Sunday, September 17, 2023

NỖI BUỒN CÁ TRA: ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÂM NGUY

(Catfish Blues: The Imperiled Mekong Delta)

Jeff Opperman – Bình Yên Đông lược dịch

Forbes – September 6, 2023

 

Zeb Hogan và đồng nghiệp ở Cơ quan Thủy sản Cambodia gắn thẻ, và thả một con cá tra dầu.  Trong quyển sách của ông, “Đuổi theo những Khổng lồ,” Hogan mô tả tầm quan trọng của cá đối với người dân – từ những khổng lồ lôi cuốn đến thủy sản phong phú – từ sông Mekong và đồng bằng của nó. [Ảnh: Zeb Hogan]

 

Đây là phần thứ ba trong một loạt 3 phần tập chú đến các đồng bằng.  Phần thứ nhất thám hiểm việc làm thế nào các đồng bằng hình thành và chúng quan trọng như thế nào đối với việc sản xuất thực phẩm.  Phần thứ hai xem xét những đe đọa của các đồng bằng và tại sao nhiều đồng bằng trên thế giới đang chìm và thu hẹp.

Bài viết nầy chú trọng đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ở Việt Nam, cũng là một trong những thí dụ tiêu biểu nhất của các đồng bằng như những bộ máy sản xuất thực phẩm hữu cơ – và cũng là một trong những thí dụ cấp bách nhất của sự suy thoái của đồng bằng và sự cần thiết của các giải pháp quản lý.

ĐBSCL là một bộ máy kinh tế, nơi cư trú của một dân số 20 triệu người tạo ra khoảng ¼ của tổng sản lượng quốc gia (GDP) của Việt Nam.  Nó cũng là một bộ máy sản xuất thực phẩm: nông nghiệp của đồng bằng sản xuất trên ½ hoa màu chủ yếu của Việt Nam và gần 90% số gạo xuất cảng – đáng kể cho an ninh lượng thực toàn cầu vì Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo lớn thứ 3rd trên thế giới và xuất cảng từ đồng bằng lên đến 10% số gạo buôn bán trên toàn cầu.

Ngoài ra, đồng bằng hỗ trợ việc sản xuất đáng kể từ thủy sản đánh bắt và nuôi.  Các trại nuôi cá ở đồng bằng sản xuất một mức kỷ lục là 1,5 triệu tấn cá tra (Pangasius hypothalamus) trong năm 2022.  Mekong và đồng bằng của nó cũng cung cấp tính đa dạng cao thứ 2nd của các loại cá của bất cứ lưu vực sông nào trên thế giới – chỉ sau Amaxon, có một lưu vực lớn hơn gần 9 lần – và là nền thủy sản nước ngọt lớn nhất trên thế giới.  Ngoài giá trị kinh tế - và thủy sản trị giá nhiểu tỉ USD một năm – hệ thống Mekong cũng là nơi cư trú của những loại cá gây ngạc nhiên nhất trên Trái đất, kể cả cá tra dầu Mekong, có thể nặng như một con gấu xám (xem hình mở đầu).

Như được mô tả trong phần thứ hai, các đồng bằng cần một sự bổ sung liên tục của phù sa, chẳng hạn như cát, để nâng cao chúng và duy trì vị trí trong cuộc chiến đang diễn ra với biển cả, luôn luôn cố gắng để nhận chìm chúng.

ĐBSCL đã bị mất số phù sa lớn lao mà nó cần để cạnh tranh với cuộc chiến đó.

Trước những thay đổi đại qui mô từ việc làm thế nào con người quản lý sông, sông Mekong chuyển đến đồng bằng từ 140 đến 160 triệu tấn phù sa mỗi năm.  Khoảng 70% khối lượng đó nay bị giữ lại trong các hồ chứa nước phía sau đập.

Đối với đồng bằng, đó là một mất mát thu nhập.  Nhưng như Marc Goichot của WWF chỉ ra, mất mát thu nhập không chỉ là thách thức phù sa đối với đồng bằng.  Khai thác cát cũng đang nhanh chóng làm cạn trương mục tiết kiệm của nó.  Trên 50 triệu tấn cát được lấy mỗi năm từ đồng bằng ở Việt Nam và từ các lòng sông thượng lưu của đồng bằng ở Cambodia.

Cát được dùng làm bê tông và những vật liệu khác để xây cất trong các thành phố tăng trưởng nhanh chóng của khu vực, nhưng những mức độ khai thác không khả chấp đang thúc đẩy việc phá hủy ĐBSCL.

Các nhà khoa học tiên đoán rằng với quỹ đạo hiện nay, trên 90% của đồng bằng có thể nằm dưới mặt nước vào năm 2100.  Sau khi đọc câu đó, xem lại đoạn ở trên về 20 triệu người của đồng bằng, ¼ GDP của Việt Nam và 10% của số gạo buôn bán trên thế giới.

Nhưng mất tất cả?

Năm ngoái, tôi là thành viên của một nhóm nghiên cứu công bố một bài viết trong Science với một tựa đề rất trực tiếp: “Cứu Mekong khỏi Chết Đuối.”  Chúng tôi cung cấp 6 đề nghị để chuyển quản lý sông và đồng bằng đến một tương lai khả chấp.  Những đề nghị nầy được áp dụng rộng rãi cho các lưu vực sông và đồng bằng trên khắp thế giới:

·                    Tránh các đập có ảnh hưởng cao.  Các đập thủy điện được dự trù trên Mekong sẽ gây thêm mất mát nguồn phù sa trong sông, gần tất cả phù sa bị giữ lại trong các hồ chứa.  Mô phỏng các hệ thống điện cho thấy rằng, vì cách mạng tái tạo (sụt giảm lớn lao của chi phí cho gió, mặt trời và bình điện) khu vực có thể đáp ứng nhu cầu cho điện carbon thấp mà không xây thêm đập ngăn chận phù sa nầy.

·                    Để phù sa đi qua hay vòng qua đập.  Một số đập có thể được thiết kế, hay tân trang, để phù sa đi qua chúng, với các chiến lược chẳng hạn như tháo, xả, hay các đường đi vòng qua đập.  Hạ tầng cơ sở cho những chiến lược nầy có thể tốn kém để xây và điều hành.  Như đã nêu ở trên, các đập có ảnh hưởng cao thường có thể tránh.  Các đập hiện hữu có thể được lượng định để tân trang với đường cho phù sa.

·                    Theo đuổi khai thác cát khả chấp, gồm có thi hành luật lệ hiện có, quy hoạch để định lượng một “ngân sách cát” khả chấp và khuyến khích các vật liệu thay thế (đó là, vật liệu tái sinh) và các nguồn thay thế (đó là, các đồng lụt, không phải lòng lạch) cho cát.

·                    Chuyển đổi nông nghiệp trong ĐBSCL.  Những lối thực hành nông nghiệp có thể được điều chỉnh để giảm bơm nước ngầm.  Điều nầy có thể được thực hiện cùng với việc chuyển qua nông nghiệp có giá trị cao.  Thí dụ, WWF và Quỹ Khí hậu và Phát triển của Dutch (Hòa Lan) (DFCD) đang phát triển các chương trình tiên phong để chuyển quản lý đất canh  tác trong đồng bằng để tránh bơm nước ngầm, gia tăng bồi lắng từ dòng chảy lũ lụt để nâng cao mặt đồng bằng, và sản xuất thêm các loại lúa và tôm có lợi hơn.  Đường lối nầy sẽ đòi hỏi tài trợ, nhưng thật sự sẽ có lợi hơn cho chủ đất.

·                    Duy trì nối kết của các đồng lụt của đồng bằng.  Không những cần thiết để phù sa đi đến đồng bằng – nó cũng có thể được lồi lắng trên mặt đồng bằng, có nghĩa là nước lũ (mang hầu hết phù sa) cần để trải rộng trên khắp đồng lúa ở đồng bằng.  Nếu các lòng lạch được đóng ngoặc bởi đê, phù sa ở trong sông có khuynh hướng được tháo qua đồng bằng, thay vì lắng xuống trong một lớp mới để giúp đồng bằng tăng trưởng.  Hệ thống hoa màu được mô tả ở trên có ý định để khuyến khích những tiến trình trải nước lũ và lắng đọng phù sa đó, nhưng điều nầy sẽ giúp xảy ra cho một qui mô lớn hơn nhiều.

·                    Lợi dụng bảo vệ bờ biển dựa vào thiên nhiên.  Đước và đất ngập nước có thể làm giảm sạt lở trong khi cũng có lợi về thủy sản và đa dạng sinh học – nhưng, để có hiệu quả, những Giải pháp Dựa vào Thiên nhiên nầy đòi hỏi có đủ phù sa.

 

Đất nông nghiệp trong ĐBSCL được quản lý cho lúa và tôm – và để giảm bơm nước ngầm và gia tăng bồi lắng.  Một thí dụ của Dự án Kết hợp Lúa và Nuôi Thủy sản ở ĐBSCL, một sự hợp tác tiên phong của WWF và Quỹ Khí hâu và Phát triển Dutch. [Ảnh: WWF]

 

Thực hiện những chiến lược nầy có nghĩa là thay vì mất 90% đồng bằng vào năm 2100, chỉ có 10% sẽ bị chìm (một số mất mát không tránh khỏi vì nước biển dâng).

Những thay đồi nầy sẽ không dễ dàng, nhưng với quá nhiều rủi ro, các nhà lấy quyết định và các cơ quan quản lý vần phải hành động nhanh chóng để đảo ngược sự suy thoái của đồng bằng.  Về mặt tài chánh, họ cần phải ngưng sự cạn kiệt nhanh chóng của phù sa để cứu và duy trì, hay ngay cả nâng cao, mức hiện nay của thu nhập phù sa – và rồi biết chắc rằng thu nhập đó được trải rộng một chút, một số phù sa kích thích trên khắp đồng bằng.

Vì tầm quan trọng của các đồng bằng đối với con người, đa dạng sinh học và an ninh lương thực, những người có trách nhiệm trong việc quản lý sông và đồng bằng trong các vùng khác nên có những bước để tránh những điều kiện đã đưa đến khủng hoảng ở Mekong.

No comments:

Post a Comment