(Laos Pushes Forward With Seventh Mekong River Dam Project)
Sebastian Strangio – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – April 29, 2022
Một làng ven sông Mekong trong tỉnh Champassak, Lào. [Ảnh: Depositphotos]
Đập Phou Ngoy là một trong 9 dự án thủy điện mà chánh phủ Lào dự trù trên dòng chánh sông Mekong
Đài Á Châu Tự do (Radio Free Asia (RFA)) tường trình trong tuần nầy rằng giới chức ở Lào sắp sửa có một bước quan trọng về dự án thủy điện mới, dự án đập đại qui mô thứ 7th sẽ được xây trên dòng chánh sông Mekong.
Phúc trình trích lời một viên chức chánh phủ ẩn danh nói rằng chánh quyền hiện đang chuẩn bị hồ sơ cho đập Phou Ngoy có công suất 728 MW, và dự định sẽ đệ trình thông báo chánh thức về dự án cho Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) “vào cuối năm nay.”
Dự án trị giá 2,4 tỉ USD được phát triển bởi Charoen Energy and Water Asia (Điện Nước Á Châu Charoen (CEWA)) của Thái Lan và nếu được chấp thuận, sẽ được xây bởi 2 công ty xây cất Nam Triều Tiên: Korea Western Power (KOWEPO) và Doosan Heavy Industries & Construction. Nếu được chấp thuận, dự án sẽ được hoàn tất trong năm 2029.
Dự án Phou Ngoy, nằm cách Pakse, thủ phủ của tỉnh Champassak, khoảng 18 km ở hạ Lào, là một trong chuỗi dự án đập lớn được dự trù trên dòng chánh Mekong, là trọng tâm của kế hoạch của Vientiane để biến quốc gia không có bờ biển thành “bình điện của Đông Nam Á.” Theo RFA, nó là dự án thứ 7th trong 9 dự án được dự trù trên dòng chánh Mekong. Hai đập – Don Sahong và Xayaburi – đã được hoàn tất.
Theo một phúc trình trong tháng 2 năm 2021 trong một ấn bản kỹ nghệ thủy điện, CEWA đã thực hiện một nghiên cứu khả thi sơ khởi và đánh giá ảnh hưởng môi trường cho đập Phou Ngoy, kết quả được đệ trình cho chánh phủ Lào trong tháng 2 năm 2020. Tuy nhiên, chánh phủ chưa thông báo với MRC về dự án.
Thông báo nầy là một bước bắt buộc cho bất cứ việc phát triển sông Mekong được thực hiện bởi các thành viên của MRC, ngoài Lào còn có Việt Nam, Thái Lan và Cambodia, và sẽ bắt đầu một tiến trình kéo dài 6 tháng để “tham vấn trước” trong đó “lượng định kỹ thuật và tham vấn chánh thức” được thực hiện đối với lợi ích và rủi ro của bất cứ dự án sử dụng nước được đề nghị.
Chánh phủ Lào được nói là sẽ tiến hành với các kế hoạch thủy điện của họ, mặc dù có những lo ngại ngày càng tăng về ảnh hưởng của các siêu đập đối với sinh thái của lưu vực sông Mekong. Vào tháng 3 năm 2020, Cambodia loan báo tạm ngưng 10 năm việc xây cất các đập mới trên Mekong.
Vào tháng 1 năm 2021, Thái Lan bác bỏ một phúc trình kỹ thuật của dự án thủy điện Sanakham. Bộ Năng lượng Thái, nhận thấy quốc gia đã có thừa điện, nói họ có thể từ chối mua điện do đập sản xuất. Với dự án Phou Ngoy cũng sẽ tùy thuộc vào việc mua điện của Thái, điều nầy cũng có thể trở thành một yếu tố trong tiến trình phê chuẩn.
Mặc dù các quốc gia hạ lưu Mekong dần dần trở nên ranh mãnh hơn về các dư án thủy điện tàn phá, MRC không có quyền phủ quyết chúng. Điều nầy đưa đến chỉ trích nói rằng tiến trình tham vấn kỹ thuật tỉ mỉ của MRC không làm được nhiều để bảo đảm rằng việc phát triển sông, nhất là các đập, phục vụ cho quyền lợi của người dân trong khu vực. Theo RFA, dự án sẽ ảnh ưởng đến 88 làng ở chung quanh.
Vào đầu năm 2021, tôi viết rằng các kế hoạch thủy điện của Lào có vẻ trở thành “cởi trói từ bất cứ lý lẽ kinh tế vững chắc, hầu như được thúc đẩy bởi quyền lợi ở trong nước bám lấy lợi ích của việc xây đập.” Sự chấp thuận mới nhất nầy có vẻ xác nhận đánh giá đó.
No comments:
Post a Comment