Monday, February 12, 2024

HÂM NÓNG ĐẠI DƯƠNG PHÁ KỶ LỤC, MỘT LẦN NỮA, VỚI NHIỀU KẾT QUẢ THẢM KHỐC CHO HÀNH TINH

(Ocean heating breaks record, again, with disastrous outcomes for the planet)

Alizabeth Claire Alberts – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – 30 January 2024

 

Một con cá mập trong cây đước ở Bahamas. [Ảnh: Anita Kainrath]

 

·                    Nghiên cứu mới cho thấy nhiệt độ của đại dương nóng hơn bao giờ trong kỷ nguyên hiện đại do hâm nóng toàn cầu do con người gây ra.

·                    Nhiệt độ của đại dương cao đang đặt sự căng thẳng lên đời sống dưới biển và những tiến trình sinh học trong khi cũng gia tăng các sự kiện thời tiết cực đoan trên đất liền.

·                    Thế giới cũng đang thấy một sự leo thang trong tần suất và cường độ cùa sóng nhiệt biển, những sự kiện trong đó nhiệt độ của biển vượt quá một ngưỡng nhất định trong 5 ngày hay lâu hơn.

 

Các hoạt động của con người đang thay đổi nhanh chóng các đại dương của thế giới, hoặc là qua đánh cá quá mức, ô nhiễm hay là việc phát triển ven biển.  Nhưng giữa những áp lực mạnh mẽ nhất đặt lên biển hiện nay là việc đốt nhiên liệu hóa thạch đang diễn ra của nhân loại, bơm những lượng khí nhà kiếng nguy hiểm vào khí quyển, rồi đẩy nhiệt độ của biển đến mức kỷ lục.

Đại dương toàn cầu, bao phủ 70% diện tích của hành tinh, hiện hấp thu 90% nhiệt mặt trời bị ngăn chận bởi carbon do nhân loại phóng thích.  Điều nầy làm giảm lớn lao nhiệt độ của khí quyển đang gia tăng và giúp kềm chế cường độ của khủng hoảng khí hậu.  Nói cách khác, thế giới sẽ nóng hơn hiện nay nếu đại dương không lấy tất cả nhiệt nầy.

Nhưng sự hấp thu nhiệt do con người gây ra của đại dương vẫn có những hậu quả nghiêm trọng.

Một kết quả rõ ràng là sự gia tăng chưa từng thấy của nhiệt độ đại dương toàn cầu, đã tạo căng thẳng lên đời sống ở dưới biển và những tiến trình sinh học, và gia tăng thời tiết cực đoan lên đất liền.  Nhiệt độ đại dương đang gia tăng cũng gây ra một sự leo thang trong sóng nhiệt đại dương, đặt thêm áp lực đối với sinh vật biển và hệ sinh thái đã chật vật để đối phó với những thay đổi khác do việc đốt nhiên liệu hóa thạch mang lại, chẳng hạn như acid hóa đại dương, cùng với những nguyên nhân gây căng thẳng của con người.

Không có hành động cấp bách để ngăn chận phóng thích carbon, các chuyên viên nói nhiệt đại dương sẽ tiếp tục gia tăng, rồi sẽ, ảnh hưởng đến những hệ thống hành tinh rất cần thiết cho sự sống còn của nhân loại và để duy trì đời sống trên Trái đất như chúng ta biết.

 

Khai thác mỏ than lộ thiên.  Trong số những áp lực mạnh nhất được đặt lên đại dương hiện nay là việc đốt nhiên liệu hóa thạch đang diễn ra của nhân loại.

[Ảnh: Gruendercoach]

 

Đại dương nóng hơn bao giờ trong lịch sử hiện đại

Nghiên cứu mới được công bố ngày 11 tháng 1 trong Advances in Atmospheric Sciences (Những Tiến bộ trong Khoa học Khí quyển) thấy rằng đại dương nóng hơn bao giờ trong thời hiện đại.  Nhiệt độ lên cao của đại dương nay đã phá kỷ lục nhiệt trước đây trong ít nhất 7 năm liên tiếp (hay 8 năm tùy theo sự diễn dịch dữ kiện), theo dữ kiện được thu thập bởi Viện Vật lý Khí quyển của Viện Khoa học Trung Hoa.  Dữ kiện tương tự được thu thập bởi Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) Hoa Kỳ, tăng cường những điều được tìm thấy nầy.

“Năm nầy sang năm khác chúng ta đạt kỷ lục nhiệt ở đại dương,” đồng tác giả của nghiên cứu John Abraham, giảng sư khoa học nhiệt ở Đại học St. Thomas ở Minnesota, nói với Mongabay.  “Sự kiện là tiến trình nầy đang tiếp tục nhanh chóng mỗi ngày ở đại dương đang giải thích cho chúng ta vì sao nó làm sáng tỏ tại sao các đại đương được nối với hâm nóng toàn cầu, và tại sao chúng ta có thể dùng các đại dương để đo đạc trái đất đang hâm nóng nhanh như thế nào.

Trong năm 2023, các đại dương hấp thu khoảng 287 zettajoules (1 zettajoule= 0,95x1018 BTU) nhiệt, mà Abraham nói tương đương với 8 quả bom nguyên tử ở Hiroshima nổ mỗi giây mỗi ngày trong địa dương.  Nhiệt năm rồi lớn hơn cái đại dương hấp thu trong năm 2022 15 zettajoules.

Các nhà nghiên cứu khám phá nhiệt gia tăng ở nhiều nơi của đại dương – từ mặt nước đến độ sâu 2.000 m (6.600 feet) – mặc dù Abraham nói nhiệt độ cao hơn thì rõ ràng nhất ở mặt nước, hay 20 m (66 feet) trên cùng.

Trong ½ năm đầu 2023, nhiệt độ cao hơn nhiệt độ năm 2022 0,1 OC (0,2 OF), trong ½ năm cuối, chúng cao hơn nhiệt độ trong năm 2022 0,3 OC (0,5 OF), theo nghiên cứu.

“Chúng ta thật sự thổi kỷ lục khỏi nhiệt độ mặt biển hồi năm ngoái,”
Abraham nói. “Nó là cái nóng vô cùng ngạc nhiên và khó hiểu.”

Theo Abraham. Nhiệt độ trên mặt nước cao đặc biệt trong năm 2023 do ảnh hưởng kết hợp của hâm nóng toàn cầu và khí hậu El Nino mạnh đang xảy ra.  El Nino là một hiện tượng tự nhiên thường tái xuất hiện làm yếu gió dọc theo xích đạo của Trái dất, đưa đến sự gia tăng nhiệt độ của đại dương và nhiệt độ của khí quyển.

 

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


San hô phát quang ở New Caledonia.  Nhiệt độ cao hơn rõ ràng nhất trong nước mặt, hay 20 m trên cùng. [Ảnh: The Ocean Agency]

 

Điều gì xảy ra khi các đại dương nóng lên?

Nhiệt độ đại dương cao hơn bình thường có ảnh hưởng lan rộng trên khắp đại dương.  Chúng gây ra mực nước biển dâng vì nước nở rộng nhiệt.  Chúng cũng có thể gây áp lực hay giết các hệ thống rặng san hô, tăng tốc việc tan chảy của nước đá ở cực, tái phân phối dân số cá, và làm cạn mức oxygen.

Chúng cũng có thể ảnh hưởng đến cái xảy ra trên mặt đất.  Một khi mặt biển nóng lên, nó tạo nên những điều kiện tuyệt hảo cho những sự kiện thời tiết cực đoan trên đất liền phát triển chẳng hạn như mưa lớn, hạn hán, và giông tố tàn phá nghiêm trọng.

“Đại dương thúc đẩy thời tiết,” Abraham nói.  “Khi đại dương ấm lên, không khí thổi trên các đại dương và nhiệt và độ ẩm được chuyển giao.  Vì thế chính các đại dương giúp làm ấm khí quyển và các đại dương cung cấp độ ẩm cho khí quyển… và thời tiết bị thống trị bởi nhiệt độ và độ ẩm.”

Với đại dương và khí quyển đang trải qua nhiệt kỷ lục, các sự kiện thời tiết cực đoan đang xảy ra với tần suất nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.  Trong năm 2023, thí dụ, có nhiều sự kiện cực đoan, gồm có những đợt nóng chết người ở Trung Hoa, Châu Âu và Bắc Mỹ, một mùa cháy cực đoan ở Canada, và mưa phá kỷ lục và ngập lụt ở Lybia, Cộng hòa Dân chủ Congo, và Australia.

“Thời tiết của chúng ta tới lui như đu đưa giữa các cực đoan,” Abraham nói.  “Và những cực đoan đó đang trở nên lớn hơn.  Và những cực đoan đó rất tốn kém.”

Các sự kiện thời tiết cực đoan tốn kém như thế nào?  Một nghiên cứu được công bố trong Nature Communications hồi năm ngoái đề nghị rằng thiệt hại của các sự kiện thời tiết cực đoan trị giá khoảng 16 tỉ USD mỗi giờ.  Dữ kiện khác cho thấy trong năm 2023, chỉ Hoa Kỳ không thôi đã thấy 28 tỉ USD tai họa khí hậu và thời tiết, tổng cộng 92,9 tỉ USD thiệt hại, vượt qua kỷ lục trước đó là 22 tỉ USD cho các sự kiện trong năm 2022.

 

 

Nước đá ở cực tan.  Nhiệt độ đại dương cao hơn bình thường có thể gây áp lực hay giết chết các hệ thống rặng san hô, tăng tốc sự tan chảy của nước đá ở cực, tái phân phối dân số cá, và làm cạn mức oxygen. [Ảnh: Roxanne Desgagnés]

 

Những đợt nóng biển đang dấy lên

Nhiệt độ đại dương cao không chỉ thúc đẩy những cực đoan trên đất liền – chúng cũng ảnh hưởng các sự kiện cực đoan ở trong nước.  Khi đại dương toàn cầu trở nên nóng hơn, tần suất và cường độ của những đợt nóng biển gia tăng.

Một đợt nóng biển được định nghĩa là một sự kiện trong đó nhiệt độ đại dương vượt quá một ngưỡng nhất định – dặc biệt phần trăm thứ 90th của các trị số lịch sử 30 năm – cho một thời gian 5 ngày hay lâu hơn.  Những sự kiện cực đoan nầy được gây ra bởi thông lượng của việc phóng thích khí nhà kiếng, làm cho đại dương hấp thu và trữ nhiều nhiệt hơn, và cũng do sự di chuyển của nuốc ấm hơn qua những dòng nước biển.

Trong khi việc vận chuyển của nước biển qua hệ thống dòng nước toàn cầu xảy ra tự nhiên, những tiến trình nầy cũng bị ảnh hưởng bởi thay đổi khí hậu.

“Thay đổi khí hậu khiến cho những dòng nước biển làm những thứ khác thường,” Alistair Hobday, một nhà khoa học nghiên cứu ở Trung tâm Khoa học Khí hậu CSIRO ở Australia và Trung tâm Xã hội sinh thái Biển của Đại học Tasmania, nói với Mongabay.  “Những dòng nước chảy từ xích đạo đến các cực đang trở nên mạnh hơn, và chúng mang nhiều nước ấm hơn xa về phía nam hay xa hơn về phía bắc, tùy theo bạn sống trong bán cầu nào, và điều đó có thể cho bạn những đợt nóng biển.”

El Nino trong năm 2023-24 cũng đang tăng cường nhiệt ở một số nơi của đại dương, và nâng cao khả năng cho sự phát triển của đợt nóng biển, Hobday nói.

Năm rồi, thế giới trong thấy vài đợt nóng biển, gồm có một sự kiện cao kỷ lục trong Bắc Đại Tây Dương đưa đến việc sụt giảm sinh vật trôi nổi (phytoplankton) báo động, và một đốm nhiệt đã giết chết nhiều mảng cùa rặng san hô ở Florida, gồm có tất cả san hô trong một dự án phục hồi.

Nghiên cứu được công bố trong Frontiers in Marine Science (Biên giới Phía trước của Hải Dương Học) năm 2019 đề nghị rằng con số ngày của đợt nóng biển gia tăng toàn cầu trên 50% từ 1925 đến 2016, và rằng cường độ của những sự kiện nầy củng tăng vọt từ khi bắt đầu thu thập dữ kiện vệ tinh trong năm 1982.

“Những đợt nóng biển thì tự nhiên, nhưng sự gia tăng chúng ta đang thấy thì không tự nhiên,” Thomas Wernberg, một nhà sinh thái biển ở Đại học Western Australia (UWA), đồng tác giả của nghiên cứu Frontiers in Marine Science cùng với Hobday, nói với Mongabay.

“Chúng tôi thấy những sự kiện xày ra gia tăng, nhưng chúng tôi cũng thấy ảnh hưởng của chúng gia tăng, cả về chủng loại của chúng và các dịch vụ hệ sinh thái mà đại dương cung cấp, chẳng hạn như trong thủy sản, năng suất thủy sản, chuyển đổi thủy sản,” Wernberg nói.

Nghiên cứu 2019 cũng đề nghị rằng thế giới có thể đi vào một đợt nóng biển gần như thường trực vào cuối thế kỷ nếu hâm nóng toàn cầu không được kiểm soát.

 

Các thuyền đánh cá ở Bali, Indonesia.  Các nhà nghiên cứu nói rằng những đợt nóng biển và đại dương sẽ đưa đến cái chết của những hệ sinh thái như các hệ thống rặng san hô và rừng tảo bẹ, và tái phân phối dân số cá, ảnh hưởng thủy sản toàn cầu.

[Ảnh: Jorge Fraganillo]

 

Karen Filbee-Dexter, một nhà nghiên cứu của UWA không liên quan đến nghiên cứu 2019, gọi ý tưởng đi vào một đợt nóng biển gần thường trực “khá kinh sợ,” nhưng nói khuynh hướng gia tăng những đợt nóng biển cho thấy chúng ta đang trên đường đến thực tế nầy.

“Bạn có thể tưởng tượng rằng nếu tất cả đại dương trở nên ấm hơn và trở nên một ít cực đoan hơn, bạn sẽ trên căn bản một sự tái sắp xếp của đời sống ở biển,” Filbee-Dexter nói với Mongabay.  “Điều đó sẽ xảy ra rõ ràng nhất ở các vùng nước cạn, nhưng chúng ta sẽ thấy những đợt nóng biển vẫn đi trọn đường vào những vùng sâu hơn nữa.”

Mặc dù một số sinh vật có thể thích ứng hay di chuyển đến các điều kiện thích hợp hơn để sống còn, những sinh vật khác sẽ không.  Đây đặc biệt là trường hợp của sinh vật bám dính, hay không di động, bám chặt vào đáy biển, chẳng hạn như san hô và sò, Filbee-Dexter nói.

Bà lưu ý rằng gia tăng đợt nóng biển và đại dương sẽ đưa đến cái chết của những hệ sinh thái như các hệ thống rặng san hô và rừng tảo bẹ, và tái phân phối dân số cá, ảnh hưởng thủy sản toàn cầu.

 

Các đại dương sẽ tiếp tục ấm lên?

Các đại dương hiện đang thấy một chiều hướng ấm lên mạnh, gia tăng tần suất và cường độ của các sự kiện cực đoan trên đất liền và biển.  Nhưng những chiều hướng nầy sẽ tiếp tục?  Các chuyên viên nói điều nầy tùy thuộc, một phần, vào những hoạt động của con người để đáp ứng với khủng hoảng thay đổi khí hậu toàn cầu.

Nhưng theo Hobday, ngay cả nếu con người ngưng phóng thích nhiên liệu hóa thạch ngày hôm nay, chúng ta vẫn bị khóa chặt vào một thời kỳ “hâm nóng bị giam giữ.”

“Chúng ta có thể bị khóa chặt vào năm 2050 với hâm nóng… vì methane và carbon dioxide sẽ có một đời sống trong khí quyển,” Hobday nói.  “Vì thế ngay cả anh khóa vòi lại ngày hôm nay, chứng vẫn có ảnh hưởng trước khi đại dương có thể kéo carbon dioxide đó xuống hay trước khi methane phân hủy.”

Abraham nói ông đặc biệt theo dõi liệu hâm nóng đại dương toàn cầu tăng tốc, một chiều hướng ông nói sẽ “đáng lo ngại” nếu nó phát triển.

“Hiện nay, chúng tôi không đủ dữ kiện để xác định liệu nó đang tăng tốc,” Abraham nói.  “Nhưng tôi tin tưởng mạnh mẽ [rằng] có một sự tăng tốc nhẹ mà hiện nay chúng ta bắt đầu khám phá… nhưng chúng tôi không thể nói rằng đó là sự tăng tốc cho đến khi chúng tôi có thêm dữ kiện.”

Mặc dù tương lai ảm đạm cho đại dương – và, bằng cách nới rộng, toàn thể hành tinh – Abraham nói chúng ta có thể dùng tin tức cung cấp bởi nhiệt đại dương để làm những thay đổi tích cực có thể giúp làm chậm một số ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu.

“Thật sự có 2 thứ trong tầm tay để làm đúng hiện nay,” Abraham nói.  “Đó là sử dụng năng lượng khôn ngoan hơn và tối đa hóa năng lượng sạch.  Hãy thu lấy càng nhiều năng lượng đó càng tốt với năng lượng xanh và sạch không phóng thích khí nhà kiếng.”

 


No comments:

Post a Comment