(New Thai government must show more responsibility with the Mekong)
Titipol Phakdeewanich – Bình Yên Đông lược dịch
Nikkei Asia – August 29, 2023
Những cồn cát trong sông
Mekong ở tỉnh Nakhon Phanom, Thái Lan nổi lên
vì mực nước thấp bất
thường trong năm 2019. [Ảnh: AP]
Việc sản xuất điện đã được ưu tiên
hóa mà không cứu xét đến cư dân trong vùng.
Khoảng thời gia nầy trong năm khi mùa mưa bắt đầu, người dân
sống trên bờ sông Mekong dọc theo biên giới Thái-Lào luôn luôn cảm thấy ít bị
áp lực vì mực nước dâng lên đồng nghĩa với thêm cá và thực phẩm để hỗ trợ cho
sự sống còn của họ.
Cho đến giữa thập niên 1990s, những người dân địa phương nầy
không chỉ đánh cá để ăn mà còn để tạo thu nhập.
Nhưng điều nầy không còn nữa vì ảnh hưởng môi trường của các đập xây dọc
theo sông.
Thái Lan đã cam kết thực hiện Mục tiêu Phát triển Khả chấp
(SDGs) của Liên Hiệp Quốc (LHQ) vào năm 2030, nhấn mạnh rằng họ sẽ “không để ai
ở lại phía sau.” Dọc theo Mekong, Ubon
Ratchathani là một trong 15 tỉnh của Thái được bao gồm trong một dự án hỗn hợp
của European Union (Liên hiệp Âu Châu) và Chương trình Phát triển của LHQ nhằm
để khuyến khích SDGs ở cấp địa phương.
Dân làng ở địa phương trong tỉnh Ubon Ratchathani và chung
quanh vùng Isan ở đông bắc Thái Lan đã tranh đấu để sống sót ảnh hưởng của các
đập và các dự án phát triển khác được tài trợ và điều hành bởi các ngân hàng và
doanh nghiệp Thái, Ngân hàng Thế giới và Trung Hoa trong hạ lưu vực Mekong.
Các nhà đầu tư Thái đã xem tham vọng để trở thành “bình điện
của Á Châu” của Lào như một cơ hội mở ra cho họ để tối đa hóa lợi nhuận từ
những đầu tư trong vùng. Các nhà đầu tư
Thái đã trễ hơn các đồng nghiệp Trung Hoa trong việc tài trợ đập Mekong, nhưng
đã hoạt động lâu hơn nhiều.
Trong số các dự án thủy điện lớn nhất dọc theo hạ lưu Mekong
ở Lào là đập Xayaburi. Được xây bởi công
ty xây cất Thái CH. Karnchang, 95% sản lượng của đập thuộc về Cơ quan Phát Điện
Thái Lan (EGAT). Chánh phủ Thái xem sản
lượng của đập như một đóng góp quan trọng để đạt đến mục tiêu của quốc gia là
có 30% tổng số năng lượng từ điện tái tạo vào năm 2037.
Nhiều người Thái địa phương ở hạ lưu của Xayaburi đang bị
thiệt hại vì những hậu quả của nó nhưng tin rằng nó được tài trợ bởi Trung Hoa.
“Khi nào nước được xả từ đập Xayaburi ở Lào, luôn luôn chúng
tôi có thể bắt được nhiều cá hơn,” một cư dân ở làng Ban Ta Mui nói. “Thật ra, tôi ngạc nhiên vì chúng tôi có thể
có nhiều cá lớn từ Mekong trong năm nay.
Không phổ biến trong những ngày nầy!”
Các nhà hoạt động và dân
làng cầu nguyện ở gần Loei, Thái Lan khi họ chống đối 1 đập của Lào trên sông
Mekong trong năm 2019. Sông rất cần cho
sự sống còn của hàng triệu người Thái. [Ảnh: Reuters]
Làng của ông xa xôi như bất cứ làng ở Thái Lan. Nó nằm trên bờ sông Mekong dọc theo biên giới
với Lào. Trước khi đập được xây trên
sông, dân làng có thể bắt đủ cá để bán và ăn trong gia đình, nhưng mực nước đã
xuống thấp đáng kể, có ảnh hưởng xấy đối với số cá.
Đã quá trễ để giảm nhẹ ảnh hưởng của Xayaburi, nhưng không
quá trễ để cứu xét tổng thể các dự án trong tương lai liên quan đến Thái Lan,
nhất là với thêm đập trong danh sách. Lo
lằng đang gia tăng về một nhà máy thủy điện lớn mà công ty Thái Charoen Energy
and Water Asia dự trù xây cất ở Champasak, Lào gần Ubon Ratchathani.
Nhiều người cho quốc tế hoạt động trong hạ lưu ực Mekong,
cung cấp viện trợ để vực dậy đời sống ven sông.
Từ thập niên 1990s, các cơ quan viện trợ của Nhật Bản, Nam Triều Tiên,
Switzerland và Australia đã tích cực khởi xướng các dự án hợp tác song phương
trong vùng. Điều nầy đã tạo nên một
khung cảnh địa chánh trị đa nguyên, giảm nhẹ khả năng thống trị khu vực của các
quốc gia hùng mạnh.
Trong năm 1992, khuôn khổ Phân vùng Mekong và vùng Phụ cận
(GMS) được khởi động với sự hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB). Ấn Độ phát động sáng kiến Hợp tác
Mekong-Ganga (MGC) trong năm 2000. Chín năm sau, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phát động
Sáng kiến Hạ luu Mekong (LMI) được nới rộng thành Hợp tác Mekong-Hoa Kỳ (MUSP)
trong năm 2020. Trong khi đó, Trung Hoa
thiết lập cơ chế Hợp tác Lancang-Mekong (LMC) trong năm 2016.
Hầu hết những khuôn khổ nầy tìm cách khuyến khích phát triển
khả chấp, chú trọng đến môi trường, y tế và giáo dục, nhưng có ít cộng tác giữa
họ, đục khoét khả năng để thực hiện các kết quả được dự trù.
Sông rất cần thiết cho sự sống còn của hàng triệu người Thái
sống gần bờ sông. Là nền kinh tế lớn thứ
2nd ở lục địa Đông Nam Á và một nhà dầu tư trong các mạo hiểm
Mekong, Thái Lan nên có một vai trò tích cực hơn trong việc bảo đảm rằng người
dân nông thôn được cứu xét trong việc lấy quyết định về các dự án trong vùng.
Cho đến nay, Thái Lan đã ưu tiên hóa việc phát triển kinh tế
và an ninh năng lượng trong vùng bằng cái giá của người dân nông thôn. Những thách thức và khó khăn của họ sẽ không
cuốn trôi đi khi dòng chảy của Mekong thấp như vậy.
Chánh phủ mới của Thái nên cho thấy sự cam kết của họ với cư
dân nông thôn bằng cách cứu xét các quyền lợi của họ. Nhưng một số người Thái lo ngại liệu chánh
phủ liên hiệp sắp tới, do Srettha Thavisin cầm đầu – một nhà phát triển địa ốc
của đảng Pheu Thai – có thể củng cố việc ưu tiên hóa quyền lợi của công ty.
Isan là vùng đất trọng tâm của Pheu Thai, vì thế Srettha sẽ
phải tìm cách để cân bằng những quyền lợi cạnh tranh nầy. Bangkok không thể từ chối nhiệm vụ và bổn
phận của mình để bảo vệ môi trường và lối sống của người dân sống dọc theo
Mekong.
No comments:
Post a Comment