Sunday, November 14, 2021

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG BIẾN MẤT DƯỚI CHÂN CỦA CƯ DÂN

(Mekong Delta disappears under its residents’ feet)

 

Nhung Nhung – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 9 November 2021

 

Phải mất hàng ngàn năm để Đồng bằng sông Cửu Long hình thành.  Con người có thể xóa đi trong vài thập niên.

Vào một chiều hè, Lê Phi Hải mất nhà vào sông Tiền, một trong 2 nhánh của sông Mekong chảy qua Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL).  Ba mùa hè sau, vào cùng giờ, sông lại nuốt nhà của ông một lần nữa.

Lần đầu tiên đất của ông sạt lở, Hải, nay 66 tuổi, đang xem Euro 2016 trên cái TV nhỏ của ông.  Khoảng 3 giờ sáng, khi Cristiano Ronaldo đá hụt quả phạt đền trong trận đấu giữa Portugal và Australia cách ông hàng ngàn dậm, một tiếng động lạ sùng sục vang lên ở phía sau ngôi nhà gạch thấp của ông ở thị trấn Hồng Ngự ven sông.  Khi tiếng động lớn hơn, làm chìm tiếng la hét của người bình luận trận đấu, ông rời cái TV và bước ra ngoài để xem xét.  Sau một vài bước, ông nghe một tiếng “Rầm!”  Thình lình, Hải thấy giường, bàn ghế, và sau cùng cái TV, với khuôn mặt của Ronaldo trên màn ảnh, tụt xuống một khoảng trống xuất hiện dưới chân ông.  Sân sau nơi ông đang đứng trở thành một đảo nhỏ bao quanh bởi nước dâng lên, và nó chìm xuống.

“Nó giống như tôi đang đi thang máy,” Hải nhớ lại, ra dấu đi xuống bằng tay.  Sửng sốt làm tê cứng chân ông khi toàn thân chìm xuống nước.  “Chết tôi rồi!” ông cố gắng la lên.  Đó là một đêm tháng 6 trời trong và im lặng.  Một vài thuyền máy diesel đi qua ở xa, khuấy động nước lờ đờ và không khí ẩm ướt.  Trong khi Hải được kéo ra khỏi bờ sông bị vỡ, nhấp nhô giữa các mảnh ván nhà nổi trên dòng nước, một thủy thủ của chiếc xáng đậu ở gần thấy tay ông vẫy trên mặt nước, chạy đến và kéo ông ra khỏi dòng nước cuồn cuộn.

“Tôi gặp may mắn,” Hải nói, ngồi nơi từng là nhà của ông, chuẩn bị rút một điếu thuốc.  “Gia đình tôi cũng vậy; không ai ở nhà ngày hôm đó.”

Nhưng trong năm 2019, may mắn đó đã hết.  Tháng 6 đó, vào khoảng 3 giờ sáng, sạt lở lại đến, nuốt chững căn nhà tôn mới xây và một phần sân trước.  Nhận thấy tiếng động, ông Hải, vợ ông, đứa con trai và một nhân viên của hãng cá của ông la lên và chạy ra trước khi nền nhà đổ xuống nước.  Dây điện đứt nổ chung quanh họ như sấm sét.  Nhưng bà mẹ 85 tuổi đang ngủ không thể thoát.  “Nó xảy ra quá nhanh,” Hải nhớ lại; mắt lơ đãng của ông nhìn ra sông Tiền lờ đờ.  Người ta tìm thấy xác của bà sáng hôm sau.  Ông chôn bà bên trong căn nhà thứ ba của ông, được xây với sự giúp đỡ của bà con, chỉ vài chục bước từ bờ sông.  “Chỉ còn ít đất, chúng tôi lo ngại,” ông giải thích.

 

Lê Phi Hải, 66 tuổi, đứng nơi từng là nhà ông trước khi nó đổ xuống sông Tiền.

[Ảnh: Thành Nguyễn]

 

Kinh nghiệm của ông Hải không đặc thù ở ĐBSCL.  ĐBSCL – trên 40.000 km2 đất phì nhiêu, nơi cư trú của trên 20 triệu người, chén cơm của quốc gia có gần 100 triệu người và là nguồn lương thực chánh của toàn thể Đông Nam Á (ĐNA) – đang biến mất trông thấy dưới chân của cư dân, từng mảnh.  Hàng chục ngàn gia đình đối mặt với cùng đe dọa đã xảy đến với Hải và gia đình ông và cần được tái định cư.  Nguy hiểm lớn hơn theo thời gian: nay có 564 nơi sạt lở bờ sông và bờ biển kéo dài 834 km, tăng gấp 5 lần từ 99 điểm nóng một thập niên trước đây.  Mỗi ngày, khu vực mất trung bình 1,5 diện tích sân bóng tròn vào sông và biển, hay từ 300 đến 500 hectares đất bị mất hàng năm.

“ĐBSCL đang sụp đổ, với sạt lở xảy ra ở mức độ và qui mô chưa từng thấy, Nguyễn Hữu Thiện, một nhà sinh học bảo tồn sinh trưởng ở đồng bằng, nói.  Như bất cứ sông khác, sạt lở kéo dài là một phần của động lực tự nhiên của Mekong, ông giải thích.  Cùng với sự bồi đấp, nó tạo nên những khúc cong của thủy đạo.  “Nhưng gần đây, sạt lở vượt quá bồi đấp trong đồng bằng,” Thiện nói.

Trong năm 2016, cùng năm với sạt lở đã lấy đi nhà của ông Hải, cư dân địa phương bắt đầu cảnh báo về một chiều hướng đáng lo ngại hơn: cái gọi là “tan rã” của ĐBSCL.  Đất dọc theo bờ sông không thể dính với nhau vì phù sa của sông bị ngăn chận.  Nguồn hiện hữu của ĐBSCL, nhất là cát và nước ngọt, đang bị lấy đi bởi con người, tăng tốc sự hủy hoại.  Với nước biển xâm nhập sâu vào đất liền mỗi năm, thay đổi khí hậu toàn cầu có thể mang một cú đấm chết người cho ĐBSCL đói tài nguyên.  Ở mức độ nầy, người ta ước tính rằng đồng bằng lớn thứ 3rd của thế giới có thể trở nên không thể cư trú trong vòng 80 năm.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

 

Một đồng bằng trẻ tiến đến chết sớm

Nhiều cư dân ở đồng bằng xem thường đất, vì nghĩ rằng nó đã ở đó và sẽ ở đó.  Nhưng đất đai họ cư trú chỉ hiện hữu vài ngàn năm.

Từ nhiều ngàn năm, các dòng suối từ nguồn nước đá của Mekong ở cao nguyên Tibet-Qinghai (Tây Tạng-Thanh Hải) đã cẩn thận nghiền nhỏ các hạt từ núi non khi chúng nhảy qua các hẽm núi ở Trung Hoa rồi vào Myanmar và Thái Lan.  Phù sa lớn lao cũng đến từ lưu vực sông 3S ở Cambodia, Lào và Việt Nam.  Và thật vậy, hầu hết vật liệu làm nên ĐBSCL đã đến từ việc xói mòn của cao nguyên miền Trung của Việt Nam.

Phù sa chảy tự do nầy được mang đi bởi các dòng nước cuồn cuộn qua ghềnh thác, nhận thêm vật liệu dọc theo hành trình đến Biển Đông.  Khi sông chảy qua các cánh đồng thấp và bằng phẳng ở gần bờ biển của Việt Nam, nó chậm lại và phù sa lắng xuống đáy sông.  Vật liệu nặng hơn như cát và sạn lắng đọng trước, trong lúc phù sa nhuyễn hơn đi ra ngoài cửa sông.  Khi bùn và đất sét chảy vào Biển Đông, một số lắng đọng ở cửa sông, và một số bị đẩy đi bởi các dòng nước biển, đi về hướng tây nam và làm cho đất nới rộng 16 m mỗi năm trong cửa sông ở phía đông và 26 m mỗi năm ở mũi Cà Mau.

Các chuyên viên đã ước tính sông Mekong vận chuyển đến 165 triệu tấn vật liệu đặc đến hạ lưu vực mỗi năm trong 5.300 đến 3.500 năm.  Trong thời gian đó, các lớp bùn chồng chất.  Sông Mẹ, như nó được gọi trong ngôn ngữ của cư dân Khmer đầu tiên, hình thành đồng bằng khoảng 3.000 năm trước.

Không phải tất cả sông đều có những động lực nầy.  Dòng chảy quá yếu sẽ không đẩy phù sa đi xa cùng khoảng cách.  Dòng chảy quá nhanh không cung cấp cơ hội để bùn lắng đọng và tích lũy.  Và sóng lớn ở cửa sông Mekong có thể cuốn đi tất cả phù sa vừa đến.  Thật vậy, sự hình thành của ĐBSCL là kết quả của sự cân bằng hoàn hảo của các lực địa chất, thủy học và đại dương của khu vực, một sự hài hòa mà nay con người đang làm xáo trộn.

Một xà lan cát đang hoạt động trong tỉnh An Giang. [Ảnh: Cuong Tran]

 

Ngăn chận dòng chảy

Trở lại năm 2010, khi Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) ước tính rằng phù sa lơ lững trong sông Mekong từ 160 đến 165 triệu tấn mỗi năm, MRC nói rằng chỉ có khoảng 42 triệu tấn đến Việt Nam.  MRC thấy rằng, việc xây cất các dự án thủy điện quan trọng, nhất là chuỗi đập ngày càng tăng ở thượng lưu Trung Hoa, đang ngăn chận phù sa.  Hơn nữa, MRC cảnh báo rằng sau khi hoàn tất các đập đang xây cất, số lượng sẽ bị cắt ½, và bị cắt ½ một lần nữa nếu các đập quan trọng dọc theo dòng chánh ở Lào và Cambodia được xây cất.

Những bình điện bằng nước nầy ảnh hưởng 6 quốc gia Mekong trong nhiều cách khác nhau.  Một mặt, chúng cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế bùng nổ trong khu vực.  Các quốc gia hạ lưu vực có thể được lợi kinh tế 160 tỉ USD vào năm 2040 từ việc phát triển thủy điện đầy đủ.  Mặt khác, chúng ngăn chận phù sa và gây xáo trộn việc di chuyển và sinh sản của cá đóng góp vào nguồn lương thực của hàng triệu người.


Việt Nam, ở cuối nguồn, là quốc gia thiệt thòi nhất.  Số cá của ĐBSCL đã giảm vì mất chất dinh dưỡng đi cùng với phù sa.  Và vì phù sa và chất dinh dưỡng cũng là nhiên liệu cho thành phần nông nghiệp mạnh mẽ của ĐBSCL, những thịnh vượng nầy cũng đang bị xói mòn.

Trong năm 2020, một so sánh dữ kiện trước và sau đập dọc theo Mekong cho thấy một sự sụt giảm 74% trong số phù sa đến đồng bằng từ năm 1991 đến 2015.  Sáu siêu đập trong chuỗi Lancang/Mekong ở Trung Hoa chiếm gần ½ số mất mát.

“Chắc chắn, điều đó không phải do bất cứ sụt giảm tự nhiên trong lượng phù sa,” Đoàn Văn Bình, nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ ở Đại học Kyoto, người cầm đầu nghiên cứu nói.  “Chúng tôi thấy rằng ngược với chiều hướng ở hạ lưu được báo cáo ở tất cả các trạm ở Hạ Lưu Mekong, có một sự gia tăng lớn của lượng phù sa hàng năm được báo cáo ở trạm thượng lưu của chuỗi Lancang,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn trên mạng từ văn phòng ở Viện Nghiên cứu Phòng ngừa Tai họa ở Nhật Bản.  “Chỉ có các đập mới ngăn chận các hạt tí hon.”

Nguyễn Hữu Thiện cung cấp một giải thích mạnh mẽ hơn: “Các hồ chứa được xây trước các nhà máy điện ở thượng lưu làm chậm dòng chảy.”  Và khi các hạt nhỏ hơn và nhẹ hơn của phù sa vẫn tràn qua công trình, dòng nước mất năng lượng ở đó để đẩy các vật liệu nặng hơn, như cát hay trứng cá, để tiếp tục hành trình của chúng.  “Với đập được xây thêm, tôi không thể tưởng tượng một hạt các hay sạn có thể đi qua các bức tường của hồ chứa đó để đến ĐBSCL trong tương lai,” ông nói.

Thật vậy, nếu tất cả các đập dự trù được xây cất trong tương lai, 94 đến 96% phù sa đến biển có thể bị chận ở thượng lưu.  Các tiên đoán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chỉ mong đợi từ 3 đến 5% lượng phù sa trước khi xây đập có thể đến đồng bằng vào năm 2040.

Đó là tình trạng đe dọa đời sống cho đồng bằng.  Lấy đi vật liệu xây dựng tự nhiên của nó, đồng bằng nới rộng trước đây nay đang thu hẹp.  Sự thụt lùi xuất hiện ở ven biển, sạt lở dọc theo bờ sông, rừng đước biến mất khi đất giữ rễ tan biến và nước biển trước đây bị ngăn chận bởi lớp bùn không thấm nước ở cửa sông nay bò vào đất liền qua lớp chướng ngại mỏng dần nầy.

Nước đói

Để làm cho vấn đề thêm tồi tệ, nước được đập lọc biến thành cái mà các nhà thủy học gọi là “nước đói.”  Khi nhẹ hơn, nó chảy nhanh hơn, với năng lượng lớn hơn.  “Và bất cứ sinh vật đói luôn luôn tìm cái gì để ăn,” Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Thay đổi Khí hậu của Đại học Cần Thơ, Việt Nam, nói.  “Sông với năng lượng dư thừa dùng để vận chuyển phù sa nay xoi mòn bờ và đáy sông để bù lại lượng phù sa giảm.”  Để phục hồi sự hài hòa tự nhiên, sông khoét sâu vào đáy sông trong lúc kéo đất xuống, và với nó là đất canh tác và nhà cửa trên bờ sông.  Nói cách khác, dòng nước đói đang gậm nhấm thịt của đồng bằng do nó tạo nên.

Thí dụ, lần đầu tiên nhà của ông Lê Phi Hải đổ xuống sông Tiền 6 năm trước, nghiên cứu cho thấy rằng nền của sông bị đục khoét nghiêm trọng, sâu thêm 0,5 m mỗi năm.

Nhưng khi sông Mekong cào đáy sông của nó, tìm kiếm vật liệu để thỏa mãn cơn đói phù sa, cũng không còn gì ở đó.  Các máy xáng thép do con người điều hành đang moi những khối lượng cát và sạn khổng lồ từ đáy sông.  Vật liệu nầy được biến thành hạ tầng cơ sở đô thị trên khắp khu vực.  Singapore, Việt Nam, Thái Lan và Cambodia tất cả đều muốn cát Mekong để xây nhà, văn phòng, và khu thương mại.  Những vùng đất ngập nước được san lấp để tạo nên những hệ thống đường sá hay các khu kỹ nghệ và chế biến rộng lớn.

“Trước năm 2010, có giả thiết ở Việt Nam cho rằng cát sông thì vô hạn, và việc lấy cát sẽ có ít ảnh hưởng,” Trần Tấn Văn, giám đốc Viện Khoa học Địa cầu và Tài nguyên Khoáng chất, một cơ quan nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, nói.  “Nhiều đoàn xáng được tung ra trong các sông ở ĐBSCL [để lấy cát] để bán cho các quốc gia khác, nhất là Singapore; và không ai theo dõi có bao nhiêu đã được lấy đi.”

Một khảo sát của World Wildlife Federation (WWF (Hiệp hội Đời sông Hoang dã Thế giới)) trong năm 2011 – cao điểm của sự say mê lấy cát Mekong – cho thấy gần 50 triệu tấn vật liệu đã được lấy từ dòng chánh mỗi năm.


Những chiếc thuyền với cát lấy từ đáy sông Mekong ở Việt Nam đậu đầy sông Tiền ở thị trấn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. [Ảnh: Thành Nguyễn]

 

“Trong tình trạng tự nhiên, trước thập niên 1990s, sông mang khoảng 20-25 triệu tấn cát và sạn vào các nhánh và đến cửa sông,” Marc Goichot, một nhà nghiên cứu của Chương trình Đại Phân vùng Mekong của WWF và đồng tác giả của cuộc khảo sát, nói.  “Đó là ngân sách của nó.”  Sau khi có đập, con số được ước tính thu nhỏ lại từ 3 đến 5 triệu tấn.

Nếu anh nhìn sông Mekong như một trương mục ngân hàng, ông nói, với số nợ hiện nay gồm có mức khai thác ở Cambodia, Việt Nam, Lào và Thái Lan, chúng ta đang xài nhiều hơn số gởi vào hàng triệu tấn mỗi năm.  “Anh đang ăn tiền vốn; ngân hàng của anh sẽ rất vui lòng.  Đó là tình trạng hiện nay,” Goichot nói.

Với hình dạng của lòng lạch biến đổi, Mekong đã trở thành cái mà các chuyên viên Việt Nam ở địa phương gọi là “sông với bụng trống”, nạo chung quanh để có phù sa lấp vào các lổ và hố.  Thông thường, bờ sông bị kéo xuống nước để lấp vào các khoảng trống được tạo ra ở bên dưới.

 

Sạt lở chiếm một phần QL 91 trong tỉnh An Giang trong năm 2019 và 2020.

[Ảnh: Cuong Tran]

 

Bờ biển sạt lở

Thiệt hại tiếp tục khi sông đến biển.  Số phù sa quý giá còn lại nay được ngăn chận bởi các rãnh ở dưới đáy dọc theo đường đi có nghĩa là có ít vật liệu đến biển.  Không có những khối xây dựng tí hon, việc lấn ra biển của ĐBSCL chậm lại.  Ảnh vệ tinh cho thấy rằng bờ biển của ĐBSCL thụt lùi trên 50 m mỗi năm ở một số nơi.

Sóng biển giúp hình thành khung cảnh của đồng bằng cũng thay đổi.  Từ hàng ngàn năm, phù sa bơm vào biển tạo thành một lớp bùn dầy dọc theo bờ biển, ngăn chận đất chống lại dòng nước.  Sự biến mất của lớp nầy cũng làm cho sóng biển đói.  Nếu một người đặt 2 bồn nước trước cây quạt, một bồn chứa nước máy và bồn kia chứa nước sông đục ngầu, người đó sẽ chứng kiến dạng sóng khác nhau.  Bồn nước trong cho sóng mạnh hơn trên mặt, đánh vào thành bồn, và bồn kia chỉ có sóng lăn tăn.  “Đó là cái đã xảy ra với sóng ở Biển Đông,” Nguyễn Hữu Thiện giải thích.  “Sóng thiếu phù sa nay đang xé nát bờ biển.”

Hâu quả là, sạt lở nay đe dọa trên 50% bờ biển dài 600 km.  Nặng nhất là phần đất bùn Biển Đông, với 90% bị sạt lở.  60% bờ biển ở Vịnh Thái Lan cũng bị biển đe dọa.  Đầu mũi Cà mau – điểm cuối cùng của lục địa Việt Nam – không còn hiện hữu.  Sạt lở do mất phù sa đã cắt mất nó trong thập niên qua.

Trần Văn Lợi đã chứng kiến sự biến mất nầy trước nhất.  Trong thời gian gần 30 năm sống trong một ấp đánh cá trên mũi Cà Mau, ông đã dời nhà 5 lần.  “Nhà thứ nhất tôi xây ở xa ngoài đó,” ông chỉ ra biển, vài trăm m từ bờ.  “Anh sẽ không thấy nước từ nhà tôi vì rừng che khuất tấm nhìn,” người đàn ông 55 tuổi nhớ lại.

Mọi thứ bắt đầu thay đổi khoảng 15 hay 16 năm trước, ông nói.  Sóng biển xanh trở nên dữ dội, phủ lên cây và nhà trong ấp.  “Thỉnh thoảng, sóng gầm to, không ai có thể ngủ.  Chúng tôi phải dời đàn bà và trẻ con đến nơi khác một vài ngày,” ông giải thích.  Đất bắt đầu vỡ ra, và láng giềng của ông bắt đầu di tản.  Lợi, một ngư dân, quyết định ở lại nơi neo thuyền đánh cá của ông.  Nay ông xây nhà mới với cọc gỗ thay vì bê tông.

Khi được hỏi tại sao ông nghĩ nhà ông tiếp tục trượt xuống nước, Lợi trích dẫn cái ông nghe trên radio: “Họ nói đó là thay đổi khí hậu, mực nước biển dâng và tất cả.  Tôi nghĩ nó phải đúng.”

 

Trần Văn Lợi, 55 tuổi, đã dời nhà ông 5 lần để tránh sạt lở bờ biển ở mũi Cà Mau trong 15 năm qua. [Ảnh: Thành Nguyễn]

 

Tuy nhiên, Lợi hy vọng rằng một bờ đên bê tông đang được xây cất gần đó sẽ ngăn chận sạt lở.  Nó là một phần của dự án đê biển bảo vệ dài 90 km cho bờ phía đông của mũi, có thể chịu đựng 20 đến 25 m sạt lở bờ biển mỗi năm.

Hàng ngàn km công trình bê tông nầy đã được xây trên khắp ĐBSCL trong thập niên qua.  Và khoảng 3.300 tỉ VND (146 triệu USD) được dành cho việc xây cất thêm.

Đê biển và đê sông được xem là việc sửa chữa tương đối nhanh chóng cho vấn đề sạt lở ngày càng tăng, nhưng chúng cũng rất tốn kém.  Thí dụ, đê biển đang tiến hành ở Cà mau tốn từ 20 đến 45 tỉ VND (88.000-200.000 USD) cho mỗi km.  Ước tính của ngân khoản tổng cộng để chống sạt lở cho toàn khu vực ĐBSCL lên đến 34.000 tỉ VND (1,5 tỉ USD), trong số đó khoảng 13.000 tỉ VND (570 triệu USD) sẽ được dành để xây những đê biển nầy.

Đê sắp đến: vật liệu chuẩn bị cho việc xây cất đê biển ở xã Tân An, huyện Ngọc Hiển. [Ảnh: Thành Nguyễn]

 

“Đê không giải quyết sạt lở, anh di chuyển đến nơi kết tiếp của bờ sông, đến với những người khác,” Marc Goichot cho biết trong một phỏng vấn trên Skype.  Sự nghi ngờ của ông được chia sẻ bởi Anh Tuấn, Hữu Thiện và Tấn Văn, những người quan tâm về sự xáo trộn môi trường và ô nhiễm mà đê biển có thể gây ra cho sinh thái nước lợ dễ tổn thương ở ven biển.

“Đừng quân rằng biển và sóng cũng có vai trò trong việc phân phối phù sa cho đồng bằng và các đê biển đó có thể ngăn chận hoàn toàn tiến trình hình thành,” Trần Tấn Văn, giám đốc Viện Khoa học Địa cầu và Tài nguyên Khoáng chất Việt Nam, nói.  “Nói cách khác, chúng ta đi ngược với thiên nhiên và gây hại thêm cho đất.”

Ngoài ra, Goichot nói thêm, nếu người ta giả sử sạt lở bờ biển chỉ là kết quả của nước biển dâng, anh quên đi những lý do thật sự của những thay đổi đó.  “Và khi anh đứng, thí dụ, trên bờ biển Cà Mau, nhìn ra biển, anh nghĩ vấn đề ở trước mắt, trong khi nó thật sự ở phía sau.”

Quản lý cái còn lại

Cho dù đang thảo luận những tranh chấp về bao nhiêu nước sông Mekong chảy vào Việt Nam hay cái đã xảy ra cho phù sa được cho là chảy theo nó, các chuyên viên ở địa phương tham gia với các đối tác quốc tế trong việc kêu gọi chia sẻ dữ kiện minh bạch và trao đổi tin tức về việc sử dụng nước và theo dõi sông giữa tất cả các quốc gia duyên hà Mekong.  “Thiệt hại ở ĐBSCL đã xảy ra và không thể đảo ngược,” người theo dõi phù sa Đoàn Văn Bình nói.  “Cái Việt Nam có thể phấn đấu hiện nay không phải để phục hồi, mà là giảm nhẹ [những hậu quả].  Và để làm như thế, chúng ta cần dữ kiện, chúng ta cần tin tức để xây dựng một kế hoạch đáp ứng và thích ứng đáng tin cậy.

Việt Nam cũng nên có một lập trường vững chắc hơn về việc phát triển đập trên dòng chánh Mekong.  Mặc dù Việt Nam đã liên tục kêu gọi các quốc gia ở thượng lưu phải tôn trọng quyền của các quốc gia ở hạ lưu, 2 năm trước đây, Công ty Điện PetroVietnam của Việt Nam đã bị thách thức trong việc phát triển đập Luang Prabang được đề nghị ở Lào.  Nhà máy thủy điện 1.400 MW được mong đợi sẽ đặt người dân và đất đai ở hạ lưu vào rủi ro thêm, châm ngòi cho những chống đối dữ dội từ các nhà môi trường trên khắp ĐNA.

Việt Nam cũng làm phần minh để giải quyết việc khai thác cát, nhưng với đường lối khác và cẩn thận hơn, các chuyên viên lập luận, vì, trong khi Việt Nam và Cambodia cấm xuất cảng cát và chánh phủ đã hạn chế số giấy phép, doanh nghiệp có lợi tiếp tục quyến rũ việc khai thác trái phép tràn lan.

Goichot và nhóm của ông ở WWF tham gia vào một dự án chạm vào đầu chuỗi kia ở Việt Nam.  Họ bắt đầu bằng cách cho người dân hiểu ảnh hưởng của việc khai thác cát và cái giá thực sự ở phía sau trong ĐBSCL.  “Nếu một người xây nhà ở thành phố Hồ Chí Minh, một người khác ở Cà Mau có thể mất nhà.  Điều đó không công bằng,” ông nói.

Nhóm cũng nhằm đa dạng hóa nguồn vật liệu, khuyến khích lề lối khai thác có trách nhiệm và phát triển hệ thống theo dõi có thể giúp theo dõi cát thu hoạch khả chấp, như các chương trình hiện có cho gỗ và hàng hóa nông nghiệp.

“Giải pháp hoàn hảo của chúng ta là ngưng việc khai thác 10 năm,” Tấn Văn, một nhà nghiên cứu đã nghiên cứu địa chất và thủy học của ĐBSCL trong 20 năm, nói.  “Nhưng vì điều đó không thể làm, chúng ta có thể bắt đầu tìm và thích ứng các nguồn thay thế để không gia tăng vật liệu xây cất.”  Vân cũng nói đến Nghị quyết 120 của chánh phủ để cứu ĐBSCL, giao nhiệm vụ cho chánh quyền tỉnh với những giới hạn chặt chẽ về việc khai thác cát.  “Mọi thứ đều đi đúng hướng,” ông đề nghị.  “Nay, họ chỉ cần làm thực sự, và làm một cách nhanh chóng.”

Nếu việc khai thác tiếp tục và đập tiếp tục ngăn chận phù sa cần thiết, ông nói, tương lai của ĐBSCL rất ác nghiệt.

“Nó giống như lửa đã đến nhà của chúng ta, và còn rất ít thời giờ để chúng ta dập tắt nó,” Tấn Văn nói.

Điều nầy cho cư dân ĐBSCL một vài sự lựa chọn ngoại trừ giảng hòa với sự bấp bênh của chúng.

Ông Hải nói ông sẽ tiếp tục sống trong nhà ở bờ sông của ông, mặc dù có 2 tại nạn đe dọa đến tính mạng.  “Tôi không biết khi nào tai nạn kế tiếp sẽ đến; tôi đoán chúng ta chỉ phải chấp nhận rủi ro,” ông nói.

Ở cuối sông, ông Lợi cũng nghĩ như vậy.  “Khi biển trèo lên, chúng tôi phải trèo cao hơn,” ông than thở.

.

No comments:

Post a Comment