Monday, September 9, 2019

CỦNG CỐ ĐỐI TÁC HOA KỲ-MEKONG


(Strengthening the U.S.-Mekong Partnership)

Office of the Spokesperson - Bình Yên Đông lược dịch
U.S. Department of State – August 2, 2019


Phiên họp Ngoại trưởng LMI Thường niên Lần thứ 10 [Ảnh: Bộ Ngoại giao]

Mekong quan trọng đối với Mỹ

Khu vực Mekong – Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – có tầm quan trọng chiến lược đối với Hoa Kỳ.  Vùng nầy là trọng tâm của Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, và được kết hợp trong sự giao dịch với ASEAN [Association of SouthEast Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)].  Hoa Kỳ nhắm mục tiêu tôn trọng chủ quyền, minh bạch, quản trị tốt, ASEAN trung lập, và một trật tự dựa trên luật lệ cùng với các đối tác Mekong của chúng ta.  Sự ràng buộc của Mỹ với khu vực Mekong rất sâu đậm:

  • Trong 10 năm qua, các cơ quan Hoa Kỳ đã cung cấp hơn 3,5 tỉ USD viện trợ cho các quốc gia Mekong.
  • Đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở trong vùng đạt mức 17 tỉ USD trong năm 2017, tăng từ 10 tỉ USD trong thập niên trước.  Mậu dịch 2 chiều ở mức 109 tỉ USD trong năm 2018.
  • Xuất cảng của Hoa Kỳ đến các quốc gia Mekong đã tạo nên trên 1,4 triệu công việc ở Mỹ từ năm 1999 trong các ngành kỹ nghệ như điện tử, nông sản, và máy móc.
  • Trên 33.000 sinh viên từ vùng nầy đã ghi danh vào các trường cao đẳng và đại học trong năm 2018.  Hơn 72.000 người trẻ của khu vực là thành viên của Sáng kiến Lãnh đạo Trẻ Đông Nam Á do Hoa Kỳ chủ xướng và chánh thức ra mắt ở Manila vào tháng 12 năm 2013.
  • Thái Lan là đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, kéo dài 2 thế kỷ.  Quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam càng ngày càng quan trọng hơn về mặt chiến lược.
Sáng kiến Hạ lưu Mekong: Một Thập niên Xây đấp Nhân lực

Kể từ lúc thành lập vào năm 2009, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã họp thường niên với 5 đối tác trong các quốc gia Mekong qua Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI)).  Trong thập niên qua, những chương trình của LMI đã giúp cho các quốc gia Mekong giải quyết tốt hơn những thách thức xuyên biên giới về an ninh nguồn nước, thủy điện tinh khôn, thảo kế hoạch năng lượng và hạ tầng cơ cở, và giáo dục STEM [Sciene, Technology, Engineering and Mathematics (Khoa học, Kỹ thuật, Kiến tạo và Toán học)].  Các dự án LMI đã cải thiện rõ ràng cuộc sống của người dân trong vùng bằng cách:

  • Giúp cho 340.000 người có nước sạch để uống và 27.000 được cải thiện vệ sinh;
  • Huấn luyện 1.000 giáo viên (của 80.000 học sinh) trong chương trình STEM;
  • Đối tác với Singapore để huấn luyện 1.200 viên chức của các quốc gia Mekong về vấn đề luật lệ liên quan đến sự nối kết và phát triển khả chấp, qua Chương trình Huấn luyện Quốc gia Thứ ba;
  • Nâng cao tiêu chuẩn tiếng Anh cho 3.800 viên chức, giáo sư và học sinh;
  • Trợ giúp hàng trăm nữ chủ nhân qua 3 trung tâm thương mại;
  • Khuyến khích khả năng của khu vực trong việc đối phó và phục hồi từ tình trạng khẩn cấp qua việc Thực tập và Trao đổi trong việc Đối phó Nhanh với Tai họa ở Thái Bình Dương, do Công binh Hoa Kỳ tổ chức.
Các chương trình LMI khác gồm có:

  • Sáng kiến Dữ kiện Nguồn nước Mekong, đang phát triển như một diễn đàn tiên tiến và an toàn để củng cố vai trò của Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) trong việc chia sẻ dữ kiện để cải thiện việc tiên đoán lũ lụt và hạn hán;
  • Đối tác hạ tầng Cơ sở Khả chấp, hỗ trợ kỹ thuật và khoa học cho hạ tầng cơ sở thân thiện với môi trường, năng lượng sạch, và việc sử dụng nước và đất;
  • Chương trình Huấn luyện Hạ tầng Cơ sở có Phẩm chất LMI, nhằm cải thiện khả năng của các cơ quan công quyền để thiết kế các dự án theo tiêu chuẩn quốc tế;
  • Chương trình Khoa học gia Trẻ LMI, tìm kiếm các giải pháp sáng tạo cho các bệnh tật truyền nhiễm qua côn trùng.
Những thách thức mới

Khu vực Mekong đang đối mặt với những thách thức mới, bao gồm sự lệ thuộc vào nợ nần; việc xây đập liên miên để kiểm soát lưu lượng sông ở hạ lưu; các kế hoạch phá ghềnh đá và nạo vét lòng sông; tuần duyên ngoài lãnh thổ; và sự thúc đẩy của một số người muốn nhào nắn luật lệ mới để quản trị dòng sông theo cách phá hoại các tổ chức hiện hữu.  Hoa Kỳ cam kết cộng tác với các quốc gia Mekong trong việc đối phó với những thử thách nầy.

Hoa Kỳ cũng nỗ lực với “Thân hữu Hạ lưu Mekong (Friends of the Lower Mekong)” để cải thiện sự phối hợp tài trợ với Ngân hàng Phát triển Á Châu, Úc Châu, Liên hiệp Âu Châu, Nhật Bản, New Zealand, Nam Hàn và Ngân hàng Thế giới.  Cùng với các quốc gia LMI, chúng tôi phối hợp các chương trình dựa trên giá trị, nguyên tắc và tầm nhìn chung cho khu vực.

Bành trướng sự giao kết của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ tiếp tục khuyến khích hạ tầng cơ sở, năng lượng, và kinh tế số qua các chương trình được Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đề ra.  Hôm nay, Ngoại trưởng Pompeo loan báo rằng Hoa Kỳ, cùng với Quốc hội, dự trù cung cấp khoảng 45 triệu USD để bành trướng sự giao kết của chúng ta trong khu vực Mekong có tầm quan trọng chiến lược.  Những việc nầy gồm có:

  • Đối tác Nhật Bản-Hoa Kỳ về Điện lực Mekong: 29,5 triệu USD để khuyến khích và phát triển hạ tầng cơ sở năng lượng khả chấp cho khu vực Mekong dựa trên nguyên tắc.
  • Dành thêm 14 triệu USD cho việc chống lại tội phạm xuyên quốc gia và buôn lậu ma túy, người, và thú hoang.
  • Đối tác với chuyên viên của Ngân hàng Thế giới, Úc, Pháp và Nhật Bản để duyệt xét sự an toàn của 55 đập ở Lào.
  • Hỗ trợ các dự án năng lượng và hạ tầng cơ sở cho các cầu nhập cảng khí hóa lỏng tiên tiến và các dự án nhà máy điện khí đốt, và sản xuất điện gió và mặt trời.
  • Đối tác với Nam Hàn để áp dụng kỹ thuật vệ tinh trong việc đánh giá khuynh hướng lũ lụt và hạn hán.
  • Hỗ trợ Hợp tác Kinh tế Chiến lược Ayeyawady-Chao Praya-Mekong (Ayeyawady-Chao Praya-Mekong Economic Cooperation Strategy (ACMECS)) như là một đối tác phát triển, và bảo đảm rằng chương trình LMI sẽ phù hợp với mục tiêu của ACMECS.
Chúng tôi momg rằng những năm sắp đến sẽ là những năm của đối tác và hợp tác để bảo đảm hòa bình, an ninh và thịnh vượng cho khu vực.


Office of the Spokesperson - Bình Yên Đông lược dịch

.

No comments:

Post a Comment