Thu
Hằng
Chợ nổi trên sông Cửu Long ở Cần Thơ. Ảnh minh họa. © RFI / Tiếng Việt
Do
dịch Covid-19, sự chú ý của công luận đối với tình trạng hạn hán và nước biển
xâm lấn ở đồng bằng sông Cửu Long (Mêkông) đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Theo
báo mạng Le Courrier du Vietnam (14/02), vào tháng 02/2020, khoảng 79.700 hộ
trong khu vực không có nước sạch sử dụng hàng ngày. Nhiều xe bồn đã được huy động
chở nước cung cấp cho khoảng 40.000 hộ dân ở những khu vực xa xôi nhất thuộc
các tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Long An, Cà Mau và Trà Vinh.
Năm
2020, nước mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Giai đoạn 08-13/04 là thời
điểm nước biển xâm lấn đạt mức cao nhất, vẫn theo Le Courrier du Vietnam. Sau
đó, tình trạng này giảm dần cho đến tháng Năm, nhưng vẫn ở mức cao. Năm 2019, hạ
lưu sông Mêkông từng trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng do các đập thủy điện của
Trung Quốc trên thượng nguồn đã cố tình giữ nước. Hiện tượng bất thường này được
công ty nghiên cứu và tư vấn Mỹ Eyes on Earth Inc, do bộ Ngoại Giao Mỹ tài trợ,
công bố ngày 12/04/2020.
Để
hỗ trợ người dân tám tỉnh đang chịu thiên tai, ngày 10/04, thủ tướng Việt Nam
Nguyễn Xuân Phúc đã phê chuẩn chương trình trợ giúp 530 tỉ đồng (hơn 22,7 triệu
đô la) : Năm tỉnh Bến Tre, Long An, Tiền Giang, Cà Mau và Kiên Giang, mỗi tỉnh
được nhận 70 tỉ đồng ; ba tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh và Bạc Liêu, mỗi tỉnh được
nhận 60 tỉ đồng.
Kinh
phí trên được dành cho việc triển khai các giải pháp khẩn cấp phòng, chống hạn
hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, như bơm nước ngọt,
nạo kênh, xây kè giữ nước ngọt, đào ao và giếng, mở rộng mạng lưới dự trữ nước,
mua trang thiết bị lọc và giữ nước, phân phối nước…
Những
biện pháp trước mắt này là hữu hiệu, nhưng phải tính phương án xa hơn. Đây là
nhận định với RFI Tiếng Việt của tiến sĩ Dương Văn Ni, chủ tịch Quỹ Nghiên cứu
và Bảo tồn Đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Quỹ Nghiên cứu và Bảo tồn
Mekong, Mekong convervancy Foundation, MCF). Trách nhiệm nghiêm trọng của các đập
thủy điện Trung Quốc trên thượng nguồn cũng được tiến sĩ Dương Văn Ni phân tích
trong buổi trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Việt.
RFI
: Thưa tiến sĩ, đồng bằng sông Cửu Long đang trải qua một đợt hạn hán và nước
biển xâm lấn nghiêm trọng. Xin ông cho biết nghiêm trọng đến mức nào ?
TS.
Dương Văn Ni : Theo báo cáo của các địa phương, so với năm 2015-2016, chúng ta
có 10 tỉnh tuyên bố thiên tai so với 12 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long. Năm
nay, đến giờ phút này (tháng 04/2020), có 7 tỉnh đã công bố thiên tai. Như vậy,
so về mức độ ảnh hưởng, năm nay không bị ảnh hưởng nhiều như năm 2015-2016.
Tuy
nhiên, đó là vấn đề mang tính hành chánh. Còn trong thực tế, năm 2020 này, nước
mặn xâm nhập không thua gì năm 2015-2016. Dù nước mặn xâm nhập nhiều, nhưng dù
sao bà con ở vùng duyên hải ít bị thiệt hại hơn 2015-2016 là bởi vì vào năm
2015-2016, bà con không có tư thế chuẩn bị, bởi vì cả mấy chục năm trước đó
không có xuất hiện cái mặn gay gắt như vậy, thành thử ra người ta cũng chủ
quan. Thứ hai là chính sách Nhà nước lúc đó vẫn giữ diện tích lúa vì sợ ảnh hưởng
tới an ninh lương thực, thành thử ra không cho phép người dân chuyển đổi.
Sau
2015-2016, nhiều địa phương rút kinh nghiệm và người ta cũng chuyển đổi một số
diện tích, không trồng lúa nữa. Thành thử ra năm 2020 này, mặc dầu mặn xâm nhập
sâu cũng không thua gì năm 2015-2016 nhưng mức độ thiệt hại thấp hơn 2015-2016,
bởi vì người dân đã được cảnh báo trước.
RFI
: Đâu là những nguyên nhân giải thích hiện tượng này ?
TS.
Dương Văn Ni : Nói về mặn của đồng bằng sông Cửu Long thì chắc chắn chúng ta biết
rồi, bản chất của đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trong hai môi trường
nước : nguồn nước ngọt trong mùa mưa và nguồn nước mặn trong mùa khô.
Vào
mùa mưa, nó hình thành được là do nguồn nước ngọt truyền tải phù sa từ phía thượng
nguồn về bồi thêm cho đồng bằng. Nhưng trong mùa nắng, thì nó lại nhờ dòng nước
biển xâm nhập vào và mang phù sa biển vào để bồi cho vùng duyên hải. Vậy thì tự
nhiên đã như thế rồi ! Hàng năm nước biển xâm nhập vào, tùy lượng nước ngọt
trên phía thượng nguồn đưa về. Năm nào nguồn nước ngọt phía thượng nguồn đưa về
nhiều và kéo dài khi mùa mưa chấm dứt thì mùa khô năm đó, mặc dầu đã dứt mưa giống
như những năm bình thường, nhưng mà do lượng nước ở trên còn dồi dào đổ về,
thành thử nó đẩy nước mặn ra ngoài biển, năm đó cái mặn xâm nhập vào đồng bằng
ít hơn.
Nói
nôm na lại, ở đồng bằng sông Cửu Long, cái mặn ngọt của vùng duyên hải lệ thuộc
vào mấy yếu tố. Yếu tố thứ nhất là nguồn nước mặn, dồi dào đến mức độ nào. Yếu
tố thứ hai là kiểu sử dụng đất của người dân. Ví dụ người dân trên vùng thượng
nguồn hoặc ở những tỉnh phía trên, họ sử dụng nước để tưới tiêu nhiều thì sẽ chặn
nguồn nước ngọt lại, do đó không đủ nước ngọt về bên dưới và bên dưới bị ảnh hưởng
mặn. Yếu tố thứ ba là do mưa. Có nhiều năm, vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu
Long nhận được một lương mưa khá lớn, từ 1.800 đến 2.200 mm. Do đó, lượng mưa
này đóng góp rất đáng kể cho chuyện làm bớt mặn vùng này.
Ba
nguồn nước này, nguồn nước mặn, nước mặt (nước ngọt) và nước mưa cùng kiểu sử dụng
đất quyết định vấn đề mặn ngọt của vùng duyên hải của đồng bằng sông Cửu Long.
Nhưng
mà mấy năm gần đây, chúng ta biết là trên chuỗi sông Mêkông, từ phía Trung Quốc,
qua tới Lào qua tới Thái Lan, Campuchia và xuống tới Việt Nam, thì trên dòng
sông này, trong tự nhiên, nó có rất nhiều vùng chống ngập, những vùng chứa nước
rất nhiều vào mùa mưa. Vào mùa khô, nó phóng thích từ từ ra dòng sông và chảy
xuống dưới phía đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Điển hình nhất là Biển Hồ
(Tonlé Sap) bên Campuchia, mỗi năm tích trữ một lượng nước khổng lồ. Khi mùa
khô, hết mưa, nó cũng phóng thích từ từ ra dòng sông và do đó cũng góp phần đẩy
mạnh, làm cho cái mặn của đồng bằng sông Cửu Long giảm đi.
RFI
: Những công trình đập nước, nhà máy điện trên thượng nguồn sông Mêkông tác động
như thế nào đến hiện tượng này ?
TS.
Dương Văn Ni : Chúng ta có thể kết luận một cách chắc chắn mà không cần phải
tranh cãi gì nữa, những đập thủy điện này tác động rất trầm trọng đến chế độ thủy
văn của đồng bằng sông Cửu Long. Nói tác động trầm trọng, có nghĩa như thế nào
? Có nghĩa là có những năm bình thường, nói nôm na như người dân nói là « mưa
thuận gió hòa », thì không có vấn đề gì xảy ra cả. Các đập thủy điện này ngăn
nước để phát điện. Họ ngăn nhưng họ cũng phải xả nước. Vào những năm mưa thuận
gió hòa, lượng nước về bình thường, nói chung không ảnh hưởng gì lớn.
Nhưng
những năm thời tiết cực đoan, ví dụ hạn hán như năm nay, thì nguyên tắc của đập
thủy điện là phải trữ nước, đủ nước mới phát điện được, thành thử ra, quá trình
họ trữ nước, chắc chắn phía hạ du sẽ không thể nào nhận đủ nước. Nói tóm lại,
những năm bị khô hạn thì những đập thủy điện này làm cho khô hạn thêm, như năm
nay. Ngược lại, vào những năm mưa nhiều, khi đập thủy điện đã tích đầy, thì có
ngưỡng an toàn, không thể nào tích cao hơn được nữa. Nếu tích cao hơn, trọng lượng
của khối nước bên trên lớn hơn tính toán của đập, có thể làm vỡ đập và họ bắt
buộc phải xả bỏ. Nói tóm lại, trong những năm mưa nhiều, trong khi phía hạ du
nước đã ngập rồi, thì các đập thủy điện lại xả nước, làm ngập thêm.
Do
đó, các đập thủy điện có tác động, có thể nói, đối với nước, năm nào hạn thì sẽ
trầm hạn, làm cho hạn hán trầm trọng thêm. Ngược lại, năm nào lũ thì sẽ chồng
thêm lũ, làm trận lũ đó lớn thêm.
RFI
: Vào đầu tháng 04/2020, thủ tướng Việt Nam đã thông qua kế hoạch hỗ trợ 530 tỉ
đồng cho 8 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khoản kinh phí này có đủ giúp cải thiện
tình hình, cũng như trợ giúp người nông dân trong vùng không ?
TS.
Dương Văn Ni : Với số tiền đó, nếu tính đều ra cho 8 tỉnh duyên hải của đồng bằng
sông Cửu Long thì không đáng là bao nhiêu cả. Nhưng số tiền đó tập trung vào giải
quyết vấn đề nước sinh hoạt, thì có ý nghĩa tương đối tốt.
Tại
vì nếu nói về nước, chúng ta chia làm mấy loại nước. Nước dùng để uống, để sinh
hoạt hàng ngày tắm giặt và nước dùng để sản xuất. Với số tiền đó, nếu chính quyền
địa phương từng nơi tập trung vào nguồn nước để người dân ăn uống, sinh hoạt,
thì tôi cho rằng số tiền đó có ý nghĩa đáng kể.
Nhưng
nếu số tiền đó để tập trung giải quyết nguồn nước sản xuất, thì chẳng thấm vào
đâu bởi vì sản xuất cần nhiều nước lắm.
Source:
.