Sunday, May 3, 2020

CÓ PHẢI CÁC ĐẬP TRÊN SÔNG MEKONG CỦA TRUNG HOA ĐANG GÂY HẠN HÁN Ở HẠ LƯU? TẦM QUAN TRỌNG CỦA TRANH LUẬN KHOA HỌC



Marko Kallio and Amy Fallon – Bình Yên Đông lược dịch
CSDS, Chulalongkorn University – April 28, 2020


Đập Xiaowan (Tiểu Loan) trong tỉnh Yunnan (Vân Nam), Trung Hoa. 
[Ảnh: Guillaume Lacombe/CIRAD]

Một nghiên cứu mới đây của Eyes on Earth (EoE) [i] nhấn mạnh đến tình hình nguy ngập của việc xây dựng và điều hành các đập thủy điện trên sông Lancang (thượng lưu Mekong) của Trung Hoa và kết nối nó với hạn hán đang diễn ra ở hạ lưu vực Mekong.  Nghiên cứu châm ngòi cho một số bài báo trên hệ thống truyền thông trong vùng và quốc tế [ii-v], các cơ quan nghiên cứu [vi] và thảo luận công khai trên mạng [vii].  Các nhóm nghiên cứu độc lập và Ủy hội Sông Mekong (Mekong River Commission (MRC)) đặt nghi vấn với phương pháp và kết luận của phúc trình EoE [viii, ix], và kêu gọi gia tăng hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC và Trung Hoa.

Ở đây, chúng tôi sơ lược vài vấn đề khoa học liên quan đến phúc trình và những nhận định rút ra được, cộng thêm với việc phân tích độc lập của chúng tôi và đề nghị một đường lối xây dựng dựa trên tầm quan trọng của của việc chia sẻ dữ kiện, duyệt xét nhóm (peer review) kỹ lưỡng, và lấy quyết định một cách dân chủ dựa trên bằng chứng khoa học.

Đánh giá phúc trình EoE và cứu xét các lập luận

Phúc trình EoE đưa ra một mô hình thống kê để tiên đoán mực nước ở trạm thủy học Chiang Saen ở bắc Thái Lan bằng cách dùng độ ướt của mặt đất do vệ tinh quan sát.  Phúc trình kết luận rằng hạn hán ở hạ lưu Mekong trong năm 2019 phần lớn do nước bị giữ lại ở sau các đập trên sông Lancang ở Trung Hoa, thay vì do tình trạng thiếu nước tuyệt đối.  Bình luận về phúc trình còn đi xa hơn, và nhiều tuyên bố được đưa ra cho rằng Trung Hoa “hoàn toàn ngăn chận nước dâng trong mùa mưa hàng năm”. [vi]

Phúc trình EoE và các bình luận sau đó cho thấy nhiều vấn đề then chốt về vai trò của nghiên cứu khoa học trong các thảo luận công khai nhạy cảm và nhiều lúc sôi nổi, chẳng hạn như ảnh hưởng thủy học của các đập ở thượng lưu đối với hạ lưu sông Mekong.  Thảo luận công khai đang xảy ra về vấn đề rất quan trọng nầy rất tích cực, vì có vài diễn đàn thảo luận có ảnh hưởng và đường hướng đi tới có ý nghĩa, nhất là cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp.  Nhưng thận trọng cũng cần thiết để làm thế nào khoa học cung cấp kiến thức bên trong những tranh luận như vậy.

Bình luận của Trung tâm Stimson dựa trên phúc trình EoE không nhấn mạnh đến vấn đề then chốt mà các quốc gia hạ lưu nên quan tâm: khả năng sản xuất điện của các đập trên thượng lưu Mekong của Trung Hoa đang vượt xa nhu cầu điện của họ [x], cho thấy tiềm năng xả nước xuống nơi cần thiết ở hạ lưu lúc hạn hán mà không làm hại an ninh điện lực nội địa của Trung Hoa.  Chưa hết, cũng có vài thiếu sót trong phúc trình EoE, và do đó, diễn dịch tiếp theo cũng có những hệ quả về chánh sách.

Hạn chế then chốt của phúc trình EoE là phân tích của các tác giả dựa trên mực nước thay vì lưu lượng, chỉ cho thấy một phần khung cảnh của sông Lancang.  Điều nầy đưa đến việc phóng đại những gì có thể được kết luận hợp lý – rằng chuỗi đập giữ toàn bộ nước trong mùa mưa.  Điều nầy phần lớn do dữ kiện không đầy đủ: các tác giả chỉ sử dụng mực nước do MRC cung cấp [viii-ix], giới hạn việc phân tích vào một phương pháp đơn giản hóa dựa trên dữ kiện nầy và ảnh vệ tinh.  Sự khan hiếm dữ kiện dai dẳng trong khu vực làm giảm đáng kể tính tổng thể của các nghiên cứu thủy học.

Những vấn đề như thế nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thừa nhận các giới hạn của nghiên cứu, là một việc làm phổ biến trong các nghiên cứu khoa học được phổ biến và tránh những kết luận trắng-đen, như được thấy trong trường hợp nầy [ii,vi].  Tính cứng rắn của phương pháp nghiên cứu cũng bị nghi ngờ vì, rõ ràng, thiếu duyệt xét nhóm kỹ lưỡng.  Mô phỏng hoạt động của hồ chứa được thừa nhận một cách rộng rãi là một công việc khó khăn nếu không có dữ kiện chi tiết.  Trong một buổi thảo luận nhóm trên mạng mới đây [vii] với một trong các tác giả của phúc trình, duyệt xét nhóm được nêu ra [xi], nhưng rất khó để chứng minh những lời khai đó nếu không có một tiến trình duyệt xét khoa học và minh bạch (thí dụ, qua việc phổ biến trên một tạp chí khoa học, hay sự chứng thực của nhiều nhóm nghiên cứu) của phương pháp dùng cho mục đích riêng biệt nầy [xii].

Một trường hợp của khoa học số nhiều

Thắc mắc về những kết luận trong phúc trình EoE và công nhận sự nguy hiểm trong các thảo luận công khai sau đó, chúng tôi muốn xem xét kỹ lưỡng giá trị của phúc trình tương tự như quy trình duyệt xét nhóm độc lập.  Ở đây, chúng tôi trình bày sơ lược sự kiểm tra độc lập để kết luận về việc điều hành đập của Trung Hoa – một thảo luận không có trong phúc trình và các tài liệu liên hệ - và minh chứng sự hữu ích của nhiều mô hình và dữ kiện được dùng.

Phúc trình EoE cho kết quả dưới dạng mực nước, nhưng nó không thể chuyển thành lưu lượng mà không có một đường biểu diễn mực nước-lưu lượng (rating curve) [xiii] ở Chiang Saen.  Do đó, chúng tôi ước tính lượng chảy tràn (runoff) tại đập Jinghong (Cảnh Hồng) – đập cuối cùng trong chuỗi đập Vân Nam – bằng cách dùng 26 bộ dữ kiện sẵn có [xiv].  Từ các nghiên cứu gần đây [xv], chúng tôi ước tính dung tích hoạt động (active storage capacity) của chuỗi đập Lancang là 25,6-27,1 km3.

Quan trọng hơn, chỉ có 2 trong 26 bộ dữ kiện tiên đoán một lượng nước chảy tràn nhỏ hơn dung tích hoạt động của chuỗi đập Lancang (Hình 1A).  Trị số trung bình [xvi] do chúng tôi ước tính là 43,8 (+3,7/-3,6) km3, cho thấy chuỗi đập nầy có thể trữ 54-68% lượng nước chảy tràn trong năm trung bình.  Hình 1B cho thấy lượng nước chảy tràn cộng dồn trong mùa mưa trung bình.  Chúng ta có thể suy ra từ hình nầy – giả sử rằng tất cả dung tích hoạt động sẵn sàng nhận nước vào đầu mùa mưa – rằng chuỗi đập có thể được làm đầy trong tháng 7 hay tháng 8.

Chúng tôi xem kết quả nầy vững chắc: lượng nước chảy tràn trung bình được ước tính, 53,2 (+5,1/-4,9) km3, phù hợp với Räsänen et al. [xvii], ước tính lưu lượng đến đập Jinghong là 58 km3 (1.840 m3/sec).  Chúng tôi cũng nhận thấy sự tương xứng khi so sánh lưu lượng đo đạc ở Chiang Saen trong tình trạng tự nhiên (1960-1990).  Phương pháp của chúng tôi ước tính lượng chảy trản ở Chiang Saen trong mùa mưa là 65,9 (+5.8/-5,0) km3, và lượng chảy tràn hàng năm là 79,6 (+7,3/-6,9) km3, trong khi lưu lượng đo đạc là 64,7 (+3,9—4,0) km3 và 85,5 (+4,0/-4,,5) km3, theo thứ tự.

Hình 1. 26 ước tính độc lập và trung bình của 
A) Lượng nước chảy tràn ở thượng lưu đập Jinghong trong mùa mưa
 B) Lượng nước chảy tràn cộng dồn trong mùa mưa: với dung tích hoạt động 
của chuỗi đập Lancang và mức trung bình.


Bằng cách thay đổi câu hỏi nghiên cứu và kiến tạo một phương pháp để giải đáp câu hỏi nầy với dữ kiện thiếu thốn, chúng tôi đi đến một kết luận trái ngược với các phúc trình được thảo luận – dường như thượng lưu vực Mekong trải qua những điều kiện tương tự như hạn hán.  Nếu chúng ta công nhận bằng chứng được trình bày cho thấy các hồ chứa đều đầy vào đầu mừa mưa 2019 [ii,vii], chuỗi đập Lancang ở Trung Hoa có thể bị tràn ngập bởi lượng nước chảy tràn trong mùa mưa trung bình và không thể ngăn chận nhịp lũ ở Chiang Saen.

Nên lưu ý rằng phương pháp của chúng tôi, tương tự như phúc trình EoE, dựa trên dữ kiện không đầy đủ, và như một mô hình thùng nước đơn giản không cứu xét việc điều hành đập, mất nước hay chuyển nước.  Để tranh luận thêm, chúng tôi đăng tải chương trình của mô hình (code) trên GitHub [xviii] để ai cũng có thể xem xét.  Tuy nhiên, là một phương pháp trung bình (ensemble approach), giống như phương pháp trình bày ở đây, có thể đưa đến các thảo luận về cách dùng mô hình vượt quá câu hỏi để tìm kiếm câu trả lời đơn giản, và thừa nhận có nhiều cách để vượt qua các thử thách [xix] thừa hưởng trong mô hình thủy học.

Làm cách nào để tránh những thiếu sót nầy?

Những vấn đề chúng tôi vừa trình bày cho thấy sự cần thiết của một hướng đi tới xây dựng, mà chúng tôi có 4 đề nghị.  Thứ nhất, chia sẻ dử kiện rộng rãi là tối cần cho mô hình thủy học tổng thể của Mekong.  Không có nó, không thể biết những gì thật sự xảy ra trên khắp lưu vực, mở rộng tiến trình chánh trị hóa thiếu xây dựng và khép chặt đối thoại [xx].  Tiếc thay, Trung Hoa vẫn thiếu chia sẻ dữ kiện với các quốc gia hạ lưu, mặc dù có nhiều cam kết và mời gọi [xxi], có nghĩa là, hiện nay, chỉ có các đánh giá không đầy đủ về ảnh hưởng của chuỗi đập ở thương lưu được thực hiện.  Vì thế, bất kể những thiếu sót của kết quả nghiên cứu, sự thiếu minh bạch của Trung Hoa đưa đến các giả thiết về sự trung thực liên quan đến lượng nước không đầy đủ được xả xuống các quốc gia hạ lưu Mekong trong đợt hạn hán 2019.  Đối với việc chia sẻ dữ kiện, quả bóng đang nằm trên sân của Trung Hoa.

Thứ nhì, chúng tôi nhấn mạnh đến sự cần thiết của khoa học khách quan và đáng tin cậy trong một khung cảnh phức tạp với nhiều quan điểm, kiến thức và nghị trình khác nhau.  Trên quan điểm về mô hình thủy học, điều nầy có thể thực hiện bằng cách dùng nhiều mô hình và giả thiết khác nhau để xem xét nhiều kết quả hợp lý.  Điều nầy bắt nguồn từ nhận thức rằng không có mô hình nào “hoàn hảo”, do đó, bất định cần được nói rõ.  Sự tin cậy của mô hình chỉ được kiểm chứng qua tiến trình duyệt xét nhóm kỹ lưỡng với việc sử dụng các khuôn khổ đánh giá mô hình tổng thể.  Các khuôn khổ như thế thừa nhận việc dùng mô hình là một tiến trình xã hội [xxii], chứ không chỉ là tiến trình kỹ thuật.

Sau đó là sự cần thiết cho một số nhiều của quan điểm trong cộng đồng khoa học trên mọi lãnh vực, và trên khắp xã hội, khi việc chia sẻ nguồn nước Mekong được thảo luận.  Thí dụ, việc tham gia của các nhà nghiên cứu Trung Hoa sẽ rất có lợi, không chỉ từ quan điểm kiến thức để bảo đảm việc thảo luận tường tận, mà còn từ quan điểm ngoại giao để bảo đảm sự đồng thuận rộng rãi – và tranh luận xây dựng – về thế nào để việc phân tích được mở ra.  Hơn thế nữa, khi bản chất số nhiều thật sự của kiến thức được công nhận, khuyến cáo khoa học có thể vững chắc và có trách nhiệm dân chủ hơn [xxiii].  Đối với điều nầy, chúng tôi cũng khẳng định rằng nghiên cứu là sự kết hợp của khoa học vật lý và xã hội và kiến thức cộng đồng.

Sau cùng, nghiên cứu nên được dùng như một chất xúc tác cho các thảo luận về chánh sách dựa trên khoa học trong lãnh vực công cộng, thay vì một phương tiện để đi đến một câu trả lời dứt khoát cấm đoán việc đàm luận.  Mặc dù có những thiếu sót, các phúc trình EoE và Stimson đã thực hiện được điều nầy.  Tuy nhiên, chúng tôi lưu ý sự đơn giản hóa quá đáng của kết quả để làm cho các thảo luận dễ dàng, không phá hủy sự tin cậy của khoa học trong nghị luận công cộng.

Nói chung, chúng tôi muôn thấy việc đối thoại không chỉ một chiều từ “các chuyên viên” đến quần chúng, nhưng thay vào đó là một tiến trình được lặp đi lặp lại khuyến khích thảo luận dân chủ.  Điều nầy đòi hỏi một mức độ khiêm tốn nhất định, của các nhà khoa học và những người quyết định chánh sách.

Phần kết luận

Phúc trình EoE và các thảo luận công khai liên hệ đã nối kết chuỗi đập của Trung Hoa với tình trạng hạn hán đang diễn ra trong khu vực Mekong, và nhấn mạnh đến vai trò – và trách nhiệm – của các nhà khoa học trong việc tháo gở mạng lưới phức tạp của các vấn đề môi trường dọc theo sông Mekong.

Như phân tích của chúng tôi và nhận định của những người khác [viii-ix] cho thấy, có những điểm yếu trong phương pháp được sử dụng làm xói mòn cáo buộc cho rằng Trung Hoa giữ lại tất cả lượng nước trong mùa mưa 2019.  Phân tích của chúng tôi cho thấy chuỗi đập của Trung Hoa không thể giữ lại hết lượng nước mưa, và nguyên nhân chánh yếu là trận hạn hán 2019.  Nhưng chúng tôi đồng ý rằng Trung Hoa có thể cứu hạn bằng cách xả nhiều nước hơn từ các hồ chứa, ngay cả nếu Trung Hoa phải hy sinh một phần tiềm năng sản xuất điện không dùng đến.

Từ đó, chúng tôi đề nghị một hướng đi tới xây dựng: (1) gia tăng việc công khai dữ kiện để, (2) cung cấp tin tức cho đủ loại nghiên cứu khoa học được thảo luận kỹ lưỡng trên mọi ngành chuyên môn – mà chúng tôi cho một thí dụ ở đây, (3) các thảo luận khoa học tiếp theo phải có trách nhiệm với và được thông tin bởi nhu cầu của nhiều nhóm trong xã hội, kể cả các cộng đồng và quốc gia và, (4) khuyến khích và hỗ trợ việc lấy quyết định một cách dân chủ dựa trên khoa học.  Chỉ bằng cách nầy, chúng ta có thể hy vọng thực hiện được việc chia sẻ nguồn nước dọc theo sông Mekong trong hợp tác và bình đẳng.

Cảm tạ

Chúng tôi thành thật cảm ơn Rajesh và Carl Middleton với những ý kiến hữu ích và hiệu đính bài viết nầy.
—-
[i] Basist, A., and C. Williams. 2020. ‘Monitoring the Quantity of Water Flowing Through the Upper Mekong Basin Under Natural (Unimpeded) Conditions’. Sustainable Infrastructure Partnership, Bangkok.
[ii] Eyler, B. 2020. ‘Science Shows Chinese Dams Are Devastating the Mekong’. Foreign Policy (blog). 22 April 2020. https://foreignpolicy.com/2020/04/22/science-shows-chinese-dams-devastating-mekong-river/.
[iii] Beech, H. 2020. ‘China Limited the Mekong’s Flow. Other Countries Suffered a Drought.’ The New York Times, 13 April 2020, sec. World. https://www.nytimes.com/2020/04/13/world/asia/china-mekong-drought.html.
[iv] Reuters. 2020a. ‘Chinese Dams Held Back Mekong Waters during Drought, Study Finds’, 13 April 2020. https://www.reuters.com/article/us-mekong-river-idUSKCN21V0U7.
[v] Reuters. 2020b. ‘Mekong River Groups Urge China to Show Transparency after Dam Report’, 15 April 2020. https://www.reuters.com/article/us-mekong-river-idUSKCN21X1LG.
[vi] Eyler, B. and Weatherby, C. 2020. ‘New Evidence: How China Turned off the Tap on the Mekong River’. The Stimson Center. https://www.stimson.org/2020/new-evidence-how-china-turned-off-the-mekong-tap/.
[vii]  Foreign Correspondent’s Club Thailand. 2020. ‘Mekong Update: New Evidence of China’s Dam Impacts, and Why It Matters | FCCThai’. 23 April 2020. https://www.fccthai.com/events/mekong-update-new-evidence-of-chinas-dam-impacts-and-why-it-matters/. Available at: https://www.youtube.com/watch?v=5YXLz4V-JbY
[viii] Ketelsen, T., J. Sawdon, and T. A. Räsänen. 2020. ‘Monitoring the Quantity of Water Flowing through the Upper Mekong Basin under Natural (Unimpeded) Conditions - Rapid Review’. Ho Chi Minh City, AMPERES. https://www.amperes.com.au/s/AMPERES-Review_Basist-et-al_Lancang-flows-19-April-2020.pdf.
[ix] Mekong River Commission. 2020. ‘Understanding the Mekong River’s Hydrological Conditions: A Brief Commentary Note on the “Monitoring the Quantity of Water Flowing the Upper Mekong Basin Under Natural (Unimpeded) Conditions” by Alan Basist and Claude Williams (2020)’. Mekong River Commission.
[x] Magee, D. and Hennig, T. 2017.  ‘Hydropower Boom in China and along Asia’s Rivers Outpaces Regional Electricity Demand’. The Third Pole. https://www.thethirdpole.net/en/2017/04/28/hydropower-boom-in-china-and-along-asias-rivers-outpaces-regional-electricity-demand/.
[xi] The peer-review likely refers to: Basist, A., Williams, C., Ross, T.F., Menne, M.J., Grody, N., Ferraro, R., Shen, S. and Chang, A.T.C. 2001. ‘Using the Special Sensor Microwave Imager to Monitor Surface Wetness’. Journal of Hydrometeorology 2 (3): 297–308.
[xii] The purpose of monitoring dam operations.
[xiii] A rating curve is a mathematical model (equation) which describes the relationship between water level and discharge.
[xiv] We used 24 different combinations of Global Hydrological Models and reanalysis climate forcing datasets available from the Intersectoral Impact Model Intercomparison Project. These are generally uncalibrated model runs, so we complemented them with two global runoff products optimized with streamflow records: LORA and GRUN. For ISIMIP data, refer to Gosling, Simon, Hannes Müller Schmied, Richard Betts, Jinfeng Chang, Philippe Ciais, Rutger Dankers, Petra Döll, et al. 2017. ‘ISIMIP2a Simulation Data from Water (Global) Sector’. GFZ Data Services. https://doi.org/10.5880/pik.2017.010, for LORA refer to Hobeichi, Sanaa, Gab Abramowitz, Jason Evans, and Hylke E. Beck. 2019. ‘Linear Optimal Runoff Aggregate (LORA): A Global Gridded Synthesis Runoff Product’. Hydrology and Earth System Sciences 23 (2): 851–70. https://doi.org/10.5194/hess-23-851-2019,  and for GRUN, refer to Ghiggi, Gionata, Vincent Humphrey, Sonia I. Seneviratne, and Lukas Gudmundsson. 2019. ‘GRUN: An Observations-Based Global Gridded Runoff Dataset from 1902 to 2014’. Earth System Science Data, March, 1–32. https://doi.org/10.5194/essd-11-1655-2019.    
[xv] Total storage capacity 46.4 km3 was obtained from the WLE Greater Mekong Dam Observatory. We estimated the active storage by computing the ratio of total-to-active storage ratio from available values in Table 1 in Räsänen et al. (2017), and multiplying the total storage with the ratio 0.584 for higher, and 0.551 for lower estimate. Active storage capacity refers to the volume which is available for dam operators to work with. Dam data from Mekong Region Futures Institute. 2020. ‘Dataset on the Dams of the Greater Mekong’. Mekong Region Futures Institute, Bangkok. Active storage ratio from Räsänen, Timo A., Paradis Someth, Hannu Lauri, Jorma Koponen, Juha Sarkkula, and Matti Kummu. 2017. ‘Observed River Discharge Changes Due to Hydropower Operations in the Upper Mekong Basin’. Journal of Hydrology 545 (February): 28–41. https://doi.org/10.1016/j.jhydrol.2016.12.023.
[xvi] An ensemble mean is the average of a collection of many estimates. Here it refers to the average value of combining all of the 26 individual estimates.
[xvii] Räsänen, Timo A., Jorma Koponen, Hannu Lauri, and Matti Kummu. 2012. ‘Downstream Hydrological Impacts of Hydropower Development in the Upper Mekong Basin’. Water Resources Management 26 (12): 3495–3513. https://doi.org/10.1007/s11269-012-0087-0.
[xix] See e.g. Seibert, Jan, and H. J. (Ilja) van Meerveld. 2016. ‘Hydrological Change Modeling: Challenges and Opportunities’. Hydrological Processes 30 (26): 4966–71. https://doi.org/10.1002/hyp.10999, Fatichi, Simone, Enrique R. Vivoni, Fred L. Ogden, Valeriy Y. Ivanov, Benjamin Mirus, David Gochis, Charles W. Downer, et al. 2016. ‘An Overview of Current Applications, Challenges, and Future Trends in Distributed Process-Based Models in Hydrology’. Journal of Hydrology 537 (June): 45–60. https://doi.org/10.1016/j.jhydrol.2016.03.026 or Blair, P, and W Buytaert. 2016. ‘Socio-Hydrological Modelling: A Review Asking “Why, What and How?”’ Hydrol. Earth Syst. Sci 20: 443–478. https://doi.org/10.5194/hess-20-443-2016.
[xx] Pielke Jr., Roger A. 2007. ‘The Honest Broker: Making Sense of Science in Policy and Politics’. Cambridge Core. Cambridge University Press. April 2007. https://doi.org/10.1017/CBO9780511818110.
[xxi] See e.g. Biba, Sebastian. 2018. China’s Hydro-Politics in the Mekong : Conflict and Cooperation in Light of Securitization Theory. Routledge. https://doi.org/10.4324/9781315148663.
[xxii] See e.g. Hamilton, Serena H., Baihua Fu, Joseph H. A. Guillaume, Jennifer Badham, Sondoss Elsawah, Patricia Gober, Randall J. Hunt, et al. 2019. ‘A Framework for Characterising and Evaluating the Effectiveness of Environmental Modelling’. Environmental Modelling & Software 118 (August): 83–98. https://doi.org/10.1016/j.envsoft.2019.04.008.
[xxiii] Stirling, Andy. 2010. ‘Keep It Complex’. Nature 468 (7327): 1029–31. https://doi.org/10.1038/4681029a.


No comments:

Post a Comment