Sunday, February 25, 2024

THỦY TRIỀU THAY ĐỔI VÀ NHIỀU ĐỜI SỐNG BỊ CUỐN TRÔI CỦA DÂN LÀNG THÁI TRÊN MEKONG

(Tide turns and lives washed away for Thai villagers on Mekong)

Arnun Chonmahatrakool – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye - 12 February 2024

 

Từ khi xây cất các đập trên thượng lưu sông Mekong, các cộng đồng địa phương ở Thái Lan đã ghi nhận sự dao động đáng kể của mực nước.  Trong mùa mưa, khi mực nước phải dâng lên, nay thỉnh thoảng chúng hạ xuống, và ngược lại, chúng dâng lên trong mùa khô, từ bỏ những lề lối tự nhiên. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

Một làng từng nổi tiếng vì có nhiều và đủ loại cá đang từ từ trở nên hoang vắng vì mực nước bất thường và không thể đoán trước

UBON RATCHATHANI, THAILAND – Một làng từng dễ thương trên biên giới Thái-Lào đã biến thành một làng hoang vắng sau khi nhiều cư dân bỏ đi vì mất thu nhập và tiền tiết kiệm gây ra bởi số cá sụt giảm trong sông Mekong.

“Bạn đã đến Dong Na, một trung tâm thủy sản sông Mekong,” thông điệp đón chào du khách trên một bảng gỗ bị mưa gió làm mòn ở lối vào làng Dong Na trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan.

Bảng hiệu tưởng nhớ lịch sử giàu có của cộng đồng ven sông nầy, từng là một nơi ồn ào và là nơi cư trú của nhiều loại cá nước ngọt đa dạng.

 

Nguồn: Mapbox

 

“Bạn đã đến Dong Na, trung tâm thủy sản sông Mekong,” dấu hiệu ở trước làng Dong Na ở biên giới Thái-Lào, nói. 

[Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Nhưng trong những năm gần đây, con số cá sông đã sụt giảm rõ rệt, theo cư dân của làng.  Họ nối kết sự sụt giảm trong số cá với việc xây cất các đập thủy điện ở thượng lưu, phần lớn ở Trung Hoa, nơi 11 đập đã được hoàn tất trên sông chánh Mekong, cũng như 2 ở Lào.

Ngoài ra, có trên 160 đập đã được xây trên các phụ lưu của Mekong và những khúc sông ở hạ lưu, với trên 100 dự án trong các giai đoạn quy hoạch hay xây cất.

Từ khi xây cất các đập ở thượng lưu, dân làng đã quan sát những thay đổi bất thường trong mực nước.  Nay, mực nước thường hạ xuống trong mùa mưa, khi nó phải dâng lên, và dâng lên trong mùa khô, ngược với chu kỳ tự nhiên.

Những dao động đã ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của dân làng.  Một cộng đồng đánh cá từng thịnh vượng nay chật vật để sống còn, với nhiều người đã bỏ nghề đánh cá truyền thống để tìm việc khác vì cuộc sống từ đánh cá của họ sụt giảm.

 

Những thuyền đánh cá nằm dài theo bờ sông Mekong trong tỉnh Ubon Ratchathani ở đông bắc Thái Lan.  Với sự sụt giảm của dân số cá do dòng chảy thay đổi của sông, ngư dân địa phương đang bỏ thuyền của họ để tìm cơ hội có việc làm thay thế trong các vùng đô thị. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Làng Dong Na nằm dọc theo sông Mekong duy trì cuộc sống của dân làng qua việc đánh cá.

 

Một ngư dân tìm kiếm cá giữa các buội rậm mọc gần bờ sông Mekong.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

“Trong quá khứ, chúng tôi có thể bắt được nhiều cá trong 1 ngày.  Nhưng nay, một số loại cá chúng tôi thường tiêu thụ gần như tuyệt chủng do mực nước dao động,” Siboon Ussand, một ngư dân 71 tuổi từ làng Dong Na, nói.

“Khi nước lên xuống không thể đoán trước, cá biến mất.  Ngày nay, chúng tôi hầu như bắt được cá nhỏ khó bán.”


Số cá nhỏ đánh được nghèo nàn của một ngư dân trong làng Dong na.

[Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Một ngư dân khoe số cá đánh được của ông, đã sụt giảm trong thập niên vừa qua vì những thay đổi trong dòng chảy của sông Mekong.

Sự biến đổi của sông đã ảnh hưởng đến tình hình tài chánh của dân làng

Trước đây, thu nhập từ đánh cá và canh tác ven sông cho phép dân làng tiết kiệm và đầu tư vào gia súc, chẳng hạn như bò và trâu, cũng được dùng như vật ký thác để vay nợ.  Bán gia súc có thể sinh ra lợi tức hàng năm khoảng 30.000-40.000 baht (khoảng 850-1.130 USD) cho mỗi gia đình.

Tuy nhiên, phương pháp tiết kiệm truyền thống nầy đã sụt giảm.  Với thu nhập không ổn định từ việc đánh cá, nhiều dân làng đã phải dùng đến việc mượn tiến không chánh thức có tiền lời cao, đưa đến nghèo khó và mất ổn định tài chánh cho một số gia đình.

Nuôi gia súc có tác dụng như một cách tiết kiệm của những cộng đồng đánh cá sống gần sông Mekong.  Họ đầu tư thu nhập từ đánh cá vào gia súc, bán chúng với giá có lợi nhuận.  Gia súc cũng được dùng như vật ký thác cho nợ nần. [Ảnh: Arnun Chanmahatrakool]

 

Những thách thức của việc canh tác gần sông Mekong cũng được kết hợp bởi vấn đề đất đai.

Trong năm 1992, chánh phủ thiết lập Công viên Quốc gia Pha Taem, chồng lên đất nông nghiệp của dân làng.  Điều nầy xảy ra mặc dù những tài liệu lịch sử cho thấy các cộng đồng đã ở đó trên 1 thế kỷ.

Công viên quốc gia hạn chế dân làng nới rộng các hoạt động nông nghiệp của họ.  Một số đã quay sang trồng rau cải như môn, bắp. lúa và khoai mì trên bờ sông.

Nhưng những nỗ lực nầy thường không thành công, nhất là khi mực nước sông dâng lên không thể đoán trước, làm ngập cánh đồng của họ và khiến cho họ không có nguồn thu nhập thay thế.


Trồng hoa màu dọc theo bờ sông Mekong có những thách thức do những dao động bất thường của mực nước.  Thỉnh thoảng, ngập lụt qua đêm làm ngập đất canh tác, khiến cho dân làng mất hoa màu của họ. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Kiếm sống nay không như trước vì nước không giống.  Trong quá khứ, khi mực nước hạ xuống, nó xuống từ từ từng inch, hạ xuống cho đến khoảng tháng 5.

Khi nước xuống, dân làng chọn để trồng hoa màu có thể chịu được điều kiện khô, và năng suất bị ảnh hưởng.  Canh tác nay đã trở nên không thể đoán trước.

“Nước thường dâng lên, mang đất phì nhiêu.  Rau cải nẩy nở.  Ngay cả khi nước rút, nó để lại đất giàu chất dinh dưỡng, tăng cường đất đai,” ngư dân Siboon giải thích.

“Nó thường lên từ từ, cho phép chúng tôi chuẩn bị.  Nay, nó có thể dâng lên không mong đợi, hủy hoại hoa màu của chúng tôi.  Chúng tôi không thể tiên liệu bất cứ điều gì.”

Khi đánh cá không được gì, một số ngư dân liều vượt qua biên giới ở giữa sông Mekong để vào Lào, nơi điều kiện có thể thuận lợi hơn cho việc đánh cá.

Jorn Khanthiwat, một ngư dân 64 tuổi từ làng Dong Na, mang những vết sẹo của vết thương súng đạn ông duy trì 10 năm trước.  Ông nhớ lại làm thế nào ông từng đánh cá trong vùng nước của Lào vì có ít cá hơn ở phía Thái, có nguy cơ bắt đầu một cuộc tranh chấp lãnh thổ.

 

Jorn Khanthiwat, mang vết sẹo của vết thương súng đạn ông lãnh trong chuyến mạo hiểm vào vùng nước của Lào để tìm cá.  Hành trình nầy được thúc đẩy bởi số cá đánh được sụt giảm trong sông Mekong trong thập niên qua. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Cho thấy một vết sẹo từ vết thương súng đạn trên bụng, một sự nhắc nhở về một tai nạn 10 năm về trước, Jorm Khanthiwat hồi tưởng: “Trở lại ngày đó, tôi thường lén đi qua để bắt cá, có thể đi qua biên giới, và tôi bị binh sĩ Lào bắn.  Tôi phải nhảy xuống nước để trốn.  Chúng tôi thường mạo hiểm vào Lào để đánh cá vì tài nguyên giàu hơn của nó.”

Khi số cá bắt được tụt xuống, và đi qua biên giới quá nguy hiểm, nay với kiểm soát biên phòng chặt chẽ, nhiều người không thể tìm được những lựa chọn khác hơn là rời làng.







Do những khó khăn tài chánh gia tăng phát xuất từ số cá đánh được thấp hơn trong sông Mekong, nhiều cá nhân ở tuổi lao động trong làng Dong Na ở tỉnh Udon Ratchathani của Thái Lan đã di chuyển đến các thành phố, bỏ lại những người cao niên. [Ảnh: Arnun Chonmahatrakool]

 

Nhiều người lớn trong tuổi lao động ở làng Dong Na đã di chuyển đến Bangkok và các thành phố lớn khác để kiếm việc, để những người cao niên ở lại.  Nhà của họ không còn cung cấp thu nhập và tiết kiệm bảo đảm.

Nếu chiều hướng nầy tiếp tục, bảng chào đón “Bạn đã đến Dong Na, trung tâm thủy sản sông Mekong”, có thể sớm được gở xuống, chấm dứt di sản của làng.

No comments:

Post a Comment