Sunday, July 21, 2024

CAMBODIA MONG ĐƯỢC ‘THỞ’ VỚI KINH ĐÀO MỚI ĐẦY TRANH CÃI

(Cambodia looks to 'breathe' with controversial new canal) 

Agence France Press – Bình Yên Đông lược dịch

VOA – July 18, 2024

 

Không ảnh chụp ngày 9 tháng 7 cho thấy công nhân dùng máy đào đất

để đào kinh Funan Techo dọc theo lòng lạch Prek Takeo chảy vào sông Mekong (ở dưới) 

trong tỉnh Kandal.

 

PREK TAKEO, CAMBODIA – Bụi bao phủ mọi thừ trong sân của Lim Tong Eng, tung lên bởi các máy đào đất vang động ở kế bên để nới rộng một lòng lạch mà chánh phủ Cambodia hy vọng sẽ là một kinh dào vận chuyển quan trọng.

Tháng tới, Cambodia sẽ chánh thức khởi công kinh dào Funan Tech, một dự án trị giá 1,7 tỉ USD chạy từ sông Mekong đến 1 cảng của Cambodia trong Vịnh Thái Lan sẽ thay thế cho việc đi qua Việt Nam.

Nó là một trong những dự án hạ tầng cơ sở biểu tượng của cựu thủ tướng Hunsen và được xem như một quyết tâm kích động quốc gia để tạo sự ủng hộ cho người kế nhiệm cũng là con trai của ông, Hun Manet.

Nhưng có nhiều điều không chắc chắn ở chung quanh dự án, liệu mục tiêu chánh của nó là vận chuyển hay thủy nông đến ai sẽ tài trợ nó và nó sẽ ảnh hường như thế nào đến dòng chảy của Mekong, một trong những sông dài nhất trên thế giới.

 

Ảnh chụp ngày 9 tháng 7 cho thấy dân làng Lim Tong Eng, người sống gần kinh đào Funan Tech được đề nghị, nói trong cuộc phỏng vấn với AFP ở nhà ông ở làng Prek Takeo trong tỉnh Kandal.


Thiếu rõ ràng đang làm đau đớn những người sống dọc theo hành trình được dự trù, bắt đầu từ khoảng 1 tiếng lái xe về phía đông nam của Phnom Penh.

Eng, một nông dân về hưu 74 tuổi nay sử dụng xe lăn, sẽ mất nhà và đất của ông vì kinh đào nhưng không biết ông sẽ nhận được bao nhiêu tiền bồi thường.

“Chúng tôi không những cảm thấy ngạc nhiên mà còn lo sợ,” ông nói với AFP khi các máy đào đất kêu loảng xoảng ở gần đó.

“Chúng tôi không biết cái chánh phủ đang nghĩ vì chúng tôi không được thông báo.”

Hun Sen, người cai trị Cambodia trong hơn 3 thập niên, đã mô tả kinh đào như cho quốc gia một “cái mũi để thở” và giới chức địa phương được cho biết để đốt pháo bông trong lễ khởi công vào ngày 5 tháng 8 – sinh nhật của cựu lãnh đạo.

Chánh phủ nói kinh đào sẽ tạo nên hoạt động kinh tế trị giá 21-30% nhiều hơn chi phí và tạo ra hàng chục ngàn công việc trong 1 quốc gia trong số nghèo nhất ở Đông Nam Á, mặc dù không cung cấp bằng chứng chi tiết của những tiên đoán đó.

Ảnh chụp ngày 9 tháng 7 cho thấy công nhân dùng máy xúc trong khi xây cất kinh đáo Funan Techo 

dọc theo lòng lạch Prek Takeo trong tỉnh Kandal.

 

‘Nhiều điều chưa biết’

Lợi ích của kinh đào tùy thuộc vào cách mà nó được tài trợ.

Năm ngoái, Tổ hợp Cầu Dường Trung Hoa (China Road and Bridge Corporation (CRBC)), một đại công ty xây cất Trung Hoa đã tài trợ hạ tầng cơ sở khác ở Cambodia, đống ý một nghiên cứu khả thi cho dự án.

Giới chức Cambodia đã đề nghị công ty quốc doanh Trung Hoa có thể tài trợ một phần của kinh đáo, nhưng CRBC chưa công bố nghiên cứu của họ hay thực hiện cam kết công khai.

Công ty không trả lời yều cầu cho ý kiến.

Và trong khi Cambodia là đồng minh thân cận của Beijing (Bắc Kinh), Hun Sen đã từ chối kinh đào sẽ là một phần cùa kế hoạch hạ tầng cơ sở Vành đai và Con đường của Trung Hoa.

 

Không ảnh chụp ngày 9 tháng 7 cho thấy những thùng chứa hàng được chất ở Khu Thùng Chứa hàng Mới 

ở Cảng Tự trị Phnom Penh trên sông Mekong trong tỉnh Kandal.

 

Các phân tích viên cũng đặt câu hỏi về số tiền 1,7 tỉ USD.

Có “nhiều điều chưa biết ở đây và những điều không chắc chắn ở đây liên quan đến lợi ích và chi phí kinh tế thật sự,” Vannarith Chheang, một phân tích viên chánh trị và chủ tịch cùa Angkor Social Innnovation Park (Công viên Sáng tạo Xã hội Angkor), nói.

Cũng có nhiều lo ngại về dòng chảy của sông Mekong, chiếm đến ¼ của số cá nước ngọt bắt được của thế giới và 50% sản lượng lúa của Việt Nam.

Các nhà bảo tồn từ lâu đã cảnh báo rằng sông bị đe dọa bởi các dự án hạ tầng cơ sở, ô nhiễm, khai thác cát và thay đổi khí hậu.

Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam đã ký thỏa ước sông Mekong 1995, cai quản việc phân phối tài sản của sông.

Nhưng mặc dù Cambodia đã thông báo với Ủy hội Sông Mekong (MRC) kế hoạch kinh đào của họ, Việt Nam muốn có thêm tin tức.

Phnom Penh lập luận rằng dự án chỉ ảnh hưởng một phụ lưu của Mekong và do đó chỉ đòi hỏi thông báo mà họ đã đệ trình.

Điều nầy bị chất vấn bởi một số chuyên viên, lưu ý rằng lòng lạch bên ngoài nhà của Eng nối trực tiếp với dòng chánh Mekong, và rằng giới chức Cambodia gia tăng ca ngợi lợi ích thủy nông của kinh đào.

Ảnh chụp ngày 9 tháng 7 cho thấy dân làng xem các máy đào đất đang được dùng để xây cất kinh đào Funan Techo 

dọc theo lòng lạch Prek Takeo trong tỉnh Kandal.

 

Thủy nông từ dòng chánh trong mùa khô ‘đặc biệt đòi hỏi một thỏa thuận từ 4 quốc gia thành viên, Brian Eyler, một chuyên viên về Mekong ở tổ chức nghiên cứu Trung tâm Stimson ở Washington, nói.

‘Một ống hút’

MRC nói họ chưa nhận được “bất cứ phúc trình nào về dòng chảy của nước” và đang đòi hỏi và chờ thêm tin tức từ Cambodia.”

Phó Thủ tường Cambodia Sun Chanthol, người tiên phong dự án, so sánh kinh đào với “một ống hút”.

“Bao nhiêu nước anh có thể hút từ sông Mekong với một óng hút?” ông nói với The Strait Times nồi tháng trước.

Một nghiên cứu ảnh hưởng thấy rằng kinh đào sẽ chỉ ảnh hưởng 0,06% lượng nước chảy ra trong mùa khô của sông.

Nghiên cứu chưa được công bố.

“Có thể ảnh hưởng xã hội và môi trường đối với Cambodia và Việt Nam nhỏ tiềm tàng,” Eyler nói. [Lời người dịch: Ý kiến nầy trái ngược với ý kiến trước đây của ông cho rằng kinh đào Funan Trecho là chiếc định cuối cùng trên nắp quan tài của Đồng bằng sông Cửu Long.]

“Nhưng chúng ta không biết đầy đủ về dự án hiện nay để phán đoán như thế.”

Các giới chức Cambodia cũng bác bỏ kinh đào có thể được các tàu chiến của Trung Hoa sử dụng, và các phân tích viện đồng ý rộng rãi thủy lộ sẽ không thu hút cho mục dích đó vì những thay thế đường bộ và dường biển.

Tầm quan trong chánh của dự án là trị giá chánh trị của nó, Vannarith nói.

“Đây hoàn toàn là một dự án di sản, với tầm quan trọng chánh trị, lịch sử kèm theo nó,” ông nói.

“Chánh phủ sẽ thực hiện nó và hoàn tất nó bằng mọi phương tiện, bằng mọi giá.. Họ phải chứng minh cái gì đó.”

No comments:

Post a Comment