(Save the Mekong Delta from drowning)
G.M. Kondolf, R.J.P. Schmitt, P.A. Carling, M. Goichot, M.
Keskinen, M.E. Arias, S. Bizzi, A. Castelletti, T.A. Cochrane and T. Wild –
Bình Yên Dông lược dịch
Science – 5 May 2022
Chánh sách phải giải quyết các động cơ, không chỉ các triệu chứng, của sụt lún.
Do bởi vài thập niên của ảnh hưởng con người và việc quản lý
không khả chấp tài nguyên thiên nhiên của lưu vực sông Mekong, Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL) đang rút xuống một cách nhanh chóng. Hầu hết đồng bằng, là nơi cư trú của 17 triệu
người và một cổ máy kinh tế, có thể chùi xuống dưới mặt biển vào năm 2100 (1). Để tránh một ảnh hưởng tai họa như thế sẽ đòi
hỏi những hành động có phối hợp thừa nhận những nguyên nhân cội rễ của mất đất
và tầm quan trọng toàn cầu của đồng bằng.
Các đồng bằng hiện hữu và tăng trưởng nếu nguồn cung cấp phù sa từ
thượng lưu vực sông xây đất đồng bằng có cùng hay lớn hơn mức độ mà dất chìm
xuống bởi mực nước biển dâng tương đối và sạt lở. Với mực nước biển dâng nhanh hơn, nhiều nguồn
phù sa cần đến để duy trì phạm vi hiện tại của đồng bằng. Chỉ có việc cai quản phối hợp và đầu tư được
cải thiện, được thông tin bởi khoa học, sẽ cung cấp cho đồng bằng những tài
nguyên quan trọng đó.
ĐBSCL, hầu hết nằm ở Việt Nam, là 1 trong những đồng bằng lớn
nhất trên thế giới. Đồng bằng đã được
biến đổi trong thế kỷ qua thành một khung cảnh nhân tạo, hay “Bộ máy Đồng bằng”
(2) cung cấp 7 đến 10% của tất cả lúa được buôn bán trên thế giới. Đồng bằng, trên trung bình, dưới 1 m trên mặt
biển, vì thế nó dễ tổn thương vì sụt lún và sạt lở ven biển. Nhiều sáng kiến đã hổ trợ các biện pháp thích
ứng ở địa phương để giải quyết các triệu chứng của một đồng bằng đang chìm,
nhưng không giải quyết các động cơ do con người tạo ra ở bên dưới của sụt lún ở
qui mô đồng bằng lẫn lưu vực, hay cứu xét bản chất quốc tế của lưu vực.
Trước cuối thế kỷ 20th, đồng bằng nhận 140 đến 160
triệu tấn (Mt) phù sa hàng năm từ lưu vực sông Mekong. Trên ½ số đó nay bị chận trong các hồ chứa
nước trên thượng lưu Mekong ở Trung Hoa (Lancang), 8 đập thủy điện lớn đã được
hoàn tất, với 20 đập khác đang được xây cất hay dự trù. Trong Mekong, 133 đập được xây hay dự trù,
trong số đó 11 đập trên dòng chánh ở hạ lưu.
Nếu được xây như dự trù, tất cả các đập sẽ ngăn chận 96% phù sa trước
đây đến đồng bằng (3). Ngoài ra, nguồn
cung cấp phù sa từ bão nhiệt đới, đưa khoảng 32% lượng phù sa lơ lững đến đồng
bằng đang giảm vì đường đi của bão chuyển về phía bắc (4).
Lượng phù sa còn lại bị giảm thêm bởi việc khai thác đáy
sông. Một ước tính 54 Mt/năm cát từ sông
Mekong, hầu hết ở Cambodia và Việt Nam, được dùng trong xây cất và cải tạo đất
(5). Khai thác cát làm đói phù sa ở hạ
lưu và góp phần làm sạt lở ven biển và cắt lòng lạch, khuếch đại thủy triều, và
xâm nhập nước mặn (6).
Quản lý đồng bằng trong lịch sử chú trọng đến việc kiểm soát
nước để làm dễ dàng việc thâm canh nông nghiệp và kiểm soát lương thực, và để
ngăn ngừa nước mặn xâm nhập. Mặc dù
thành công trong lãnh vực nầy, nó đã ảnh hưởng trên căn bản các tiến trình tự
nhiên đã duy trì đất của đồng bằng. Nơi
các nhánh sông và dòng nước ven biển trước đây phân phối nước lũ đầy phù sa
trên khắp đồng bằng và dọc theo bờ biển, đê nay giới hạn nước và phù sa vào các
lòng lạch chánh, lấy đi của đồng bằng sự bồi lắng trong khi lũ lụt. Cây đước tự nhiên ngăn chận phù sa để xây nên
đất, hấp thu năng lượng sóng biển, và làm giảm sạt lở ven biển. Tuy nhiên, đước ở đồng bằng phần lớn đã được
thay thế bởi nông nghiệp và nuôi thủy sản, và đước còn lại nay đói phù sa để
ngăn chận (7).
Tát cả đồng bằng sụt lún một cách tự nhiên, khi phù sa vừa
mới bồi lắng nén xuống. Đối với ĐBSCL,
sụt lún tự nhiên nầy dược làm tồi tệ bởi ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm
cho nông nghiệp và sử dụng đô thị, hiện nay là động cơ lớn nhất của sụt lún
trong đồng bằng (8). Vào năm 2100, tình
huống “làm ăn như thường lệ” gây ra sụt lún trung bình tương đối đến 1,8 m, có
thể đưa đến làm ngập 90% của đồng bằng.
Tình trạng tốt nhất (cấm bơm, khai thác cát, và xây đập mạnh mẽ) gây sụt
lún 0,15 m, sẽ làm ngập khoảng 10% của đồng bằng (1).
Các động cơ được nói trên có thể tạo nên những chu kỳ xấu. Thí dụ, khi nước mặn xâm nhập vào đồng bằng, nông
dân có thể dùng thêm nước ngầm, hay di chuyển đến các trung tâm đô thị đã là
trung tâm của sụt lún. Khi sụt lứn tồi
tệ thêm, xây đê để chận nước lũ trở nên hấp dẫn hơn với quyền lợi ở địa phương,
nhưng những đê nầy ngăn chận phù sa trải ra trên mặt cùa đồng bằng và xây cao
độ.
Giải quyết
những nguyên nhân gốc rễ của sụt lún
Sự hiện hữu của ĐBSCL như chúng ta biết hôm nay là do những
điều chỉnh lớn lao của con người – kinh đào, đê, đập ngăn mặn, và những can
thiệp thủy lực khác – đã đưa đến những biến chuyển sinh thái và kinh tế quan
trọng (9,10). Kể từ khi Việt Nam thống
nhất trong năm 1975, đồng bằng đã có một số nghiên cứu và kế hoạch tổng thể,
hầu hết với hỗ trợ quốc tế, để khuyến khích quy hoạch kết hợp tập trung với chú
trọng đến phát triển kinh tế (11). Mặc
dù thành công trong việc biến đồng bằng thành một cỗ máy nông nghiệp và kinh
tế, điều nầy càng ngày ngày đưa việc quản lý đồng bằng vào một đường lối không
khả chấp với khả năng thích ứng kém, cai quản cô lập, và thiếu phối hợp với các
hành động ở các quốc gia ở thượng lưu.
Chú trọng đến phát triển kinh tế xã hội và tin tưởng mạnh mẽ
vào quyền lực của con người trên thiên nhiên cũng giải thích tại sao các chánh
sách hiện nay đã thất bại để công nhận một cách thích đáng rằng hầu hết đồng
bằng có thể rơi xuống khỏi mặt biển trung bình trong 1 đời sống của con
người. Tài liệu hướng dẫn then chốt của
chánh phủ Việt Nam để phát triển đống bằng là Nghị quyết 120 (có hiệu lực trong
năm 2017), có những bước theo chiều hướng đúng, nhấn mạnh đến sự cần thiết của
việc phát triển dựa vào thiên nhiên và khuyến khích quy hoạch kết hợp trên khắp
thành phần và qui mô không gian khác nhau, và nhằm để “phát triển một kế hoạch
kết hợp để phát triển khả chấp và chịu đựng khí hậu cho ĐBSCL” (12). Nhưng Nghị quyết và “Kế hoạch ĐBSCL” trước đó
xem lũ lụt, mặn và sạt lở ven biển như những thách thức kỹ thuật, đề nghị các
giải pháp trên qui mô địa phương, thay vì xem chúng như những triệu chứng của
những nguyên nhân bên dưới trải rộng nhiều qui mô. Mặc dù Kế hoạch báo cáo các đề nghị để tối
thiểu hóa sụt lún, tái lập việc nối kết phù sa, và gia tăng sức chịu đựng của
dồng bằng. Khoảng trống quản lý nầy cũng
không vượt qua trong các kế hoạch gần đây hơn, chẳng hạn như “Kế hoạch Kết hợp
Khu vực ĐBSCL” được đề nghị lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam trong tháng 7
năm 2020 hay phúc trình của chánh phủ duyệt xét 3 năm đầu của việc thực hiện
Nghị quyết 120 (14).
Cùng lúc, đầu tư qui mô lớn tiếp tục đổ vào đồng bằng, với
một hỗn hợp đầu tư để tiến tới phát triển và đáp ứng với đe dọa do thay đổi khí
hậu gây ra. Thí dụ, Ngân hàng Thế giới
đã cam kết các khoản vay và tài trợ song phương gần 2 tỉ USD từ năm 2007 đến
2022. Mặc dù mức tài trợ nầy nhỏ so với
đầu tư tư nhân, các quyết định tài trợ của các tổ chức có ảnh hưởng lớn lao
trong việc lập tiêu chuẩn cho các nhà đầu tư khác và có thể giúp thức đẩy đầu
tư làm cho đồng bằng có sức chịu đựng hơn.
Rủi ro có tiếng là động lực quan trọng ngày càng tăng đối với các nhà
đầu tư tư nhân, người chịu ảnh hưởng bởi những thí dụ hiết lập bởi các diễn
viên quốc tế quan trọng. Hầu hết tài trợ
từ người cho quốc tế nhằm để giải quyết ảnh hưởng mà một đồng bằng đang chìm
gây ra cho cuộc sống của cư dân để bảo vệ chống lại ngập lụt ở địa phương và
sạt lở ven biển, đối phó với nguồn cung cấp nước bị nhiễm mặn, và hỗ trợ quy
hoạch thích ứng. Tuy nhiên, các đề nghị
đầu tư thường nói rất ít hay không nói về các rủi ro hiện hữu lâu dài cho cuộc
sống và đầu tư, cũng không nói về các cơ hội để giảm nhẹ chiều hướng đó qua
những hành động có phối hợp ở qui mô lớn hơn.
Đáp ứng với
những đe dọa
Những thách thức kéo dài từ những hệ thống cai quản từ trên
xuống có thứ bậc và những đối thủ tổ chức ngăn chận sự tiến hóa tích cực đang
tiếp tục. Để cho đồng bằng kéo dài vào
tương lai, có những thay đổi căn bản trong kinh tế chánh trị và mối liên hệ
khoa học-xã hội-chánh sách được đòi hỏi để làm dễ dàng 6 bước thay đổi trong
việc quản lý lưu vực, với chú ý đặc biệt đến phù sa. Trước hết, đầu tư ở đồng bằng trong khắp các
thành phàn kinh tế then chốt (nông nghiệp, nuôi thủy sản, giao thông, năng
lượng, xây cất) và các diễn viên (các công ty quốc gia và quốc tế, các tổ hợp
quốc doanh, chánh quyền quốc gia và địa phương và các diễn viên phát triển quốc
tế) cần phải đăng ký và giải quyết những hậu quả của qui mô hệ thống của đầu tư
của họ, chẳng hạn như ảnh hưởng của họ đối với sụt lún đồng bằng. Điều nầy sẽ đòi hỏi các cơ chế quy hoạch được
cải thiện, dựa trên việc thi hành các khuôn khổ kiểm soát. Thú nhì, các diễn viên chẳng hạn như các nhóm
xã hội dân sự và các nhà đầu tư khu vực và quốc tế có quan tâm trong đầu tư có
lợi lâu dài và khả chấp phải thúc đẩy quan tâm chung trong việc thay đổi có qui
mô lưu vực. Thí dụ, họ có thể nhấn mạnh
rằng tránh các đập có ảnh hưởng lớn sẽ mang lợi không những cho các cộng đồng
địa phương mà còn cho đồng bằng và toàn thể lưu vực. Thứ ba, tác động khoa học-chánh sách phải
được nâng cao. Một vấn đề trong khoa học
lưu vực Mekong là những khác biệt thứ yếu giữa các nghiên cứu khoa học được
nhấn mạnh. Điều nầy cho cảm giác bấp
bênh lớn đối với các tiên đoán khoa học, nhưng trên thực tế, có nhất trí khoa
học rộng rãi đối với những lo ngại then chốt.
Những điều nầy nên được nhấn mạnh khi các nhà khoa học liên lạc với
những nhà lấy quyết định. Các nhà lấy
quyết định, qua trao đổi, không nên lấy những khác biệt còn lại trong các điều
khoa học được tìm thấy như một lý do để không hành động.
Để đáp ứng với đe dọa căn bản đối mặt với đồng bằng, các dự
án trong tương lai phải không đóng góp vào sụt lứn và mất đất gia tăng, và
chúng phải chịu đựng với sụt lứn trong tương lai. Để thực hiện điều nầy, chúng tôi đề nghị rằng
các biện pháp trong tương lai nên cứu xét rõ ràng qui mô trong đó các động cơ
điều hành, và rằng các nỗ lực quản lý được thực hiên ở các qui mô thích
hợp. Mặc dù một số động cơ của sụt lún
có thể bị ảnh hưởng bởi các hành động địa phương hay quốc gia, những hành động
khác sẽ đòi hỏi sự can thiệp được phối hợp giữa Cambodia và Việt Nam, và trên
toàn lưu vực, từ đó nguồn nước và phù sa cần thiết bắt nguồn.
Quy hoạch có phối hợp trên qui mô lớn hơn có lẽ không thể
được vì những thực tế chánh trị hiện nay và những thách thức cai quản kéo
dài. Thay đồi những thực tế đó đến đối
thoại toàn lưu vực rất cần để mở ra một không gian giải pháp lớn hơn ở đó tất
cả các quốc gia duyên hà thừa nhận tình hình và có quyền lẫn bổn phận. Ở đây, tác động qua lại khoa học-chánh sách
tích cực, gồm có vai trò của kiến thức trung gian chẳng hạn như các hệ thống
khu vực và các tổ chức xã hội dân sự (2,10,15), đóng một vai trò quan
trọng. Hiểu biết khoa học của những đe
dọa sống còn đối mặt với đồng bằng đã rõ, và sự hiểu biết nầy phải được diễn
dịch một cách tích cực thành các đề nghị chánh sách. Diễn dịch những đề nghị như thế thành các
quyết định có ảnh hưởng đòi hỏi ý chí chánh trị và hành động có phối hợp, ở qui
mô quốc gia và lưu vực. Điều nầy đòi hỏi
chấp nhận rằng một số hoạt động quan trọng, chẳng hạn như bơm quá mức, khai thác
cát, và phát triển thủy điện, có thể cần được giới hạn hay chấm dứt từng giai
đoạn, mặc dù tầm quan trọng chánh trị và quyền lợi kinh tế của chúng. Trong bối cảnh nầy, chúng tôi đề nghị 6 biện
pháp để bảo vệ đồng bằng và cuộc sống của nó.
Chúng tôi xác định những điều dễ dàng và chướng ngại để thực hiện (Bảng
S1). Các biện pháp sẽ có hiệu quả nhất
nếu có phối hợp, và thực hiện hoàn toàn sẽ là một thách thức. Nhưng mỗi biện pháp có những tiền lệ (Bảng
S1).
Tránh các đập có ảnh hưởng cao
Không xây đập ở những vị trí có tiềm năng ngăn chận phù sa
cao nhất. Sử dụng phân tích thành quả
qui mô hệ thống (network-scale portfolio analysis) để xác định vị trí đập tối
ưu để tối thiểu hóa ảnh hưởng trong khi duy trì việc sản xuất thủy điện. Lợi ích và ảnh hưởng của nguồn năng lượng
thay thế nên được cứu xét cùng với thủy điện.
Để phù sa đi qua hay đi vòng qua đập
Các chiến lược quản lý phù sa khả chấp chẳng hạn như tháo
nước, xả nước, và đi vòng có thể cho phép một số phù sa di chuyển từ thượng lưu
xuống hạ lưu, như được ghi trong hướng dẫn thiết kế đập dòng chánh của Ủy hội
Sông Mekong (MRC). Cần nghiên cứu để
lượng định nếu đập hiện nay chưa được trang bị để quản lý phù sa có thể được
sửa chữa.
Chấm dứt khai thác cát ở đáy sông từng giai đoạn
Ảnh hưởng của khai thác cát có thể được giảm qua việc thi
hành tốt hơn các quy định khai thác giới hạn mức lấy cát đến một tỉ lệ khả chấp
của lượng phù sa còn lại, và khuyến khích vật liệu thay thế để xây cất, thí dụ,
từ các đồng lụt và vật liệu tái chế.
Biến chuyển nông nghiệp trong đồng bằng
Sản xuất ít hơn nhưng phẩm chất cao hơn, và chấp nhận các lề
lối nông nghiệp để tối thiểu hóa việc bơm nước ngầm và nối lại các nhánh với
đồng bằng. Như được đề nghị bởi Nghị
quyết 120 của Chánh phủ Việt Nam (12), giảm bơm nước ngầm bằng cách chuyển qua
hoa màu ít cần nước, cải thiện việc tiếp cận với nguồn cung cấp nước mặt và duy
trì phẩm chất của chúng, kiểm soát nhu cầu nước, và tái sử dụng nước.
Duy trì nối kết với đồng lụt của đồng bằng
Thích ứng hạ tầng cơ sở nước ở đồng bằng để cho phép dòng
chảy đầy phù sa trải trên mặt của đồng bằng ít nhất 3 năm 1 lần, và công nhận
lợi ích kinh tế xã hội cũa lụt và phù sa.
Ngăn ngừa đê cắt ngang các lòng lạch với đồng lụt.
Thúc đẩy bảo vệ bờ biển dựa trên thiên nhiên
Với chi phí thấp, đước và đất ngập nước tự nhiên là một giải
pháp được chứng minh cho sạt lở bờ biển với nhiều lợi ích cho đa dạng sinh học
và cuộc sống, nhưng đối với những hê sinh thái xây dựng đất, phải có một nguồn
cung cấp phù sa để chúng ngăn chận.
Nghiêm
trọng, cấp bách, cần thiết
Theo tầm quan trọng quốc gia, khu vực và toàn cầu của nó,
ĐBSCL đã thu hút quan tâm lớn lao từ chánh phủ Việt Nam, các đối tác phát triển
quốc tế, các tổ hợp đa quốc gia, các nhà nghiên cứu và xã hội dân sự (2,10,15). Nhưng tính nghiêm trọng và cấp bách của đe
dọa sống còn – rằng hầu hết đồng bằng sẽ chìm dưới mặt biển vào năm 2100 – chưa
được đưa vào dòng chánh một cách rõ ràng trong các chánh sách và kề hoạch đầu
tư then chốt. Sáu biện pháp được đề nghị
sẽ đòi hỏi những chi phí quan trọng và sẽ đòi hỏi phối hợp giữa, các diễn viên
dân sự, doanh thương, và chánh trị để đi qua những được-mất giữa các thành phần
ở qui mô quốc gia và khu vực. Hồ sơ 6
biện pháp được đề nghị không dễ để thực hiện, nhưng ở trên chúng tôi phác họa
một số điều làm dễ dàng sẽ cấn thiết trong việc cai quản lưu vực, thành phần tư
nhân, giới học thuật, và xã hội dân sự.
Trong đồng bằng, các chánh quyền tỉnh và quốc gia có thể hành động ngay
bây giờ để phát triển và thi hành các quy định cho việc quản lý nước ngầm khả
chấp và đầu tư vào việc thi hành các quy định.
Trong lưu vực, các tổ chức xuyên biên giới hiện hữu phải đóng một vai
trò then chốt. Mặc dù MRC có lẽ không có
quyền bắt buộc để lất quyết định phát triển chiến lược, nó cần được tăng cường
vai trò của nó như một môi giới kiến thức và khuếch đại các vấn đề môi trường
xuyên biên giới (15), kể cả việc cho thấy rằng hợp tác đem lại lợi ích lớn hơn
hành động đơn phương. Khi thêm đầu tư sẽ
đổ vào lưu vực, đó là với sự làm mạnh thêm sức mạnh mậu dịch của ASEAN
(Association of Southeast Asan Nations (Hiệp hội các Quốc gia ĐNA)), tin tức
như thế sẽ rất quan trọng để quy trách nhiệm cho các nhà đầu tư chánh phủ và tư
nhân về những cái giá bên ngoài của đầu tư của họ.
Các tổ chức với các hồ sơ đầu tư xuyên thành phần và xuyên
biên giới tích cực, đó là các ngân hàng phát triển đa phương chẳng hạn như Ngân
hàng Thế Giới và Ngân hàng Phát triển Á Châu, đã nằm trong tư thế để lượng định
ảnh hưởng hệ thống của đầu tư thay vì chỉ chú trọng dến đánh giá tính khả chấp
ở mức dự án (10). Vì tính dễ thấy cao
của các ngân hàng phát triển đa phương và các tổ chức quốc tế khác, cam kết của
họ đối với giải pháp hệ thống và chiến lược có thể được biết giữa các diễn viên
quốc gia, và họ ở vị trí tốt để hỗ trợ những cải cách thành phần và nhấn mạnh
vai trò của đánh giá chiến lược và sử dụng khả chấp tài nguyên ven sông.
Tất cả những tổ chức và diễn viên đó cần mở rộng phạm vi của
họ từ chú trọng hẹp hòi để việc phát triển tài nguyên năng lượng và nước của lưu
vực (10) để cứu xét thêm các thành phần (đó là xây cất, lương thực) và các giải
pháp toàn bộ để đối phó với các nguyên nhân cội rễ của một dồng bằng đang chìm. Thực hiện những giải pháp đó có thể làm cho
ĐBSCL là người lính gác việc quản lý đồng bằng sáng tạo và hợp nhất và thích
ứng khí hậu, thay vì bị chết chìm vào cuối thế kỷ.
No comments:
Post a Comment