quốc gia Tràm Chim đã bị buộc để chứa nước quanh năm trong đồng cỏ để ngăn ngừa cháy rừng tràm, thay vì để nước rút xuống trong mùa khô.  Kết quả là, một lần nữa, sự can thiệp của con người đã làm giảm đa dạng sinh học ở đó.

Hưng nói rằng trong 10 năm kể từ khi Tràm Chim được công nhận bởi Quy ước Ramsar, công viên quốc gia đã tổ chức nhiều buổi hội thảo và tham vấn các chuyên viên để giải quyết vấn đề nước-lửa; khẩn cầu được phép cháy rừng theo quy ước Ramsar.

Nhưng không có lối thoát, “Vì Tràm Chim nổi tiếng, (vì thế) để cháy sẽ tạo nên công luận không tốt, ngay cả các chuyên viên cũng đã phân tích rằng cháy rừng cũng là một yếu tố của các hệ sinh thái,” ông nói.

Quy ước Ramsar không trả lời các câu hỏi của Mekong Eye được gởi qua email.

Từ khi đồng cỏ ở Tràm Chim bị ngập quanh năm, sếu về đó càng ngày càng ít vì thực phẩm ưa thích của chúng khan hiếm, năng.  Nó là một loại cây có củ trong mùa khô khi đất vẫn còn ẩm ướt.  Cánh đồng năng ở Tràm Chom từng rộng hàng ngàn hectares trong thập niên 1990s, nhưng nay chỉ còn vài trăm hectares.

Thời tiết cực đoan với những thời kỳ nắng nóng kéo dài vì ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, cùng với những thay đổi trong dòng chảy trong ĐBSCL vì các đập thủy điện ở thượng lưu, cũng đã đóng góp vào sự sụt giảm của số lượng năng.  Ngoài ra, khi nước lũ thấp, các nguồn thực phẩm khác cho sếu chẳng hạn như ốc và cá cũng biến mất.

Nơi cư trú của sếu cũng đối mặt với nhiều rủi ro khác chẳng hạn như các hoạt động kỹ nghệ gần Công viên Quốc gia Tràm Chim, khai thác du lịch quá mức và các hoạt động của con người, nhất là sự xâm nhập của săn bắn trái phép trong công viên quốc gia.

Ngoài ra, hệ thống đập thủy điện ở thượng lưu sông Mekong đã thay đổi dòng chảy tự nhiên từ thượng lưu đến hạ lưu, ảnh hưởng nhịp lũ của toàn cùng.  Đặc biệt, ở Phú Mỹ, tình trạng người dân xâm nhập vào đất ngập nước và sản xuất nông nghiệp gần nơi sếu ở gây mất mát nơi cư trú tự nhiên của chúng, và rằng đã xảy ra liên tục trong những năm gần đây.

Bảo và nhiều chuyên viên chú trọng đến bảo tồn đa dạng sinh học nói rất khó để cứu hệ sinh thái Tràm Chim vì những đề nghị của họ rơi vào những tai điếc.

Trong ý định mới nhất để tái giới thiệu sếu cho Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp loan báo các kế hoạch trong tháng 9 để tạo nên đàn sếu mới bằng cách nhập cảng trứng từ Thái Lan.

Nhưng để phục hồi hệ sinh thái tự nhiên của chim, “giải pháp được đưa ra hầu như không phải giải pháp,” Bảo nhấn mạnh, giải thích rằng một khi môi trường đã thay đổi, phục hồi nó gần như không thể nào được, hay rất tốn kém.  Chỉ có cách, ông nói, là bảo tồn đất tự nhiên còn lại; đồng thời, tái phân vùng một số vùng trồng lúa không có hiêu quả và giảm hóa chất nông nghiệp.

Trong cách nầy, ông hy vọng rằng trong 10 hay 15 năm tới, sẽ có thêm những thay đổi tích cực.

Ngoài ra, để tìm một “tiếng nói chung” để phát triển Tràm Chim trong hài hòa với sinh kế cần thiết của người dân địa phương, nhất là những người sống gần khu dư trữ sinh quyển luôn luôn bị tổn thương rất nhiều vì bất lợi kinh tế, Bảo đề nghị khuyến khích sức mạnh của vùng thay vì xây một cụm kỹ nghệ ở gần công viên quốc gia.

Trong tháng 5 năm 2022, Công ty Cổ phần Hỗn hợp Bê tông Hà Thanh đề nghị xây một cụm kỹ nghệ gạch và bê tông rộng 60 hectares kế bên nơi ăn của sếu ở Tràm Chim.  Điều nầy vi phạm các điều khoản của Luật Đa dạng Sinh học và sẽ ảnh hưởng tiêu cực cân bằng sinh thái của Tràm Chim, các nhà khoa học cảnh báo.  Vào lúc viết bài, chánh quyền địa phương chưa có quyết định cuối cùng về đề nghị.

“Hiện nay, kỹ nghệ nông nghiệp chiếm ưu thế.  Cái chúng ta cần là đầu tư có phương pháp trong nông nghiệp sinh thái và hữu cơ, cùng với đầu tư trong việc phát triển du lịch với khu Ramsar Tràm Chim là điểm chánh,” Bảo nói, trong khi công nhận rằng phát triển du lịch sẽ có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nhưng rất ít, so với phát triển kỹ nghệ.

Hơn nữa, du lịch tạo công ăn việc làm và lợi tức cho người dân bản xứ, gồm có người già và phụ nữ, nhiều hơn kỹ nghệ chỉ sử dụng công nhân trẻ.

 

Nguyễn Văn Liệt nhớ những ngày khi ông vẫn dễ dàng nhìn thấy sếu đầu đỏ ở Tràm Chim. [Ảnh: Tran Nguyen]

 

Trong tỉnh Đồng Tháp, sếu là con thú linh thiêng mà tượng của chúng có thể được thấy trong chùa, đình, miếu thờ và bàn thờ tổ tiên. [Ảnh: Tran Nguyen]

 

Một ngày giữa tháng 7 năm 2022, Liệt trở lại vườn nơi một người chỉ có thể tìm thấy dấu vết của đất hoang với tràm, cỏ và đất phèn.  Sau 30 năm thay đổi, người dân có thể trồng cây ăn trái và 3 mùa lúa một năm, và đời sống của họ đã cải thiện, nhưng sếu thì khó tìm hơn.

Cả nông dân lớn tuổi và người dân ở đó nghĩ tương tự - có lẽ các cánh đông không còn “lành mạnh” nữa để chim ở.  Từ khi sếu không còn trở lại, Tràm Chim dần dần mất sức hấp dẫn đối với du khách, nhất là du khách quốc tế.

Theo Liệt, trong thị trấn nhà của ông sếu cũng được gọi là hạc.  Người dân dựng tượng của chúng, đứng cao trên lưng rùa ở chùa, đình, miếu thờ và bàn thờ tổ tiên, tương ứng với niềm tin rằng người ta sau khi chết sẽ cởi hạc về với tổ tiên ở thiên đàng.

Vì chúng rất đẹp và là thú vật thuần khiết – dấu hiệu của đất lành mạnh với nhiều ý nghĩa tâm linh – người dân ưa thích chúng và muốn bảo vệ chúng.  Nay, kể từ sếu không còn trở lại nơi nầy, không chỉ Liệt mà nhiều người tiếc rẻ.  “Chúng tôi cảm thấy mất mát người thân lớn tuổi,” ông nói.

No comments:

Post a Comment