(Mangrove Afforestation in the Mekong Delta for sustainable coastal resilience)
Netherlandsandyou – Bình Yên Đông lược dịch
Embassy of the Kingdom of the Netherlands – June 10, 2022
Rừng đước ở Việt Nam [Ảnh: Earth.org]
Hanoi, 10 June 2022 – Buổi hội thảo công tác về “Tái trồng rừng đước ở Đồng bằng sông Cửu Long để chịu đựng bờ biển khả chấp” đồng tổ chức bởi Tòa Đại sứ Netherlands (Hòa Lan) ở Hà Nội, Ngân hàng Phát triến Á Châu (ADB) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD) diễn ra ở Hà Nội.
Vành đai rừng đước và vùng bờ biển ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang ở trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Điều nầy là mối lo ngại lớn lao, vì trong môi trường phù sa mềm nầy, việc kết hợp rừng đước-đê biển (xanh-xám) là một chọn lựa được ưa thích cho một hệ thống bảo vệ bờ biển khả chấp với chi phí xây cất và bảo trì có thể chấp nhận được. ĐBSCL không chỉ dựa vào công trình đê tương đối rắn chắc, bị sạt lở và sóng biển tấn công.
Suy thoái là kết quả của việc phát triển lâu dài, không chỉ cho cây đước. Lo ngại thiếu phù sa ở xa về phía thượng lưu sông Mekong (khai thác cát, đập), việc sử dụng đất trong vùng bờ biển lấn đê ra biển, để lại rất ít vùng thủy triều cho cây đước, việc quản lý nước không thích hợp và lạm dụng nước ngầm làm sụt lún đất, 4 đến 5 lần nghiêm trọng hơn mực nước biển dâng. Một vành đai rừng đước, phát triển một phần hay toàn phần sẽ làm giảm nhiều vấn đề nầy, nhưng các biện pháp ở bên cạnh cũng quan trọng để giải quyết các vấn đề được nói ở trên. Đặc biệt ở ĐBSCL cũng có áp lực từ việc nuôi tôm. Hiện đại hóa việc quản lý nước và một hệ thống chuỗi có thể góp phần vào sự đồng hiện diện của rừng đước phát triển tốt ở ven biển. Từ quan điềm nầy, rõ ràng là đướng lối liên kết đi ra ngoài việc phục hồi rừng đước không thôi đòi hỏi những điều kiện đúng trong dài hạn cho hạ tầng cơ sở bảo vệ bờ biển xanh-xám được ưa chuộng. Vấn đề khai thác cát và phù sa, sụt lún đất và tái thiết việc nuôi thủy sản cũng như quản lý rừng đước là những thách thức cần một đường lối lâu dài, liên kết với nhau và kiên trì.
Đường lối lâu dài nầy dựa trên Nghị quyết 120 (2017) và bản thảo của Kế hoạch Khu vực Kết hợp ĐBSCL (dự trù 2022). Thực hiện thêm trong các Kế hoạch Tổng thể Tỉnh.
ADB và Chánh phủ Netherlands cam kết hỗ trợ Chánh phủ Việt Nam trong việc củng cố các vùng bờ biển ở ĐBSCL và sức chịu đựng của cư dân. MARD hiện đang soạn thảo một đề nghị để phục hồi môi trường tự nhiên và củng cố bảo vệ bờ biển để gia tăng sức chịu đựng đối với ảnh hưởng của thay đổi khí hậu trong 5 tỉnh (Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre và Tiền Giang). Chánh phủ Netherlands đã ủy nhiệm cho tổ hợp Royal Haskoning DHV và Đất Ngập nước Quốc tế để trợ giúp ADB bằng cách góp phần vào các giai đoạn đầu của việc phát triển dự án cho dự án rừng đước kể trên. Công việc nầy là phúc trình kỹ thuật Các bài học quốc tế học được với nhận xét chung về các yếu tố thành công và thất bại trong tình trạng của ĐBSCL, điều nầy đưa đến kết luận và đề nghị cho dự án của MARD-ADB trong 5 tỉnh. Với bản chất dựa trên giải pháp, Việt Nam sẽ góp góp thêm vào việc cải thiện đa dạng sinh học và giảm nhẹ thay đổi khí hậu.
Qua việc trình bày của các chuyên viên và thảo luận giữa các bên liên hệ trung ương, địa phương Việt Nam và quốc tế, buổi hội thảo công tác dự trù nâng cao sự hiểu biết về việc tái trồng rừng đước và bảo vệ qua các hoạt động thông tin, cho sự phù hợp của quy hoạch và thực hiện các dự án rừng đước. Nó cũng nhắm đến việc nâng cao sự tương hợp của viêc tái trồng rừng đước của MARD trong quy hoạch tổng thể ĐBSCL và giúp diễn đàn nơi các bên liên hệ ở cấp trung ương và địa phương đối thoại để phối hơp và hợp tác hiệu quả và trôi chảy. Các chuyên viên Netherlands dùng cơ hội nầy để xác định cái Netherlands có thể làm để đóng góp thêm vào quỹ đạo nầy.
Có khoảng 50 tham dự viên từ MARD và các bộ liên hệ khác, các cơ quan chánh phủ trung ương và các tỉnh ven biển ĐBSCL, đại diện từ các đối tác quốc tế then chốt tích cực trong việc phát triển rừng đước trong khu vực, Tòa Đại sứ Netherlands, ADB, Quỹ Thiên nhiên Toàn Thế giới (World Widw Fund for Nature (WWF), và Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (International Union for Conservation Union (IUCN)).
.
No comments:
Post a Comment