(Mekong Delta pays a high price from sang mining)
Le Dinh Tuyen – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye -1 May 2023
Sự cần thiết của cát để xây đường sá
và hạ tầng cơ sở ở Viêt Nam gia tăng nhanh chóng với một vài giới hạn khi đất
và nhà bị mất.
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, VIỆT NAM (ĐBSCL) – Những dấu vết còn
lại của Long Phú Thuận, một cù lao nhỏ trên sông Mekong trong tỉnh Đồng Tháp
của Việt Nam chỉ còn thấy trong các bản đồ cũ.
Hầu hết cù lao nhỏ thuộc về ông Lê Văn Phi, một nông dân 70
tuổi. Ngược lại năm 1976, ông khám phá
cùa lao và biến 0,4 hectares thành đất canh tác. Ông trồng bắp, đậu nành và ớt trong mùa khô,
và lúa trong mùa lũ.
Sau nhiều năm trúng mùa liên tiếp, giá đất trên
cù lao tăng vọt gấp 10 lần cao hơn đất canh tác ở trên bờ. Điều nầy thuyết phục ông bán 7 hectares đất
của ông trên bờ để mua 1 hectare khác trên cù lao.
“Ai có thể ngờ, sau đó, họ cho phép khai thác
quá nhiều cát và toàn thể cù lao bị sạt lở từ từ,” Phi vừa nói vừa thở
dài. “Khoảng năm 2012, người dân trong
vùng thường cùng nhau để bắt những người khai thác cát bất hợp pháp và đánh
nhau đến chảy máu.”
“Rồi những người buôn lậu đó và một số lãnh đạo
huyện bảo vệ cho họ đi tù.
Ngay sau đó, chánh phủ ngưng việc khai thác cát
bất hợp pháp ở trong làng, nhưng thay vào đó bắt đầu cấp giấy phép khai thác.
Đến năm 2014, Long Phú Thuận biến mất. Cái còn lại là tiếng gầm rú của máy móc khi
những người khai thác cát tiếp tục xúc cát từ đáy sông.
Mặc dù những nỗ lực để hạn chế việc khai thác cát quá mức
trong những năm gần đây, kể cả việc cấm xuất cảng cát trong năm 2017, sự cần
thiết tăng trưởng và phát triển hạ tầng cơ sở cấp bách của ĐBSCL có nghĩa là
cung không thể đuổi kịp cầu.
Tình trạng thiếu hụt đã đẩy giá cát thủng nóc nhà, làm đầy
túi của các băng tội phạm trong khi đục khoét nền nhà của người dân địa phương
và ăn đi đất canh tác của họ.
Cư dân ĐBSCL đã chống đối việc khai thác cát trong nhiều năm,
nhưng không có hiệu quả bao nhiêu. Chỉ
hồi tháng 12, sụt lún đã nuốt 5 hectares đất canh tác trong chốc lát ở ấp Bình
Thuận tỉnh Vĩnh Long.
Ngay sau đó, một máy xáng chạy đi giữa tiếng la hét của người
địa phương giận dữ. 13 nhà đổ xuống sông và 109 người mất nhà ngày hôm đó.
“Họ đã lấy cát đi ngày đêm trong nhiều thập niên. Võ Minh Thảo, người vừa mất nhà, nói trong
một đoạn phim tự ghi hình. “Nay, tất cả
nhà cửa, đồng ruộng và vườn tược của người dân đã bị hủy hoại.”
Hai ngày sau, Ủy ban Nhân dân tỉnh ngưng việc khai thác cát ở
trong vùng.
Phạm vi của vụ sụt lún
tháng 12 năm 2022 ở ấp Bình Thuận 1 tỉnh Vĩnh Long.
[Ảnh: lê Đình Tuyển]
5 hectares đất bị mất
trong vũ sụt lún đất tháng 12 năm 2022 ở ấp Bình Thuận 1 tỉnh Vĩnh Long. [Ảnh:
Lê Đình Tuyển]
Sụt lún xảy ra trong tỉnh Vĩnh Long hối tháng 12 năm 2022. 13 nhà chìm xuống sông và 109 người mất nhà như hậu quả. [Ảnh: Lê Đình Tuyển]
“Nó đáng sợ vì có 2 đấu hiệu cảnh báo của sự sụt lún sắp xảy ra,” Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên viên độc lập về sinh thái của ĐBSCL, nói. “Nó cho thấy rằng đáy sông đã bị rỗng rất lâu.”
ĐBSCL ngày nay là kết quả của 6.000 năm bồi lấp của đất bồi
và cát từ thượng lưu. Ngày nay, sạt lở
bờ sông và ven biển lan tràn trên khắp đồng bằng vì thiếu bùn đất và và
cát. Thủ phạm là các đập thủy điện ngăn
chận dòng chảy, cùng với khai thác cát tràn lan trong sông Mekong, nhất là ở
Cambodia và Việt Nam.
Tính đến năm 2021, có 621 điểm sạt lở dọc theo bờ sông ở
ĐBSCL dài tổng cộng 610 km, theo Tổng cục Ngăn ngừa và Kiểm soát Tai họa thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP
Không có dữ kiện tổng thể về số đất bị mất trong nhiều
năm. Các nguồn chánh thức nói ĐBSCL đang
thu hẹp khoảng 500 hectares mỗi năm do sạt lở, hay tương đương với 715 sân túc
cầu.
Cái giá xã hội rất lớn lao.
Chỉ trong 5 năm từ 2018 đến 2022, gần 2.500 nhà trong các tình An Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long và Cà Mau đã bị cuốn trôi, gây thiệt hại ít nhất
304 tỉ đồng (12,9 triệu USD).
Khoảng 20.000 gia đình trong 5 tỉnh nầy nay đang sống trong
vùng dễ sụt lún và cần được dời chỗ.
“Nếu không có những giải pháp đồng bộ trong
việc quản lý khai thác cát ngay bây giờ, trong tương lai, với ảnh hưởng gia
tăng của các đập thủy điện, sự thiếu hụt cát sẽ nghiêm trọng hơn vì sạt lở sẽ
mạnh và nghiêm trọng hơn,” Nguyễn Văn Tiên, Phó Tổng cục trưởng của Tổng cục
Ngăn ngừa và Kiểm soát Tai họa, nói.
Dữ kiện của Ủy hội Sông Mekong cho thấy khoảng 6,96 triệu tấn
cát được bồi lắng trong ĐBSCL mỗi năm.
93% đi ra biển. Trong lúc đó, số
cát khai thác hàng năm có thể lên đến 40,2 triệu tấn có nghĩa là mỗi năm, ĐBSCL
thiếu hụt gần 39,6 triệu tấn, theo ước tính của WWF.
Nhu cầu bùng
nổ
Việc xây cất xa lộ đang nở rộ ở Việt Nam như một phần của
chánh sách phục hồi sau đại dịch của chánh phủ.
Không nơi nào mà những dự án như thế khốc liệt hơn ĐBSCL, nơi đường sá
đã bị bỏ quên trong nhiều năm so với những vùng khác.
Vì các chánh trị gia kêu gọi hoàn tất công việc nhanh chóng,
các công ty xây cất đối mặt với công tác gần như không thẻ làm được, nơi để tìm
đủ cát?
Bốn dự án xa lộ ở ĐBSCL không thôi sẽ cần gần 60 triệu tấn
cát trong năm 2021-2025, theo Bộ Giao thông. 43,2 triệu tấn khác sẽ cần cho các
dự án của tỉnh trong năm 2023 và 2024.
Không có thống kê được công bố về tổng số nhu cầu và nguồn
cung cấp cát ở ĐBSCL, nhưng Thiện, chuyên viên sinh thái ĐBSCL người đã nghiên
cứu về kỹ nghệ, nói cát có giấy phép trong vùng chỉ cung cấp 10-20% nhu cầu.
Dữ kiện của từng tỉnh cũng thường mù mờ về tình
hình trong tay.
Ở Vĩnh Long, thí dụ, 27 giấy phép khai thác có
thể cung cấp trên 2,16 triệu tấn đến 2023 – chỉ có 26% của cái mà tỉnh cần,
theo Sở Tài nguyên và Môi trường.
Dữ kiện của Cần Thơ, thành phố trung tâm của
ĐBSCL, cho thấy trong các năm 2021-2025, khoảng 4-8 triệu tấn cát sẽ cần đến để
san bằng, nhưng tổng số cát dự trữ cho thành phố chỉ có khoảng 7,8 triệu tấn.
Cát từ
Cambodia
Trong những ngày cuối năm 2022, một khúc sông Tiền giáp ranh
với Cambodia rộn ràng. Hàng trăm xà lan
được đăng ký từ nhiều tỉnh và thành phố Việt Nam đang neo, chờ để mua cát từ
Cambodia.
Thống kê của Hải quan Vĩnh Xương cho thấy trong năm 2022,
Việt Nam nhập cảng gần 7,44 triệu tấn cát từ Cambodia. Chỉ 3 năm trước, số lượng là 0.
Trong tháng 11 năm 2020, Cambodia âm thầm bỏ việc cấm xuất
cảng cát được đặt ra từ năm 2010. Ung Dipola,
tổng giám đốc của TổngNha Hầm mỏ, nói với Mekong
Eye rằng khai thác cát để xuất cảng sang Việt Nam sẽ có ảnh hưởng môi
trường tối thiểu vì Cambodia kiểm soát chặt chẹ kỹ nghệ nầy.
Tuy nhiên, trong con mắt của Lê Anh Tuấn, nguyên phó giám đốc
của Viện Nghiên cứu Thay đổi Khí hậu ĐBSCL, tái xuất cảng đơn thuần là một
“hành động doanh thương khôn ngoan. Họ
đang lợi dụng ưu thế của nguồn cát trước khi nó trôi một cách tự do xuống ĐBSCL.”
Có 17 công ty được ghi nhận nhập cảng cát từ Cambodia qua cửa
khẩu Hải quan Vĩnh Xương. Mỗi công ty
nhập cảng 6.000 tấn cát rồi tái xuất cảng sang Singapore trong năm 2022.
Lợi nhuận
to lớn, mánh khóe bất hợp pháp
Ở ĐBSCL, ngay khi được cấp giấy phép khai thác cát, hoạt động
của họ vẫn là một bí mật đối với các cộng đồng địa phương. Các công ty khai thác cát không công bố sổ
sách bán cát, hay thu nhập hay lợi nguận cho bất cứ ai ngoại trừ đoàn thanh tra
của chánh phủ.
Theo Ph., nguyên quản đốc của một công ty khai thác cát ở
thành phố Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp, lợi nhuận mà những người khai thác cát kiếm
được quá nhiều. Một người vét cát có thể
được 400 đến 450 triệu dồng (17.000-19.000 USD) một ngày, có thể lên đến 13,5
tỉ dồng (570.000 USD) một tháng.
Những người khai thác cát không những lấy cát trên số được
cho phép, họ còn lấy cát ở ngoài vùng được cho phép.
“Anh phải khai thác ở ngoài vùng, nếu không sẽ không có đủ
cát. Thí dụ, tôi cấp cho anh một giấy
phép để khai thác chỗ A, nhưng anh cũng khai thác chỗ B,C,D và E. Anh sẽ rời chỗ A, vì thế khi thanh tra đến để
khảo sát và lượng định số cát dự trữ, họ sẽ ghi nhận vẫn còn cát và sẽ gia hạn
giấy phép,” Ph. nói.
“Họ khai thác 4.000-5.000 m3 (4.800-6.000 tấn cát)
mỗi ngày, nhưng chỉ cấp hóa đơn và ghi nhận 200 m3 trong sổ sách, có
nghĩa là chỉ có khoãng 4-5% có hóa đơn.
Số còn lại được bán lõng lẽo, không có giấy tờ,” Ph. nói thêm.
Anh thêm rằng người địa phương hiểu mánh khóe mà người khai
thác cát sử dụng, nhưng có rất ít người dám nói ra vì sợ bị trả thù.
“Những người khai thác cát thuê du đảng để bảo vệ họ, Ph.
nói. “Anh có thể không sợ, nhưng nếu họ
đe dọa con cái của anh, cho dù anh cứng rắn và chểnh mảng đến đâu, anh phải sợ.
Ngay cả các dự án đấp đê sông do nhà nước tài trợ với các
thỏa thuận cung cấp cát chánh đáng phải trả cho người vét cát 5-7 triệu đồng
(231-299 USD) ở dưới gầm bàn nếu họ muốn có cát nhanh chóng, một viên chức xây
cất nông nghiệp, yêu cầu được lấy tên là H vì tính nhạy cảm của vấn đề, nói.
“Các tàu hút cát bất hợp pháp từ sông bị bắt và bị phạt bởi
chánh quyền thường rất nhỏ so với những người khai thác có giấy phép nhưng khai
thác quá giới hạn,” D., chủ của một doanh nghiệp xây cất với những xà lan để
mua và bán cát ở Cần Thơ. Anh yêu cầu
chỉ được dủng tên tắt vì sợ bị trả thù của băng đảng cát.
Chỉ có 10-20% cát được cung cấp thật sự có hóa đơn chính
đáng, D. nói thêm.
Sự vắng mặt của hóa đơn không chỉ giúp doanh nghiệp trốn
thuế, mà còn cho phép họ báo cáo thấp hơn số cát họ khai thác.
“Các doanh nghiệp muốn bán cát chánh đáng có thể không bao
giờ làm thế. Họ phải tham gia vào kỹ
nghệ cát chợ đen vì cát chánh đáng hay khong chánh đáng được trộn lẫn nhau, D.
nói. “Do đó, các doanh nghiệp buộc phải
đi qua các trung gian cát để mua hay bán cát và lấy hóa đơn ma để hợp lệ hóa
nguồn gốc của chúng.”
Trộm cát
Vùng ở gần cầu Mỹ Thuận, là ranh giới của tỉnh Vĩnh Long và
Tiền Giang, đã nổi tiếng trong nhiều tháng qua vì đây là nơi mà trộm cát lang
thang suốt đêm.
Đại tá kỳ cựu Nguyễn Viết Đáp, Chánh sở của Sở Kiểm soát và
Ngăn ngừa Tội phạm Môi trường tỉnh Vĩnh Long, nói chống lại băng đảng cát vô
cùng khó khăn, nhất là dọc theo ranh giới Vĩnh Long.
Ông nói rằng băng đảng
cát luôn luôn có người theo dõi trạm công an.
Mỗi lần một viên công an đi lên thuyền, những người buôn lậu cát được
thông báo ngay lập tức. Ngay cả sau khi
chánh phủ áp dụng những biện pháp trừng phạt việc khai thác cát bất hợp pháp
trong năm 2017, việc thi hành vẫn khó khăn.
“Đó chỉ là một điều lệ và công an không thể thi hành cho
chính họ,” Đáp nói.
Những người khai thác cát bất hợp pháp càng ngày càng xảo
quyệt thêm, lợi dụng các kẻ hở của pháp luật để tránh bị trừng phạt nặng nề,
Đáp nói thêm. Theo Luật Hình sự, những
người khai thác cát chỉ bị buộc tội nếu họ bị bắt quả tang lấy cát có trị giá
ít nhất 500 triệu đồng (21.300 USD) hay nếu họ tái phạm.
Những người khai thác cát bất hợp pháp chỉ cần bảo đảm họ
không vượt quá ngưỡng trong khi thay đổi máy xáng của họ thường xuyên.
Nguyễn Chí Kiên, phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Cần
Thơ, thêm rằng có nhiều vi phạm đang xảy ra dọc theo ranh giới hành chánh. Điều nầy làm cho việc bắt và phạt tội phạm khó
hơn vì họ có thể trốn thoát dễ dàng thẩm quyền địa phương.
Để làm cho vấn đề tồi tệ, việc phối hợp giữa các tỉnh láng
giềng để chận việc khai thác cát bất hợp pháp không đủ chặt chẽ,” một đại diện
của Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long nói, người yêu cầu được dấu tên vì
tính nhạy cảm của vấn đề.
Các kế hoạch thanh tra thường bị rò rỉ để những nghi phạm,
gây nguy hiểm cho những cuộc bố ráp cảnh sát, ông nói thêm.
Ngoài những trường hợp nhỏ và riêng rẽ của việc điều hành
khai thác cát bất hợp pháp bị phá sản, trường hợp lớn nhất trong năm 2022 ở
ĐBSCL liên quan đến việc cấp 997 hóa đơn giả cho gần 2 triệu tấn cát trong tỉnh
An Giang và Đồng Tháp.
Công an An Giang bắt giữ 2 người vì “mua và bán hóa đơn bất
hợp pháp” tổng cộng đến 102 tỉ đồng (4,3 triệu USD).
Cái giá của
tham lam và ngu dốt
“Một số lượng cát to lớn đã được khai thác bất hợp pháp trong
nhiều năm và nó không được phản ánh trong bất cứ phúc trình chánh thức nào,”
Thiện, một chuyên viên ĐBSCL, nói. “Tôi
nghĩ chúng ta cần theo dõi và làm cho việc khai thác cát minh bạch, để ngăn
ngừa những nhóm quyền lợi được lợi từ tài nguyên quốc gia nầy.
Nguồn gốc của vấn đề là sự kiện những người kiểm soát nay đã
lượng giá cát quá thâp. Việc khai thác
cát quá mức có nhiếu cái giá bên ngoài, gồm có thiệt hai môi trường và xã hội
như sạt lở.
“Chúng ta cần xác định giá trị đúng của cát, phải kể đến giá
trị đối với cộng đồng, đa dạng sinh học và đất đai của người dân.” Marc
Goichot, người Cầm đầu Nước ngọt của WWF-Á Châu-Thái Bình Dương, nói.
Không phải tình cờ mà người dân trong những vùng dễ sạt lở ở
ĐBSCL xem việc khai thác cát như kẻ thù.
Họ nói rằng nếu anh lấy đi từ sông, anh phải trả lại cho sông.
Nhưng nghịch lý là các doanh nghiệp tự do khai thác sông được
lợi, trong khi người dân như Phi ở Đồng Tháp, và Thảo ở Vĩnh Long, phải trả một
cái giá quá cao bằng đất đai, cuộc sống và nhà cửa của họ.
.
No comments:
Post a Comment