Tuesday, October 5, 2021

TRUNG HOA CÙNG VỚI CÁC QUỐC GIA HẠ LƯU SÔNG MEKONG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐẬP

(China Joins Lower Mekong River Countries to Study Impacts of Climate Change, Dams)

Zsombor Peter – Bình Yên Đông lược dịch

VOA – September 24, 2021

Đập Dachaoshan (Đại Chiếu Sơn) trên thượng lưu sông Mekong ở Dachaoshan,

tỉnh Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa.

 

Bangkok – Trung Hoa và các quốc gia hạ lưu sông Mekong hợp sức để cùng nghiên cứu ảnh hưởng của thay đổi khí hậu và đập thủy điện đối với một trong những thủy đạo lớn của Á Châu, và tìm cách để đối phó với những đe dọa ngày càng tăng từ lũ lụt và hạn hán.

Hôm Thứ Ba, Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) – một tổ chức liên chánh phủ gồm có Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam – loan báo một nghiên cứu 3 năm bao gồm toàn thể lưu vực sông, cùng với Myanmar và Trung tâm Hợp tác Nước Lancang-Mekong do Trung Hoa cầm đầu, hay LMC.  Lancang là tên sông Mekong ở Trung Hoa.

Từ nguồn trên cao nguyên phía tây ở Trung Hoa cho đến đồng bằng ven Biển Đông, Mekong chảy trên 4.000 km qua Myanmar, Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam, hỗ trợ cho sinh kế của 60 triệu người dọc theo chiều dài của nó.

Một thập niên của thời tiết ngày càng bất thường và các đập luôn gia tăng trên dòng chánh lẫn phụ lưu đã bóp nghẽn các chu kỳ theo mùa của Mekong mà hàng triệu người dựa vào, Anoulak Kittihoun, trưởng ban chiến lược và hợp tác của Ủy hội, nói.

 

Dân làng di chuyển trên sông Mekong gần Nong Khai, Thái Lan. 

Nước sông trở nên trong xanh từ khi đập Xayaburi ở thượng lưu

bắt đầu sản xuất điện. [Ảnh: Stve Sanford]

 

“Vì thế, cần phải tái đánh giá tình hình, và điều quan trọng là MRC không thể làm một mình,” ông nói với VOA.  “Chúng tôi cần hợp tác với các quốc gia ở thượng lưu, nhất là Trung Hoa và khuôn khổ LMC để có sự hiểu biết chung về thay đổi nầy, và rồi tìm ra các hành động tức thời có thể thực hiện về việc phối hợp điều hành hạ tầng cơ sở nước, cũng như các cơ chế thông tin và thông báo.”

 

Chi tiết kinh khủng

Ủy hội nói các đối tác sẽ chánh thức phát động nghiên cứu hỗn hợp trong tháng 12, đánh dấu việc cộng tác lớn nhất bằng cách dựa trên dữ kiện từ 1985 đến ít nhất 2019, và không chỉ trên dòng chánh Mekong, vấn đề thông thường của MRC, mà còn trên các phụ lưu chánh.

Họ sẽ xem xét dữ kiện từ trên 30 năm trong 2 thời kỳ: một từ năm 1985 đến 2007, và hai từ 208 về sau, là thời kỳ xây đập chánh.  Anoulak nói việc phân chia sẽ giúp họ có khái niệm tốt hơn của ảnh hưởng của đập đối với sông.

Đó là một điểm bất hòa chánh giữa Trung Hoa và những người cáo buộc 11 đập mà Trung Hoa đã xây trên dòng chánh đã làm giảm số cá và phù sa ở hạ lưu rất cần để canh tác trong đồng lụt.  Công ty nghiên cứu khí hậu Eyes on Earth, sau khi phân tích dữ kiện vệ tinh hồi năm ngoái, nói rằng các hồ chứa khổng lồ của đập đã làm cho hạn hán tàn khốc trong năm 2019 ở hạ lưu vực Mekong thêm tồi tệ, Trung Hoa đã bác bỏ cáo buộc.

Nhiều chi tiết của nghiên cứu chưa được xác định, từ phụ lưu nào được chú trọng đến bao nhiêu dữ kiện về việc điều hành đập mà Trung Hoa sẽ chia sẻ.  Tính đến nay, Trung Hoa vẫn từ chối cho biết số nước xả ra từ các đập.

Anoulak nói hầu hết sự thành công của nghiên cứu sẽ nằm ở số lượng dữ kiện điều hành đập mà Trung Hoa và các quốc gia khác sẵn lòng để tiết lộ.

Đập trên Nam Theun ở trung Lào, ngày 24 tháng 10 năm 2010.

 

“Đây là một trong các chìa khóa cho nghiên cứu nầy.  Để đề nghị các biện pháp tốt về cách quản lý chế độ dòng chảy và làm thế nào để đưa ra các biện pháp thích ứng, một số dữ kiện nầy cần được chia sẻ,” ông nói.

Thêm dữ kiện từ Trung Hoa về cách điều hành đập của họ rất quan trọng để hiểu biết đầy đủ ảnh hưởng của chúng đối với hạ lưu Mekong và để hoạch định có ý nghĩa cách quản lý sông tốt nhất cho lợi ích của mọi người, Brian Eyler, giám đốc chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu của Hoa Kỳ, nói.

“Nếu nghiên cứu được thực hiện đúng, thì Trung Hoa sẽ phải mở sách để xem việc điều hành đập của họ theo mệnh lệnh hay để làm đầy hồ chứa,” Eyler, cũng cầm đầu dự án Theo dõi Đập Mekong của trung tâm.

Chia sẻ dữ kiện đó sẽ đánh dấu một thay đổi lớn lao của Trung Hoa, ông nói thêm, và “vẫn còn chờ xem” liệu họ có làm hay không.

 

Thích ứng hay làm giảm

Eyler hoan nghênh việc bao gồm các đập trên nhiều phụ lưu của Mekong trong nghiên cứu, mà nghiên cứu của ông cho thấy một ảnh hưởng tích lũy trên lưu vực bằng với các đập trên dòng chánh.

Ông nói ông rất lo ngại rằng Trung Hoa có thể dùng việc cộng tác như một cơ hội để đẩy mạnh lập luận cho rằng sự xáo trộn chu kỳ lũ theo mùa của Mekong do các đập của họ gây ra thật ra giúp các quốc gia ở hạ lưu, mặc dù thiếu bằng chứng, và rằng một số viên chức của MRC cũng có những tuyên bố tương tự.

Một thuyền đánh cá đi qua gần vị trí xây cất đập Don Sahong

gần biên giới Cambodia-Lào, ngày 20 tháng 6 năm 2016.

 

“Những sức mạnh đó có thể đoàn kết để kiến tạo thêm hệ thống sông Mekong trong cách làm cho nó bị tận dụng, quản lý quá đáng và kiến tạo quá đáng,” Eyler cảnh báo.  “Và chúng ta biết kết quả của tiến trình đó.  Nó giống như sự tan vỡ sinh thái trong Mekong, gần như mất hoàn toàn năng suất thủy sản, ảnh hưởng lớn lao đến năng suất nông nghiệp của Việt Nam và sụt giảm lớn lao của sức chịu đựng của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để tự vệ trước những ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đang tới.”

Phía nam Trung Hoa, 11 đập khác đang hoạt động, được xây cất hay trong giai đoạn quy hoạch trên dòng chánh, hầu hết ở Lào.  Hàng chục đập khác trên các phụ lưu.

Marc Goichot, trưởng ban nước ngọt Á Châu Thái Bình Dương của Quỹ Thiên nhiên Thế giới (World Wide Fund for Nature (WWF)), nói ông tự hỏi liệu mục tiêu tối hậu của nghiên cứu chỉ giúp các quốc gia Mekong giảm nhẹ ảnh hưởng tai hại và thích ứng với chúng, hay để tránh chúng và đối phó với nguyên nhân gốc rễ.

Tuyên bố ngắn về nghiên cứu của Anoulak và MRC nói nhiều đến giảm nhẹ và thích ứng, và xây đập tốt hơn thay vì không xây chúng.

Goichot, có trụ sở ở Việt Nam, nói ông cũng ngạc nhiên vì phù sa – bùn, đất và cát mà sông cuốn đi dọc theo đường đi và lắng xuống ở hạ lưu - không được đề cập đến.  Nông dân dựa vào sự lắng đọng đó dọc theo Mekong, nhưng không nơi nào nhiều hơn ĐBSCL ở miền nam Việt Nam, chén cơm của Việt Nam.

ĐBSCL đang sụt lún và thu hẹp vì thiếu phù sa trong nhiều năm, làm phức tạp thêm rủi ro của nước biển dâng và nỗi lo sợ cho việc tháo chạy sắp tới của vùng đông dân nầy.

“Nó là nơi tiếp xúc nhiều nhất với lũ lụt và hạn hán, và điều đó rất xác đáng với thủy điện vì ĐBSCL đang sụt lún nhanh hơn mực nước biển dâng, và sụt lún được quy một phần, một phần quan trọng, cho sự kiện là phù sa từ Mekong đã giảm, và các đập là một trong những lý do chủ chốt, nếu không nói là lý do chủ chốt khiến phù sa giảm nhiều như thế,” Goichot nói.

“Đối với tôi, tôi mong điều nầy đi đầu và là trọng tâm ở giai đoạn nầy của nghiên cứu, và nó không,” ông nói thêm.

LMC không trả lời yêu cầu cho ý kiến của VOA.

.

No comments:

Post a Comment