(‘New Normal’ in the Mekong Delta)
Nguyen Thuy Mien – Bình Yên Đông lược dịch
Mekong Eye – 25 February 2022
Một người đàn bà chèo thuyền qua chợ nổi ở Cần Thơ, một thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
[Ảnh: Vince Gx]
Sông Mekong trong vùng đồng bằng của Việt Nam đã liên tục nhận những dòng chảy thấp nhất trong những năm gần đây, giới hạn việc trồng lúa và các hoa màu khác. Thay đổi khí hậu, nước mặn xâm nhập, và các đập thủy điện tất cả đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh kế của nông dân nhưng Nghị quyết 120, một đáp ứng từ chánh phủ Việt Nam, được mong đợi để cung cấp một số hy vọng cho một sự chuyển biến trong chiến lược nông nghiệp và an ninh lương thực trong tương lai.
Với trên 30 năm kinh nghiệm trong việc trồng lúa, Cung Tran ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng trong Đồng bằng sông Cửu Long của Viêt Nam (ĐBSCL), quyết định không trồng lúa đông-xuân trong năm nay. Trong những năm gần đây, vì thiếu nước ngọt và thêm nước mặn trong mùa khô, ông đã giảm vụ mùa chánh từ 3 xuống 2 mỗi năm.
Ông có thể nhớ rõ ràng cái đã xảy ra 2 năm trước. Vào năm 2020, tất cả nông dân ông biết trong vùng đã trắng tay khi họ cố gắng để trồng mùa đông-xuân trễ (mùa thứ 3rd trong năm). Các cây lúa xanh trở thành nâu. Đất nứt nẻ có thể trông thấy trong nhiều ruộng lúa. Tuy nhiên, nông dân không thể làm gì khác ngoài việc chứng kiến lúa chết.
Sông Mekong mất dòng chảy to lớn
Trong những năm gần đây, nông dân như Tran đã mất mùa ở huyện Long Phú, nằm kế bên sông Hậu (cũng được gọi là Bassac ở Khmer), và phần cuối của sông Mekong chảy từ Cambodia đến Việt Nam. Và 2020 là năm tồi tệ nhất của nông dân vì họ không thể có nước ngọt.
Vào lúc đó, mực nước của sông Mekong xuống đến mức thấp nhất kỷ lục ở khúc sông Bassac chảy qua tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia, theo chánh quyền Cambodia và Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)).
Mực nước ở Stung Treng mất một số lượng tổng cộng tương đương trên 60 triệu hồ bơi Olympic trong năm 2020, so với mức trung bình 421,3 km3 từ năm 1910 đến 2008.
Phúc trình mới nhất của MRC trong tháng 1 năm 2022, Tình trạng Dòng chảy Thấp và Hạn hán Mekong trong 2019-2021, ghi nhận rằng có nhiều yếu tố ảnh hưởng bao nhiêu nước có thể chảy, gồm có khí hậu tồi tệ và lượng mưa thấp bất thường và thủy điện ở thượng lưu.
Du khách đi thuyền qua một kinh đào ở ĐBSCL vừa đối mặt với nhiều thách thức, gồm có các đập thủy điện ở thượng lưu và thay đổi khí hậu làm thay đổi dòng chảy tự nhiên của sông. [Ảnh: Tomáš Malík]
“Từ năm 2008, các đập chánh của Trung Hoa ở Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Độ) bắt đầu thay đổi đáng kể chế độ dòng chảy của Mekong,” Brian Eyler, Giám đốc Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson, nói.
“Điều đó đưa đến 5 của 10 dòng chảy thấp hàng đầu của năm, so với mức trung bình từ 1910 đến 2008.”
Đó là các năm 2010, 2015, 2019, 2020 và 2021, theo dữ kiện cập nhật của MRC. Phúc trình MRC cũng kết luận rằng trong 3 năm vừa qua, dòng chảy trong dòng chánh Mekong đã giảm đến mức không thấy trong hơn 60 năm.
“Kể từ năm 2015, chế độ thủy học đã thay đổi, với dòng chảy trong mùa khô nhiều hơn và dòng chảy trong mùa mưa giảm vì việc trữ nước trong các hồ chứa gia tăng trong lưu vực. Và thời kỳ 2019-2021 là một ngoại lệ vì lượng mưa giảm và điều kiện khí hậu tồi tệ,” phúc trình nói.
Ngoài ra, Theo dõi Đập Mekong (Mekong Dam Monitor (MDM)), một diễn đàn trên mạng cung cấp báo cáo và dữ kiện gần tức thời của nhiều chỉ số không được công bố trước đây trong Luu vực Mekong, có thể cho chúng ta một hình ảnh rõ hơn về cái đã xảy ra trong thời kỳ 2019-2021.
“Trong mùa nắng và mưa của 2019, vùng hạ lưu Mekong trải qua hạn hán ở Chiang Saen, Thái Lan vì 11 đập trên dòng chánh ở Trung Hoa giữ lại nước đã lấy đi hoàn toàn nhịp nước đáng lý chảy ra khỏi Trung Hoa trong mùa mưa 2019,” Eyler của Trung tâm Stimson, tổ chức nghiên cứu đã đồng phát triển MDM, nói.
“Thay vì dòng chảy gia tăng trong mùa mưa như thường lệ, dòng chảy giảm lần đầu tiên và nhịp mùa mưa hoàn toàn không được quan sát trong dữ kiện.”
Tiến sĩ (TS) Nguyễn Ngọc Huy, Cố vấn Trưởng về Thay đổi Khí hậu của Oxfam ở Việt Nam, cũng liệt kê các yếu tố chánh tương tự cho cái đang xảy ra ở ĐBSCL: thay đổi khí hậu, xâm nhập nước mặn, và các đập thủy điện.
Hơn nữa, ảnh hưởng và can thiệp của con người đã tăng tốc các nguyên nhân tự nhiên, khiến cho mọi thứ thách thức hơn. Nói vắn tắt, không có đủ nước xả từ thượng lưu Mekong và kết quả là, dòng sông hùng vĩ nầy đã mất dòng chảy tự nhiên của nó. Thật vậy, lần cuối cùng mà sông Mekong có nhịp lũ tự nhiên là năm 2011, TS Huy ghi nhận.
Ảnh hưởng kinh tế và chuyển biến nông nghiệp ở trong nước
ĐBSCL cũng chứng kiến nhiều khí hậu và thời tiết cực đoan hơn trước. Trong năm 2015-2016, nó bị nước mặn xâm nhập tồi tệ nhất kể từ năm 1991 và rồi trong năm 2019-2020.
Trong lúc hạn hán nghiêm trọng và nước mặn xâm nhập trong năm 2015-2016, nhiều tỉnh bị thiệt hại, chẳng hạn như An Giang, giảm trên 15% sản lượng thủy sản hàng năm từ 2014-2016. Điều nầy có nghĩa là gần 1 trong 7 con cá biến mất mỗi năm trong thời kỳ nầy.
Trong một sự kiện do U.S. Mission in Vietnam (Phái bộ Hoa Kỳ ở Việt Nam) tổ chức trong tháng 11 năm 2021, TS Cao Le Quyen, Phó Giám đốc Viện Quy hoạch và Kinh tế Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD), chia sẻ ảnh hưởng kinh tế đối với việc nuôi cá ở ĐBSCL của 2 lần nước mặn xâm nhập trước đây.
Theo TS Quyen, nước mặn xâm nhập trong năm 2015-2016 gây thiệt hại cho 20.000 hectares (5% tổng diện tích nuôi cá ở ĐBSCL) với 8.716 hectares nuôi cá bị thiệt hại (1%) trong năm 2019-2020. Cà Mau, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Bạc Liêu là những tỉnh bị ảnh hưởng nhiều nhất, với hàng chục ngàn mất các chủng loại, chẳng hạn như tôm, động vật thân mềm, cá chép nước ngọt, và cá tra.
Một người bán trái cây sắp xếp quầy của bà trong một chợ ướt ở thành phố Hồ Chí Minh, một thành phố ở ranh giới phía bắc của ĐBSCL. [Ảnh: Francois Le Nguyen]
Theo dữ kiện của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 2001-2021, có chiều hướng ngược lại trong số gia đình tham gia trong việc sản xuất lúa và thủy sản. Trong 10 năm, 1 trong 5 gia đình trở thành nuôi thủy sản, nhưng số gia đình dựa vào canh tác giảm trên 15%. Điều nầy cho thấy 3 trong 20 gia đình canh tác ở ĐBSCL bỏ nghề vì nhiều lý do.
Dữ kiện mới nhất cho thấy mức di dân ròng ở ĐBSCL trong năm 2019 là -8%. Nó có nghĩa chiều hướng di dân ra khỏi gia tăng nhanh hơn di dân đi vào, với 2 trong mỗi 25 người di chuyển ra khỏi ĐBSCL trong năm 2019.
Con đường khả chấp đến an ninh lương thực
Ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, nông dân địa phương như Tran không biết cái đang xảy ra bên ngoài địa phương của họ, chẳng hạn như các siêu đập ở thượng lưu sông Mekong hay mực nước biển dâng vì thay đổi khí hậu toàn cầu. Họ lấy quyết định trong việc canh tác dựa trên năng khiếu hay kinh nghiệm dày dặn, cũng như tin tức về nước mặn xâm nhập và lượng mưa từ chánh quyền địa phương.
Với 3 thập niên kinh nghiệm trong việc trồng lúa, ông thấy rằng mọi thứ trở nên tồi tệ trong 7-8 năm qua. Nay ông phải dùng thêm phân bón nhưng năng suất vẫn xấu. Thí dụ, trong quá khứ ông dùng khoảng 30 kg phân bón cho mỗi 1.000 m2, nhưng nay nó đã tăng lên 50-60 kg cho mỗi 1.000 m2. Và giá phân bón trong năm 2021 tăng trên gấp đôi năm trước.
Năm nay, Tran suy nghĩ cẩn thận trước khi quyết định để đồng ruộng nghỉ ngơi vài tháng sau khi thu hoạch mùa thu-đông. Ông không muốn thử - và trong trường hợp tệ hại – mất tất cả mùa màng hay dám cho thuê ruộng của ông cho nông dân khác.
Điều nầy được quyết định vì nước mặn có thể tàn phá ruộng lúa và có thể mất nhiều thời gian và nhân công để phục hồi. Trong những năm gần đây, thiếu nước ngọt trong mùa khô luôn luôn là một thực tế thường xuyên trong vùng của ông. Thỉnh thoảng, sông Long Phú gần ruộng của ông gần trơ đáy vì không có đủ nước.
Tran nhớ lại làm thế nào người dân không có ruộng quyết định thuê đất, nhưng rồi khi lúa chết, họ bị đẩy vào nợ nần. Sau một số mùa thất bại, ông nhận thấy rằng trong 10 nông dân, có 1 người bán đất để trả nợ và di chuyển lên thành phố hay làm việc khác để sinh sống.
“Nhiều người di chuyển đến Bình Dương (cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km) để tìm việc trong các hãng xưởng,” ông nói.
Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên viên độc lập về sinh thái ĐBSCL, nói trong một khảo sát của IUCN trong năm 2016 rằng 3 vụ một năm là quá nhiều cho một số gia đình trong tỉnh Đồng Tháp.
Có 1 gia đình phải bỏ đất và “đi Bình Dương” sau khi thử tăng từ 2 lên 3 mùa một năm. Chất dinh dưỡng của đất cạn kiệt, chi phí canh tác cao, và tài nguyên thiên nhiên kiệt sức, theo IUCN.
ĐBSCL là nguồn lương thực chánh của hàng triệu người ở Việt Nam và bên ngoài.
[Ảnh: Basak Ar]
Nước lợ là tài nguyên và sự trỗi dậy của Nghị quyết 120
Dựa trên các phỏng vấn với chuyên viên cho bài nầy, tất cả đều thừa nhận những thách thức mà ĐBSCL đang đối mặt và ca ngợi hành động nhanh chóng của chánh phủ Việt Nam.
Sau khi khu vực bị mất mát lớn lao khi hạn hán nghiêm trọng và nước mặn xâm nhập kết hợp sức mạnh vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016, chỉ mất 1 năm để chánh phủ công bố Nghị quyết 120 về Phát triển Khả chấp và Chịu đựng Khí hậu ĐBSCL.
Thiện nói Nghị quyết 120 cũng chánh thức chuyển nông nghiệp Việt Nam chú trọng từ một chu kỳ lúa-các hoa màu khác-nuôi cá sang thủy sản-hoa màu khác-lúa. Trên căn bản, đây là một giải pháp dựa trên thiên nhiên thích ứng với tình trạng thật sự của Mekong để chú trọng đến thâm canh lúa và chuyển sang nông nghiệp dựa vào lũ.
Về phần mình, TS Lê Phát Quới, một chuyên viên khu vực của Trung Tâm Môi trường Toàn cầu ở Malaysia, đề nghị giảm từ 3 mùa chánh xuống 2 mùa một năm để giúp đất của ĐBSCL phục hồi.
Ngoài ra, nông dân không nên bán rơm sau khi canh tác nhưng để rơm lại trên đồng ruộng để trả lại và tăng chất dinh dưỡng cho đất. Ông yêu cầu chánh quyền địa phương không sợ nước mặn xâm nhập và ngăn chận dòng chảy tự nhiên của các hệ thống sông bằng cách xây nhiều đê và cống.
“Đến lúc để cứu xét nước lợ như một tài nguyên thiên nhiên, và nuôi các chủng loại ở dưới nước thích hợp, chẳng hạn như tôm sông, tôm, cua, vân vân,” ông đề nghị. “Nếu anh muốn giữ phát triển khả chấp, anh nên chú trọng đến các giải pháp để thích ứng với thay đổi khí hậu”
Chánh quyền địa phương nên tìm cách để tiến lên với hệ sinh thái tự nhiên ở ĐBSCL, và không can thiệp với nó,” TS Quới nói thêm. Cái ông tin tưởng sẽ xảy ra là giúp cho ĐBSCL mua thời gian, cho vùng đồng bằng thời gian cần thiết để thích ứng.
TS Võ Tòng Xuân, được gọi là ‘TS Lúa’ của ĐBSCL, so sánh Nghị quyết 120 như cách để bỏ đi các hạn chế ngăn chận nông dân trồng lúa đã lâu. Chuyên viên nông nghiệp hàng đầu và được nể nang nhất ở Việt Nam đã có một giải pháp cho ĐBSCL.
Trước hết, giảm diện tích trồng lúa trong mùa khô, nhất là các vùng đất thấp (Đồng Tháp, An Giang, một phần của Cần Thơ, Vĩnh Long). Thay vào đó, nông dân có thể đào sâu hơn các mương nước mưa để chứa nước ngọt và lấy đất để xây vùng trồng cây ăn trái nhiệt đới có giá trị xuất cảng cao. Nước ngầm chỉ được sử dụng cho đời sống hàng ngày.
Trong mùa khô, ông tiếp tục, các địa phương chỉ trồng lúa bên trong cái được gọi là ‘vùng an ninh lương thực’ giáp ranh với Cambodia, chẳng hạn như các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An và Tiền giang.
Những tỉnh nội đồng nầy là những vùng đầu tiên nhận nước ngọt từ sông Mekong và giữ một khoảng cách bảo đảm đến biển để tránh nước mặn xâm nhập. Và các tỉnh ven biển có thể nuôi thêm cá hay tôm và bất cứ chủng loại nào có thể mang lại giá trị cao cho người nuôi cá.
Theo TS Xuân, nuôi cá không chỉ góp phần quan trọng cho an ninh lương thực và giảm nghèo ở ĐBSCL mà còn có thể trở thành một nguồn mạnh mẽ cho ngân sách của chánh phủ Việt Nam để đầu tư trở lại vào việc sản xuất lúa.
Về phần họ, chánh quyền trung ương và địa phương cần xây dựng một hệ thống hỗ trợ đầy đủ hơn cho nông dân, chẳng hạn như làm nghiên cứu và thương mại ở nước ngoài, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu có giá trị từ mỗi tỉnh, thiết lập đặc tính của sản phẩm trái cây và cá nuôi từ Việt Nam, và hành động như lực lượng hướng dẫn cho các địa phương trong việc trồng và nuôi các sản phẩm nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, một số quốc gia tây phương chẳng hạn như Hoa Kỳ đã chú trọng đến các vấn đề liên quan đến sông Mekong. Trong một tuyên bố, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ Marie C. Damour đồng ý rằng chánh phủ Việt Nam đã có nỗ lực lớn để thực hiện nghị quyết, bằng chứng là việc phát triển Kế hoạch Hành động được chấp thuận trong năm 2019 để thực hiện Nghị quyết 120 về phát triển khả chấp và chịu đựng khí hậu của ĐBSCL.
Nghị quyết 120 thừa nhận rằng ảnh hưởng của thay đổi khí hậu, với mực nước biển dâng, biến đổi thời tiết nhiều hơn, và nước mặn, đã trở nên bình thường mới của ĐBSCL.
Nó cung cấp nền tảng để biến đổi việc phát triển của vùng, từ khái niệm nông gia nhỏ và tỉnh đến khái niệm xuyên biên giới, toàn đồng bằng và liên tỉnh; từ khái niệm thành phần ngắn hạn đến đường lối kết hợp, nhiều thành phần và dài hạn.
“Nghị quyết 120 cho thấy cam kết của chánh phủ Việt Nam để chống lại thay đổi khí hậu. Chúng tôi rất quan tâm để thấy làm thế nào Nghị quyết 120 sẽ được thực hiện trong những năm sắp tới và cảm ơn công việc mà Việt Nam đã làm để tiến đến tính khả chấp,” theo Damour.
No comments:
Post a Comment