Sunday, October 29, 2023

SỤT GIẢM LÂU DÀI CỦA PHÙ SA GÂY RA SỰ THU HẸP ĐANG DIỄN RA CỦA SIÊU ĐỒNG BẰNG MEKONG, VIỆT NAM

(Long-term Sediemnt Decline Cause Ongoing Shrinkage of the Mekong Megadelta, Vietnam)

Toru Tamura, Van Lap Nguyen, Thi Kim Oanh Ta, Mark D. Bateman, Marcello Gugliotta, Edward J. Anthony, Rei Nakashima and Yoshiki Saito – Bình Yên Đông lược dịch

Scientific Reports – 2020

 

Sạt lở ở Đồng bằng sông Cửu Long. [Ảnh: VNExpress]

 

Đất thấp ven biển của các đồng bằng sông, cùng với khí hậu ẩm ướt của chúng, có đặc tính năng suất cao hỗ trợ cho những dân số lớn.  Chúng cũng dễ bị tổn thương cao với khí hậu và thay đổi của mực nước biển cũng như ảnh hưởng của hoạt động của con người [1-3].  Đồng bằng sông Cửu Long ở miền nam Việt Nam (ĐBSCL) là đồng bằng lớn thứ 3rd trên thế giới và có nguồn phù sa lớn lâu dài trong lưu vực rộng lớn của nó chịu ảnh hưởng của gió mùa Á Châu.  Tuy nhiên, những xáo trộn lưu vực do con người gây ra gần đây chẳng hạn như việc xây cất đập thủy điện [4,5] và khai thác cát sông [6-9], có thể cùng với sụt giảm lưu lượng do thay đổi khí hậu gây ra [10], được xem như là nguyên nhân của sự sụt giảm nghiêm trọng trong lượng phù sa đến bờ biển, kết hợp với những lo ngại về sụt lún tồi tệ do bơm nước ngầm tăng tốc [11] và vì thế đưa đến việc sạt lở bờ biển gia tăng với hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao từ năm 1993 đến 2013 cho thấy một mức gia tăng đáng kể trong 10 năm qua [12].  Phân tích lâu dài bao gồm 1973-2015 cũng xác nhận sạt lở bờ biển tăng tốc trong vài thập niên vừa qua, nhất là sau 2005, để đáp ứng với khả năng gia tăng của các đập thủy điện trong lưu vực Mekong [13] và việc khai thác cát mạnh mẽ trong các lòng lạch ở đồng bằng [6-9].

Mặc dù đặc tính được hoàn chỉnh của những thay đổi bờ biển gần đây của đồng bằng làm nổi bật ảnh hưởng của các hoạt động kỹ nghệ bên trong lưu vực Mekong sau thập niên 1990s, câu hỏi vẫn hiện hữu.  Sự gia tăng của sạt lở bờ biển sau thập niên 1990s phần lớn gây lo ngại cho vùng cửa sông có nhiều cát ở đồng bằng.  Bờ biển bùn dọc theo bán đảo Cà Mau, tạo nên phần lớn của ĐBSCL nhô ra Biển Đông (hay Nam Hải), đã bị sạt lở từ thập niên 1970s [13,14], với các bản đồ ịch sử cho thấy sạt lở có thể bắt đầu trước năm 1940 [15].  Sự thu hẹp đang diễn ra của ĐBSCL, do đó, không thể được quy trực tiếp cho các hoạt động kỹ nghệ gần đây trong lưu vực Mekong.  Chúng tôi cho rằng một triển vọng lâu dài bằng cách dùng tài liệu phù sa thì không thể tránh để hiểu những nguyên nhân căn bản của sự thu hẹp của ĐBSCL.

Những thay đổi bờ biển lâu dài của ĐBSCL chỉ được giới hạn trong vùng cửa sông [16] và thiếu dữ kiện thích hợp trong vùng tây nam của đồng bằng nhô ra, khiến cho những nghiên cứu trước đây phải đưa ra những giả thiết về tăng trưởng/sạt lở của đồng bằng trong vùng nầy [17,18].  Ở đây, chúng tôi tái lập toàn thể bờ Biển Đông của ĐBSCL bằng cách sưu tập phù sa mới được thu thập và tài liệu hình dạng đất với dữ kiện hiện nay.  Việc tái lập cho thấy những biến đổi thời gian và không gian của thay đổi bờ biển và làm nổi bật một nối kết chặt chẽ giữa sự khởi đầu của sạt lở trường kỳ và việc phát triển hệ thống kinh thủy nông ở đồng bằng, được kết hợp với sự trì hoãn của việc bồi lắng bùn nhanh chóng lâu dài.

 

Vùng nghiên cứu

ĐBSCL đã di chuyển trong 8.000 năm qua để đáp ứng với việc giảm tốc của mực nước biển sau băng hà [19,20] và là đại diện của đồng bằng hỗn hợp năng lượng [21,22].  Hiện nay, các tiến trình sóng thủy triều dợn thống trị bờ biển [22,23], nơi các nhánh sông có đặc tính của việc biến đổi từ thượng lưu đến hạ lưu từ các tiến trình sông đến cửa sông với thủy triều chiếm ưu thế [24-26].  Trái ngược giữa gió mùa đông và mùa hè định nghĩa một chu kỳ bồi lắng phù sa hàng năm ở bờ biển [23,27,28].  Gió mùa hè tây nam có đặc tính của gió và chế độ sóng yếu nhưng mang độ ẩm gây ra ngập lụt sông và nguồn cung cấp phù sa sông, trong khi gió mùa đông đông bắc thì khô hơn với nguồn phù sa sông hạn chế nhưng có gió và chế độ sóng mạnh hơn.  Hậu quả là, dọc theo chiều NE-SW của bờ Biển Đông, một tỉ lệ phù sa đáng kể bồi lắng và được trữ gần các cửa sông trong mùa hè được tái động trong mùa đông và được vận chuyển theo hướng tây nam bởi dòng nước dọc theo bờ biển do sóng tạo nên.  Điều nầy được trợ giúp bởi dòng nước thủy triều [12,22,29] vả cũng có việc chia tách phù sa rõ rệt.  Phù sa có nhiều cát hơn chiếm ưu thế từ các cửa sông đến khoảng 30 km trôi giạt (về hướng tây) của cửa sông Bassac [Hậu], cửa sông ở phía tây cuối cùng, trong khi trôi giạt xa bờ hơn phần lớn là bùn [30] (Hình 1B).  Sự tách chia nầy cũng được ghi nhận trong hình dạng đất đồng bằng còn sót lại như những cồn cát ở bãi biển chỉ xảy ra trong vùng cửa sông [16], trong khi bán đảo Cà Mau hoàn toàn là một đồng bằng bùn.

 


Hình 1 (a) Vị trí của ĐBSCL. Lưu vực của sông Mekong và Hồng được tô màu.  Bản đồ được lấy từ tài liệu tham khảo [19] và được tạo ra bởi phần mềm Adobe Illustrator 2020. (B) Bản đồ kết hợp hình thái của ĐBSCL [45] và chiều sâu tương đối với mực nước biển trung bình và lớp dưới mặt dất của vùng bờ biển [21,30].  Một mặt cắt (X-X’) được định nghĩa nối 6 lổ khoan mới được thu thập để tạo thành Hình 2.  Tuổi OSL NE và SW của sông Bassac từ dữ kiện hiện có [16] và mới được báo cáo trong bài viết nầy, theo thứ tự.  Các đoạn bờ biển được ấn định theo phân tích không gian trước đây [13] trong khi Seg 1 được chia ở đây thành Seg 1a và 1b bởi cửa sông Bassac.  Bản đồ được đơn giản hóa từ tài liệu tham khảo [45] và được tạo nên bởi phần mềm Adobe Illustrator 2020. (C) Biến đổi nhiệt độ của mức trung bình của thay đổi bờ biển từ 1973 đến 2015 cho các đoạn bờ biển [13].

 


Hình 2 Một mặt cắt được xác định bởi các lổ khoan dọc theo trục X-X’ trong Hình 1.  Đường cùng thời gian 2,3, 1,4, và 0,6 ngàn năm (ka) được định nghĩa theo phép nội suy thẳng của tuổi radiocarbon thu thập từ những bồi lắng Holocene bên trên nền Pleistocene.  Chiều sâu của lổ khoan tương đối với cao độ của mật đất ở mỗi lổ.

Bốn đoạn bờ biển (Segs 1-4) trong đồng bằng được ấn định từ việc phân tích không gian từ 1973 đến 2015 [13] (Hình 1B và 1C).  Seg 1, xảy ra ở vùng cửa sông từ cuối NE của bờ biển đến 30 km SW của Bạc Liêu, cho thấy sự di chuyển trong hầu hết thời gian với sụt giảm bồi lắng và chuyển sang sạt lở từ năm 2000 đến 2015.  Seg 2, kéo dài từ cuối SW của Seg 1 đến mũi của bán đảo Cà Mau, đã thụt lùi liên tục ở mức >20 m/năm.  Seg 3, một bờ biển phức tạp từ mũi Cà Mau đến cửa Sông Đốc, cho thấy nhiều biến đổi lớn liên quan đến sự sụt giảm từ từ trong mức bồi lắng ròng.  Seg 4, giữa Sông Đốc và Rạch giá, cho thấy bồi lắng ít nhất trong 2 đoạn cho đến đầu năm 1990 khi sạt lở bắt đầu xảy ra.  Ở đây, bờ biển của Seg 1 được chia thành Seg 1a và 1b ở cửa sông Bassac (Hình 1B).

 

Kết quả

Các lổ khoan, mô tả đầy đủ được trình bày trong Tin tức Bổ sung, xác định một mặt cắt qua đồng bằng (X-X’ trong Hình 1B).  Ba lổ cho thấy phù sa nền biển Pleistocene ở dưới đồng bằng hiện đại ở chiều sâu 17-34 m (Hình 2).  Một lổ (CM3) ghi được bồi lắng phù sa đước ở trên nền nầy trong lúc nước biển dâng sau băng hà khoảng 10 ka (10 ngàn năm trước đây).  Tất cả các lổ khoan khác là cát và bùn đồng bằng với vỏ của động vật thân mềm biển và những mức độ khác nhau của phù sa bồi lắng bị nhiễu loạn sinh vật.  Đáng chú ý, bề mặt mịn của phù sa do vận chuyển dọc theo bờ được tìm thấy trong lổ khoan ST3 cho thấy những thay đổi nhịp nhàng của cát mịn và rất mịn và bùn, cũng như trong các lổ khoan trôi xuống CM2-6 cho thấy bùn lớn lao xen vào giữa những lớp bùn thô và cát rất mịn mỏng.  Điều nầy phù hợp với sự tách rời trôi giạt được xác định dọc theo bờ biển và mặt trước của đồng bằng (Hình 1B).

Đo thời gian bằng radiocarbon và OSL [optically stimulated luminescence (dùng để đo tuổi của vật liệu cỗ)] cung cấp khuôn khổ theo thứ tự thời gian của sự kiện (Hình 1B và 2).  Lổ khoan ST3 có đặc tính của sự tích lũy liên tục từ 4,4 đến 1,4 ka.  Các lổ khoan CM2-6 trẻ hơn trong việc tiến ra biển và trôi giạt, phù hợp với sự di chuyển về phía tây nam của đồng bằng.  Các lổ khoan CM2 và CM4 đại diện cho sự tích lũy phù sa từ 4,5 đến 3,0 ka, một giai đoạn ban đầu của sự di chuyển của ĐBSCL, trong khi tất cả các lổ khoan ghi nhận ít tích lũy cho khoảng 2,3-1,4 ka.  Việc di chuyển nhanh chóng đoạn xảy ra sau 1,4 ka trong các lổ khoan CM2-6.  Phần trên của các lổ khoan CM2, 3, 5, và 6 thì trẻ hơn 0,6 ka, tiết lộ rằng bờ biển nằm ngay về phía đất liền của CM2 và CM5 ở 0,6 ka.  Những cồn cát bãi biển gần Sóc Trăng có tuổi từ 1,4-2,8 ka, đại diện cho sự di chuyển bờ biển cát trong khi bồi lắng ngoài biển xảy ra ở vị trí ST3 (Hình 1B).  Việc tiến ra biển của Sóc Trăng ngoài 20 km bãi bùn, một cụm cồn cát bãi biển khác có tuổi < 0,6 ka.  Hai nhóm cồn cát bãi biển cho thấy 2 giai đoạn của việc di chuyển bờ biển chậm ở 2,8-1,4 ka và sau 0,6 ka, giữa đó xảy ra việc di chuyển nhanh chóng ở 1,4-0,6 ka.  Tuổi OSL của phù sa giữa thủy triều trong bãi bùn giữa thành phố Cà Mau và Vị Thanh thay đổi từ 0,9 đến 2,7 ka và trở thành trôi giạt và tiến ra biển trẻ hơn, phù hợp với sự di chuyển của bờ biển.

Kết hợp những dữ kiện hiện có và mới nầy cho phép, lần đầu tiên, tái lập đường cùng thời gian và vị trí của bờ biển ở 0,6, 1,4, và 2,3 ka cùng với toàn thể bờ Biển Đông của ĐBSCL (Hình 3A).  Từ đó, chúng tôi tính mức bồi lắng cho Seg 1 và 2 (Hình 3B).  Mức bồi lắng tổng quát của Seg 1 phù hợp trong 2,3 ka vừa qua, thay đổi từ +2 đến +4 km2/năm (ngoại trừ 1973-77 và sau thập niên 1990s).  Ngược lại, Seg 2 cho thấy một gia tăng lớn lao trong bồi lắng sau 1,4 ka, cùng giai đoạn với sự gia tăng trong Seg 2 đã trải qua một sự bồi lắng đến + 4 km2/năm để hình thành toàn thể bán đảo Cà Mau.  Một phân tích bản đồ [15] cho thấy rằng trong thời gian từ 1885 đến 1940, khúc phía đông dài 60 km của Seg 2 chuyển sang sạt lở với mức độ mất bờ biển trung bình là -1,5 km2/năm.  Điều nầy đã tiến hóa thành sạt lở liên tục của toàn Seg 2 ở mức từ -2 đến -3 km2/năm [13].  Ngân sách tổng cộng của diện tích đồng bằng Segs 1 và 2 thì dương nhẹ từ thập niên 1970s đến thập niên 1990s trước khi việc di chuyển bờ biển giảm trong Seg 1 khiến cho đồng bằng bị thu hẹp ròng.  Hai kết quả quan trọng của việc trên thì phù hợp với sạt lở liên tục trong Seg 2 chịu trách nhiệm cho hầu hết bờ biển bị sạt lở về mặt diện tích, và rằng một mức tụt giảm của c. 6-7 km2/năm trong ngân sách phù sa đã xảy ra vào lúc nào đó trước thập niên 1970s tương đối với ngân sách trung bình cho 600 năm qua.

 


Hình 3 (A) Bờ biển trong quá khứ được tái lập của bờ Biển Đông của ĐBSCL ở 2,3, 1,4, và 0,6 ka dựa trên sự kết hợp tuổi radiocarbon của các lổ khoan và tuổi OSL của các cồn cát bãi biển và bùn giữa thủy triều.  ST: Sóc TBL: Bạc Liêu, CM: Cà Mau, TV: Trà Vinh, BT: Bến Tre, MT: Mỹ Tho.  Chiều hướng của thay đổi bờ biển gần đây được cho thấy.  Bản đồ được đơn giản hóa từ Hình 1B và được tạo nên bằng phần mềm Adobe Illustrator 2020. (B) Ước tính của thay đổi diện tích lâu dài cho khúc bờ biển được định nghĩa trong Hình 3A sau 2.300 năm trước cùng với mức ngắn hạn trong những thập niên gần đây [13,15].  Seg 2’ đại diện cho ½ phía đông của Seg 2 dài 60 km.  Múc độ được cho thấy ở AD 1913, 1953, 150, 1000 và 1700 đại diện cho các thời gian AD 1885-1940, AD 1940-1965, 1,4-2,3 ka, 0,6-1,4 ka, và sau 0,6 ka, theo thứ tự.  Vùng tô màu xám cho thấy thời gian khi hệ thống kinh đào được xây rộng rãi cho thủy nông ở ĐBSCL dưới thời triều Nguyễn và thuộc địa Pháp [41]. (C) Những thay đổi của diên tích canh tác, dân số, và tổng số chiều dài của kinh đào ở ĐBSCL trong 200 năm qua sau khi việc sưu tập dữ kiện hiện có [43].

Thảo luận

Bờ biển SW của ĐBSCL cạnh Biển Đông trải qua những thay đổi lớn lao với mức độ và lề lối của sự di chuyển trong 2,5 ka vừa qua, cuối cùng đạt đến chiều hướng sạt lở liên tục trong thế kỷ 20th.  Gia tăng trong nguồn cung cấp phù sa sau 1,4 ka đến Seg 1b và 2 có thể phản ánh một sự gia tăng trong lượng phù sa bùn tổng cộng và việc tăng cường việc vận chuyển dọc theo bờ biển.  Điều nầy cùng lúc với nguồn cung cấp phù sa được nâng cao đến các sông của Trung Hoa do thay đổi cách sử dụng đất ở Trung Hoa [31].  Những thay đổi cách sử dụng đất nầy có vẻ đã tăng tốc sự di chuyển của sông Hồng sau 1-2 ka [32], và điều nầy có lẽ cũng xảy ra trong lưu vực Mekong láng giềng (Hình 1A).  Sự tăng tốc rõ rệt của nguồn phù sa sau 0,6 ka cũng có thể được thuận lợi bởi dân số Trung Hoa di dân đến Yunnan (Vân Nam) liên hệ với nhà Minh được thiết lập vào cuối thế kỷ 14th.  Thay đổi khí hậu, như được biểu lộ gần đây [10], có thể chiếm một phần những thay đổi của lượng phù sa.  Những tài liệu đại diện ở Nam Trung Hoa [33] và Tibet (Tây Tạng) [34] cho thấy độ ẩm khu vực gia tăng sau 1,5-2 ka.  Thay đổi trong lề lối bồi lắng trong ĐBSCL ở 0,6 ka, từ di chuyển đồng nhất của Seg 1b và 2 đến di chuyển có chọn lọc của Seg 2, cho thấy phù sa bỏ qua Seg 1b.  Việc bỏ qua nầy có thể do tính dữ dội của gió mùa mùa đông thúc đẩy vận chuyển dọc theo bờ biển.  Tính dữ dội như thế được báo cáo vào khởi đầu của Little Ice Age ở Đông và Đông Nam Á [35].

Việc xây cất đập gần đây, khai hác cát sông và sụt giảm đước ở địa phương [36] không thể giải thích thỏa đáng cho sạt lở bờ biển phía đông của bán đảo Cà Mau và cho các đặc tính sạt lở liên hệ được xác định trong đồng bằng nằm dưới nước gần đó [30].  Dữ kiện của chúng tôi cho thấy rằng sụt giảm đáng kể trong nguồn cung cấp phù sa và bảo đảm sạt lở có lẽ bắt đầu từ 1885 đến 1940.  Chúng tôi ghi nhận rằng mức thụt lùi trung bình trong thời gian nầy có vẻ giống (c. 20 m/năm) với mức sau thập niên 1970s [15].  Ngược với mức thụt lùi của bờ biển cát hiện đại, chúng tôi đề nghị rằng nguyên nhân của sạt lở lần nầy là do sự cô lập phù sa trong đồng lụt do thay đổi lớn lao do con người gây ra ở đó.  Lưu lượng lũ và ngập lụt trong đồng lụt đã được điều chỉnh đáng kể bởi việc xây cất một hệ thống kinh đào và đê dày đặc [37-40].  Điều nầy được khuyến khích trong thời thuộc địa từ năm 1885 cho thủy vận và thủy nông nông nghiệp [41,42].  Hậ thống kinh đào đã giúp làm tăng lớn lao diện tích canh tác lúa ở đồng bằng đạt đến 24.000 km2 vào năm 1930 [43] (Hình 3C).  Nước lũ được khuyến khich qua hệ thống kinh đào để tràn vào đồng lúa để bồi lắng phù sa mầu mỡ [37,44].  Việc bồi lắng phù sa nầy, được gia tăng bởi phù sa bồi lắng trong các kinh, ngân chận và tích trữ phù sa bùn trong đồng lụt thay vì được vận chuyển đến bờ biển [40,41].  Mức bồi lắng phù sa trung bình ở đồng bằng 6,86 kg/m2 (6 mm/năm) được tính toán từ việc theo dõi tại chỗ một diện tích đồng bằng khoảng 115 km2 gồm có một hệ thống kinh đào dày đặc [39].  Nước thường ứ đọng trong những đồng lúa nầy khuyến khích bồ lắng hoàn toàn chất dinh dưỡng màu mỡ vì thế có ít phù sa đi xuống các địa phương ở hạ lưu [40], và, bằng suy luận, bờ biển.  Nếu mức độ nầy được áp dụng cho toàn thể diện tích trồng lúa vào năm 1930, điều nầy sẽ đưa đến một sự sụt giảm lớn lao trong nguồn cung cấp bùn cho bờ biển.  Mặc dù sự xuất hiện của hệ thống kinh đào ảnh hưởng đến nguồn cung cấp bùn cho bờ biển, phù sa ở đáy sông vận chuyển cát các nhánh sông ở đồng bằng vẫn không bị thay đổi.  Như là một kết quả, bờ biển cát tương ứng với Seg 1 tiếp tục di chuyển cho đến thập niên 1990s trong khi bờ biển bùn trong Seg 2 bị sạt lở nhanh chóng.  Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ngay cả Seg 1 cũng cho thấy nhiều dấu hiệu của sự di chuyển chậm lại từ năm 2013 [12].  Sau cùng, sự trì hoãn của bồi lắng lâu dài cũng có vẻ tạo điều kiện thuận lợi cho sạt lở bờ biển.  Sự di chuyển rất nhanh của bán đảo Cà Mau sau 0,6 ka nâng cao sự phơi bày với sóng và dòng nước theo bờ được thúc đẩy bởi gió mùa mùa đông, và điều nầy đưa đến tính dễ tổn thương gia tăng với sạt lở.  Sạt lở nầy [29] có thể tồi tệ thêm bởi sụt lún đất đáng chú ý liên quan đến việc khai thác nước ngầm gia tăng lớn lao sau thập niên 1990s [11] và bởi thay đổi đang diễn ra của mực nước biển.  Phạm vi của việc khai thác cát và hậu quả đào sâu các nhánh sông trong ĐBSCL [6] ảnh hưởng việc tái phân phối là một vấn đề khác cho công việc trong tương lai.  Đào sâu lòng lạch có thể có ảnh hưởng phản hồi đối với sự xâm nhập của nước mặn và việc tái phân phối của bùn ở phần trên cửa sông trong mùa khô có khả năng làm giảm số bùn được vận chuyển dọc theo bờ biển phía đông đến bán đảo Cà Mau [12].  Hệ quả của nghiên cứu của chúng tôi là ngay nếu nguồn cung cấp phù sa được phục hồi lại mức trước thập niên 1990s, điều nầy không đủ để ngăn chận thêm sạt lở thêm bờ biển bùn ở ĐBSCL.

Những phương pháp

Để kềm chế tài liệu bồi lắng đồng bằng lâu dài và những thay đổi bờ biển, chúng tôi thu thập 6 lổ khoan phù sa, 66 tuổi từ radiocarbon, và 13 và 7 tuổi OSL cho cồn cát bãi biển và phù sa bùn đồng bằng, theo thứ tự.  Các lổ khoan phù sa thu thập được ở vị trí ST3 và CM2-6 (Hình 1B, Bảng S1) chỉ có ½ và được mô tà để xác định hình dáng của phù sa và thu thập vỏ động vật thân mềm và các mảnh cây cối để định tuổi bằng radiocarbon.  Các mẫu phù sa để định tuổi bằng OSL được thu thập bằng lưỡi khoan tay ở độ sâu từ 0,87-2,05 m, ngoại trừ 1 mẫu được lấy ở độ sâu 2,6-2,65 m trong lổ khoan CM4.  Mức của các mẫu khoan tay tương ứng với phần trên của bãi biển đến mức cồn cát basal ở các vị trí cồn cát bãi biển và mức giữa thủy triều của bãi bùn, và vì thế được xem như đại diện cho bối lắng bờ biển.  Sụt lún cộng dồn của các vị trí lấy mẫu được mô phỏng là < 0,3 m [11] và vì vậy không đáng kể.  Chi tiết của việc phân tích định tuổi bằng radiocarbon và OSL được cung cấp trong tin tức bổ sung.  Tuổi OSL và điều chỉnh tuổi radiocarbon được trình bày tương đối với AD 2015.

Tin tức bổ sung

Tin tức bổ sung cho bài viết nầy có thể tìm thấy trên mạng ở https://doi.org/10.1038/s41598-020-64630-z.

 

Tài liệu tham khảo

1.         Syvitski, J. P. & Saito, Y. Morphodynamics of deltas under the infuence of humans. Glob. Planet. Change 57, 261–282 (2007).

2.         Giosan, L., Syvitski, J., Constantinescu, S. & Day, J. Climate change: protect the world’s deltas. Nature 516, 31–33 (2014).

3.         Best, J. Anthropogenic stresses on the world’s big rivers. Nat. Geosci. 12, 7–21 (2019).

4.         Walling, D. E. Te changing sediment load of the Mekong River. AMBIO 37, 150–158 (2008).

5.         Kummu, M., Lu, X. X., Wang, J. J. & Varis, O. Basin-wide sediment trapping efciency of emerging reservoirs along the Mekong. Geomorphology 119, 181–197 (2010).

6.         Brunier, G., Anthony, E. J., Goichot, M., Provansal, M. & Dussouillez, P. Recent morphological changes in the Mekong and Bassac river channels, Mekong delta: The marked impact of river-bed mining and implications for delta destabilisation. Geomorphology 224, 177–191 (2014).

7.         Bravard, J.-P., Goichot, M. & Galliot, S. Geography of sand and gravel mining in the Lower Mekong River. First survey and impact assessment. EchoGéo 26, 13659, https://doi.org/10.4000/echogeo.13659 (2013).  

8.         Jordan, C. et al. Sand mining in the Mekong Delta revisited - current scales of local sediment defcits. Sci. Rep. 9, 17823, https://doi.org/10.1038/s41598-019-53804-z (2019).

9.         Hackney, C. et al. River bank instability is induced by unsustainable sand mining in the lower Mekong River. Nat. Sustain. 3, 217–225, https://doi.org/10.1038/s41893-019-0455-3 (2020).

10.       Darby, S. E. et al. Fluvial sediment supply to a mega-delta reduced by shifing tropical-cyclone activity. Nature 539, 276–279 (2016).

11.       Minderhoud, P. S. J. et al. Impacts of 25 years of groundwater extraction on subsidence in the Mekong delta, Vietnam. Environ. Res. Lett. 12, 064006, https://doi.org/10.1088/1748-9326/aa7146 (2017).

12.       Anthony, E. J. et al. Linking rapid erosion of the Mekong River delta to human activities. Sci. Rep. 5, 14745, https://doi.org/10.1038/srep14745 (2015).

13.       Li, X., Liu, J. P., Saito, Y. & Nguyen, V. L. Recent evolution of the Mekong Delta and the impacts of dams. Earth-Sci. Rev. 175, 1–17 (2017).

14.       Besset, M., Anthony, E. J., Brunier, G. & Dussouillez, P. Shoreline change of the Mekong River delta along the southern part of the South China Sea coast using satellite image analysis (1973–2014). Géomorphologie: Relief, Processus, Environnement 22, 137–146 (2016).

15.       Nguyen, V.L., Ta, T.K.O., Tateishi, M. & Kobayashi, I. Coastal variation and saltwater intrusion on the coastal lowlands of the Mekong River Delta, Southern Vietnam. In: Land-Sea Link in Asia in Proceedings of an international workshop on sediment transport and storage in coastal sea-ocean system (ed. Saito, Y., Ikehara, K. & Katayama, H.) 212–217 (1999).

16.       Tamura, T. et al. Origin and evolution of interdistributary delta plains; insights from Mekong River delta. Geology 40, 303–306 (2012).

17.       Liu, J. P., DeMaster, D. J., Nittrouer, C. A., Eidam, E. F. & Nguyen, T. T. A seismic study of the Mekong subaqueous delta: Proximal versus distal sediment accumulation. Cont. Shelf Res. 147, 197–212 (2017).

18.       Zoccarato, C., Minderhoud, P. S. & Teatini, P. Te role of sedimentation and natural compaction in a prograding delta: insights from the mega Mekong delta, Vietnam. Sci. Rep. 8, 11437, https://doi.org/10.1038/s41598-018-29734-7 (2018).

19.       Tamura, T. et al. Initiation of the Mekong River delta at 8 ka: Evidence from the sedimentary succession in the Cambodian lowland. Quat. Sci. Rev. 28, 327–344 (2009).

20.       Tjallingii, R., Stattegger, K., Stocchi, P., Saito, Y. & Wetzel, A. Rapid fooding of the southern Vietnam shelf during the early to mid‐ Holocene. Jour. Quat. Sci. 29, 581–588 (2014).

21.       Ta, T. K. O., Nguyen, V. L., Tateishi, M., Kobayashi, I. & Saito, Y. Holocene delta evolution and depositional models of the Mekong River delta, southern Vietnam in River Deltas—Concepts, Models, and Examples (ed. Giosan, L. & Bhattacharya, J. P.) 453–466 (SEPM, 2005).

22.       Anthony, E. J. et al. Morphodynamics of an eroding beach and foredune in the Mekong River delta: implications for deltaic shoreline change. Cont. Shelf Res. 147, 155–164 (2017).

23.       Tamura, T. et al. Monsoon-infuenced variations in morphology and sediment of a mesotidal beach on the Mekong River delta coast. Geomorphology 116, 11–23 (2010).

24.       Nowacki, D. J., Ogston, A. S., Nittrouer, C. A., Fricke, A. T. & Van, P. D. T. Sediment dynamics in the lower M ekong R iver: Transition from tidal river to estuary. Jour. Geophys. Res. Oceans 120, 6363–6383 (2015).

25.       Gugliotta, M. et al. Process regime, salinity, morphological, and sedimentary trends along the fuvial to marine transition zone of the mixed-energy Mekong river Delta, Vietnam. Cont. Shelf Res. 147, 7–26 (2017).

26.       McLachlan, R. L., Ogston, A. S. & Allison, M. A. Implications of tidally-varying bed stress and intermittent estuarine stratifcation on fne-sediment dynamics through the Mekong’s tidal river to estuarine reach. Cont. Shelf Res. 147, 27–37 (2017).

27.       Xue, Z., Liu, J. P., DeMaster, D., Van Nguyen, L. & Ta, T. K. O. Late Holocene evolution of the Mekong subaqueous delta, southern Vietnam. Mar. Geol. 269, 46–60 (2010).

28.       Xue, Z., He, R., Liu, J. P. & Warner, J. C. Modeling transport and deposition of the Mekong River sediment. Cont. Shelf Res. 37, 66–78 (2012).

29.       Marchesiello, P. et al. Erosion of the coastal Mekong delta: assessing natural against man induced processes. Cont. Shelf Res. 181, 72–89 (2019).

30.       Unverricht, D. et al. Modern sedimentation and morphology of the subaqueous Mekong Delta, Southern Vietnam. Glob. Planet. Change 110, 223–235 (2013).

31.       Wang, H. et al. Recent changes of sediment fux to the western Pacifc Ocean from major rivers in East and Southeast Asia. Earth-Sci. Rev. 108, 80–100 (2011).

32.       Tanabe, S. et al. Holocene evolution of the Song Hong (Red River) delta system, northern Vietnam. Sed. Geol. 187, 29–61 (2006).

33.       Dykoski, C. A. et al. A high-resolution, absolute-dated Holocene and deglacial Asian monsoon record from Dongge Cave, China. Earth Planet. Sci. Lett. 233, 71–86 (2005).

34.       Bird, B. W. et al. Late-Holocene Indian summer monsoon variability revealed from a 3300-year-long lake sediment record from Nir’pa Co, southeastern Tibet. The Holocene 27, 541–552 (2017).

35.       Tamura, T. et al. Luminescence dating of beach ridges for characterizing multi-decadal to centennial deltaic shoreline changes during Late Holocene, Mekong River delta. Mar. Geol. 326, 140–153 (2012).

36.       Besset, M. et al. Mangroves and shoreline erosion in the Mekong River delta, Viet Nam. Estuar. Coast. Shelf Sci. 226, 106263, https://doi.org/10.1016/j.ecss.2019.106263 (2019).

37.       Hung, N. N. et al. Floodplain hydrology of the Mekong Delta Vietnam. Hydrol. Process. 26, 674–686 (2011).

38.       Hung, N. N. et al. Sedimentation in the foodplains of the Mekong Delta, Vietnam. Part I: suspended sediment dynamics. Hydrol. Process. 28, 3132–3144 (2013).

39.       Hung, N. N. et al. Sedimentation in the foodplains of the Mekong Delta, Vietnam. Part II: deposition and erosion. Hydrol. Process. 28, 3145–3160 (2013).

40.       Kuenzer, C. et al. Flood mapping and food dynamics of the Mekong delta: ENVISAT-ASAR-WSM based time series analyses. Remote Sens. 5, 687–715 (2013).

41.       Biggs, D. Canals in the Mekong Delta: a historical overview from 200 C.E. to the present. Water Encyclopedia 4, 748–752 (2005).

42.       SIWRP. The project for Climate Change Adaptation for Sustainable Agriculture and Rural Development in the Coastal Mekong Delta in Vietnam – Final Report (Japan International Cooperation Agency, 2013).

43.       Nguyen, H. H., Dargusch, P., Moss, P. & Tran, D. B. A review of the drivers of 200 years of wetland degradation in the Mekong Delta of Vietnam. Reg. Environ. Change 16, 2303–2315 (2016).

44.       Tran, D. D. & Weger, J. Barriers to implementing irrigation and drainage policies in an Giang Province, Mekong Delta, Vietnam. Irrigation and Drainage 67, 81–95 (2018).

45.       Nguyen, V. L., Ta, T. K. O. & Tateishi, M. Late Holocene depositional environments and coastal evolution of the Mekong River Delta, southern Vietnam. Jour. Asian Earth Sci. 18, 427–439 (2000).

NHỮNG SÔNG QUAN TRỌNG CỦA Á CHÂU BẮT NGUỒN TỪ CAO NGUYÊN TÂY TẠNG: NHỮNG ĐIỀU CĂN BẢN

(Major Asian Rivers of the Plateau of Tibet: The Basics)

Stewart Gordon – Bình Yên Đông lược dịch

Environmental Challenges and Asia – Winter 2010

 

Sông Brahmaputra trên cao nguyên Tây Tạng. [Ảnh: Imagechina]

 

Trong những thời kỳ địa chất tương đối gần đây, dưới 40 triệu năm trước, tiểu lục địa Ấn Độ đụng vào vĩ thạch quyển (tectonic plate) Eurasia.  Khi vĩ thạch quyển Nam Á Châu di chuyển bên dưới vĩ thạch quyển Eurasia, nó nâng Himalayas và cao nguyên Tây Tạng lên, và gập thành những dãy núi ở phía đông của cao nguyên Tây Tạng.  Vĩ thạch quyển Ấn Độ vẫn còn hội tụ với vĩ thách quyển Eurasia với vận tốc hàng năm trên ¾ inches một chút, làm biến dạng và nâng cao dãy Himalayas.  Mức độ nầy nhanh hơn sự tăng trưởng của móng tay.

Cao nguyên Tây Tạng và những dãy núi chung quanh rất hiếm được xem như một vùng sinh thái vì các nghiên cứu, nhất là các nghiên cứu về sông, thường dành riêng cho quốc gia [1].  Là một vùng sinh thái, chướng ngại lớn lao của Himalayas và những dãy núi nới rộng và phía đông chia khu vực thành 2 phần sinh thái.  Triền phía nam nhận mưa trên triền núi thấp hơn và tuyết trên đỉnh núi.  Mưa và tuyết nầy tao nên các sông chảy về phía đông, nam, và tây của dãy núi.  Tuy nhiên, Himalayas cũng hình thành một chướng ngại lớn lao cho mây chứa đầy độ ẩm.  Phía bắc của Himalayas là bóng mưa kéo dài từ Tây Tạng qua sa mạc Takla Makan và Gobi.  Trên 1 ngàn năm, bóng mưa càng ngày càng trở nên khô hơn.

Mười hai con sông quan trọng bắt nguồn từ cao nguyên được nâng cao nầy.  Chúng cung cấp nước ngọt cho khoảng gần ½ dân số hiện nay.  Bắt đầu ở Trung Hoa và đi theo chiều kim đồng hồ chung quanh Á Châu, những con sông nầy gồm có Yellow (Hoàng), Yangtze (Dương Tử), Red (Hồng), Mekong, Salween, Irrawaddy, Brahmaputra, Ganges, Helmand, Amu Darya và Sir Darya.  Mười con sông dài hơn 1.000 miles (1.600 km).

Yangtze – 3.965 miles

Yellow – 3.395 miles

Mekong – 2.750 miles

Indus – 1.975 miles

Syr Darya – 1.913 miles

Salween – 1.901 miles

Brahmaputra – 1.765 miles

Amu Darya – 1.630 miles

Ganges – 1.560 miles

Irrawaddy – 1.335 miles

Một vài con sông có diện tích lưu vực lớn nhất trên trái đất.

Ganges và Brahmaputra – 668.000 square miles

Yangtze – 454.000 square miles

Yellow – 378.000 square miles

Indus – 371.000 square miles

Mekong – 313.000 squre miles [2]

Sinh thái căn bản của những sông nầy được cai quản bởi nhịp mưa mùa hàng năm.  Gió thổi ra biển thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 5 thường đem lại thời tiết khô khan [3].  Gió từ biển thổi vào từ tháng 6 đến tháng 10 mang mây có nhiều độ ẩm và mưa.  Lề lối nầy rõ rệt trên khắp toàn thể chu vi phía nam của lục địa Á Châu – từ bờ biển phía tây Ấn Độ (chung quanh Maynmar), Malaysia và Việt Nam, và bờ biển Trung Hoa, đến Triều Tiên.  Mưa mùa trước hết rơi xuống những khúc sông ở hạ lưu sông, rồi mưa di chuyển vào đất liền và đi lên cao nguyên.  Khi không khí đầy độ ẩm dâng lên, trước hết độ ẩm rơi ở chân núi và đến từng dãy núi liên tiếp, như mưa hay tuyết.




Bản đồ được thực hiện bởi Willa Davis bằng cách dùng Mountain High Maps Continental Edition [Nguồn 1995 Digital Wisdom]

 

Ảnh hưởng của gió mùa giảm mạnh cho những sông bắt nguốn từ phía tây của cao nguyên Tây Tạng.  Đơn giản vì còn ít độ ẩm trong gió mùa còn lại vào lúc mây trút mưa trên khắp tiểu lục địa Ấn Độ.  Khi ra khỏi vùng tuyết bị nén ở trên núi, Syr Darya và Amu Darya nhận thêm một ít mưa; vùng hạ lưu nhận được dưới 4 inches nước mưa mỗi năm.  Indus nhận được thêm một số nước từ chân núi Himalayas, nhận được khoảng 8 inches nước mưa trong mùa gió mùa, nhưng ở xa hơn về phía hạ lưu đồng bằng Pakistan trên căn bản là khô, chỉ nhận được khoảng 4 inches nước mưa mỗi năm.

Đi về phía đông, sông Ganges nhận được nước đáng kể ở hạ lưu trong mùa mưa, trong khi đồng bằng thấp hơn của Ganges nhận trên 200 inches nước mưa trong mùa mưa, và dòng chảy của sông gia tăng gần 5 lần [4].  Những sông ở lục địa Đông Nam Á (ĐNA) và Trung Hoa nhận từ 60 đến 80 inches nước mưa ở hạ lưu, cộng thêm một cách dáng kể vào dòng chảy của những sông nầy.  Cường độ của mưa trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, lũ lụt trong mùa mưa và nước thấp trong phần còn lại của năm. (Những sông ở về phía tây, với sự đóng góp ít của mưa, có dòng chảy đều đặn hơn).  Yangtze, Yellow, và Brahmaputra thuộc 9 con sông ở về phía đông và có mùa nước thấp truyền thống làm lộ ra những tảng đá ở đáy sông theo sau bởi lũ lụt hay gần lũ lụt.

Tất cả những sông nầy mang theo bùn, phần lớn được lấy trong những khúc sông ở trung lưu, thường từ bờ sông, nơi nước chảy tương đối nhanh.  Sau đó, bùn được lồi lắng trong hạ lưu vực của sông; 50% bùn đi đến biển để hình thành các đồng bằng.  Nói chung, những sông rời khỏi cao nguyên Tây Tạng mang theo những số lượng bùn rất lớn.  Khoảng 70% của tất cả bùn được sông mang ra biển là do các sông ở Á Châu [5].  Lượng bùn nặng nhất trên trái đất được mang bởi sông Yellow.  Trong hàng triệu năm, nó đã thu hoạch bùn trong khi cắt qua một cánh đồng rộng lớn được tạo thành bởi đất hạt mịn do gió mang đi.  Sông bồi lắng hầu hết số bùn nầy trong khúc sông chảy chậm dài 435 miles, mỗi mile giảm trên 2 feet một chút.

Địa dư văn hóa

Vòng cung rộng lớn từ Bengal vòng qua lục địa ĐNA và những cánh đồng ở phía nam Trung Hoa là tâm điểm của lúa trong hàng ngàn năm.  Lúa đòi hởi thủy nông thường xuyên, và kiểm soát nước càng nhiều thì năng suất càng cao [6].  Những can thiệp của con người đối với lúa là ruộng bậc thang và làm ngập ruộng lúa, bằng cách dùng nước của các sông.  Nhiều đế quốc phức tạp và thành công nhất ở Á Châu đã dựa trên năng suất của việc thâm canh lúa.  Những đế quốc nầy gồm có Angkor ở Cambodia, Ayuthia ở Thái Lan, nhiều triều đại ở Trung Hoa, và Đế quốc Gupta ở Ấn Độ.  Trong thế kỷ vừa qua, thủy nông từ các sông bắt nguồn ở cao nguyên Tây Tạng đã được bành trướng lớn lao.  Dọc theo sông Yellow, đất được dẫn tưới nhiều gấp 20 lần vào cưới Thế Chiến II.  Có những phát triển thủy nông quan trọng trong các đồng bằng của Ganges, Mekong, Yangtze, Irrawaddy và Brahmaputra.  Những vùng nầy đã trở thành một số vùng có mật độ con người cao nhất trên thế giới [7].

Từ lâu, đã có những khác biệt sắc tộc rõ rệt trong những phần khác nhau của sông.  Các nền kinh tế miền núi ở vùng nguồn tập trung vào chăn nuôi di chuyển hay thu nhặt.  Người dân đã nói (và vẫn còn nói) một ngôn ngữ khác với người dân sống trong các vùng khác của sông.  Cuộc sống của những người sống trong vùng trung lưu thường trộn lẫn chăn nuôi với nông nghiệp, kể cả canh tác ruộng bậc thang.  Những người nầy thường đốn cây để lấy củi và mở đất mới cho nông nghiệp.  Phá rừng đại qui mô thường xảy ra ở vùng trung lưu của một số sông, và phá rừng được đặc biệt chú ý trong Brahmaputra, Ganges, và cả Yangtze và Yellow.  Người dân ở vùng trung lưu của sông thường nói một ngôn ngữ khác với người dân sống ở đồng bằng gần vùng hạ lưu của sông.

Các sông ở Á Châu bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng có những ý nghĩa văn hóa phức tạp cho các nhóm sắc tộc khác nhau dọc theo chiều dài của chúng.  Ở Ấn Độ, thí dụ, câu chuyện giáng trần của Ganges từ cõi trời được kể lại và miêu tả sống động trong thuật điêu khắc của Hindu.  Nhiều nhóm sắc tộc sống dọc theo những sông nầy đã xem họ bị hy sinh trong nhiều thế kỷ, nếu không phải ngàn năm.  Trong suốt nhiều thế kỷ, thần thánh cũng như người trần thế đã tắm trong Ganges.  Ở Trung Hoa, người dân sống ở hạ lưu Ganges đã làm lễ để làm nguôi giận con rồng, đó là sông Yangtze.

“Kiểm soát” một vài con sông nầy – Yelllow, Yangtze, Mekong, và Irrawaddy – đã đòi hỏi nỗ lực lớn lao của con người trong hàng trăm hay hàng ngàn năm.  Trên những cánh đồng ở Trung Hoa, thí dụ, tiến trình tự nhiên là để đáy sông nâng lên từ từ khi bùn lắng xuống đáy trong lúc dòng chảy qua đồng bằng của sông thấp.  Để giữ cho sông không gây ngập lụt cho những cách đồng nông nghiệp ở chung quanh đòi hỏi việc duy trì liên tục các đê, tạo nên những lòng lạch để gia tăng dòng chảy, vét đáy để tăng chiều sâu, và giữ nước trong các hồ và biền.  Trên sông Yellow, đã có 1.750 trận lũ lụt thảm khốc do đê sông bị vỡ giữa 650 BCE và 1950 CE [8].  Chánh phủ Trung Hoa hiện nay đã xây nhiều đập nhỏ ở thượng lưu và đã quản lý để cắt ½ số bùn bồi lắng của sông Yellow, nhưng đáy sông hiện nay ở hạ lưu vẫn còn cao hơn mặt đất chung quanh gần 10 feet.

Từ lúc ban đầu, một số trong các sông nầy đã có, và vẫn còn có, những đòi hỏi nước cạnh tranh.  Nước cho các thành phố cạnh tranh với nước cho nông nghiệp.  Thủy vận trên sông đòi hỏi nước cao, cạnh tranh với việc lấy nước cho thủy nông.  Ở Trung Hoa, thí dụ, chánh phủ cần nước cao để đi qua sông Yangtze và Yellow để vận chuyển lúa từ miền nam đến miền bắc nghèo thực phẩm.  Nông dân cần lấy nước cho thủy nông và hưởng chất dinh dưỡng của bùn sông.  Năm trong số 12 con sông chảy qua nhiều quốc gia.  Sông Mekong bắt đầu ở miền tây Trung Hoa, tạo thành biên giới Cambodia [Lào]-Thái Lan và xuyên qua Lào [Cambodia] và Việt nam.  Ưu tiên quốc gia thường cạnh tranh và xung đột.  Thủy nông trong thung lũng Fargana của Kirgistan làm giảm lưu lượng của Sir Drarya vào Kazakhstan và biển Aral [9].  Bên trong Trung Hoa, những dự án thủy nông gần đây để cung cấp nước cho thủ phủ của bang Ningxia và Inner Mongolia đã làm giảm dòng chảy đến hạ lưu sông Yellow [10].

Nhiều quốc gia đã xây đập trên các khúc sông ở thượng nguồn của những sông nầy như một giải pháp đối với mưa định kỳ hàng năm, hạn hán bất thường, và để sản xuất thủy điện.  Một vài đập nầy đã gây chống đối chánh trị nghiêm trọng, nhất là của các nhóm sắc tộc ở phía trên sông mà họ chỉ thấy dời cư và sự hủy hoại cuộc sống của họ và không được hưởng lợi từ thủy điện hay nước được trữ lại.  Khi các đập đươc xây và kinh nghiệm với chúng gia tăng, nhiều vấn đề xuất hiện [11].  Bùn lấp đầy vùng lưu vực ở phía sau đập và khiến cho nó ít hữu hiệu hơn nhiều cho việc sản xuất điện hay dự trữ nước.  Thủy điện được sản xuất ở các địa diểm núi non cách xa nơi có nhu cầu thường là các thành phố ở đồng bằng hay ven bờ biển.

 

Xây cất nhà máy thủy điện Jinghong (Cảnh Hồng) trên sông Lancang (sông Mekong trong tỉnh Yunnan, Trung Hoa). [Ảnh: Imagechina]

 

Kết luận

Trong những cách nào, thì, nó hữu ích để xem những sông từ cao nguyên Tây Tạng như một đơn vị duy nhất để giảng dạy?  Trước hết, viễn cảnh nầy thay đổi chú trọng của chúng ta ra ngoài biên giới quốc gia hay ngay cả nền văn minh (“Trung Hoa”, “Ấn Độ”) đến lưu vực lớn hơn, và những vùng chảy bò qua biên giới chánh trị, vùng sinh thái, vùng sắc tộc, và biên giới ngôn ngữ.  Loại phân tích nầy cho thấy sự lệ thuộc mật thiết của tất cả những ai sống hay có cuộc sống dựa vào nguồn nước của sông.  Thứ hai, chú trọng đến nhóm sông nầy cho phép so sánh địa dư và tổ chức giữa nhửng cách mà nguồn nước đã được sử dụng cho việc phát triển các nền văn minh phức tạp.  Từ viễn cảnh nầy, nó trở nên thích hợp để so sánh Indus với Angkor.  Thứ ba, có một bộ vấn đề phổ biến để quản lý những sông nầy – lắng bùn, nước thấp, nước cao do nước mưa mùa, lưu vực, hạ lưu sông thuộc về các thực thể chánh trị khác, và nhu cầu cạnh tranh của thủy nông, kỹ nghệ và thành phố.  Cuối cùng, tất cả những sông nầy bị đe dọa nghiêm trọng bởi hâm nóng toàn cầu với hậu quả của nó là làm giảm các băng hà và tuyết bị nén lại để nuôi những con sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng.

Ghi chú giảng dạy và thư mục

Có những bài tường thuật thám hiểm của từng con sông, thường được soạn bởi việc vẽ bản đồ thời thuộc địa hay thám hiểm quân sự.  Trong thời của chúng ta, vì những sông nầy rất quan trọng đối với nền kinh tế của tất cả các quốc gia chúng chảy qua, có hàng ngàn bài viết khoa học và phúc trình về dòng chảy, tích lũy bùn, thực vật dọc theo bờ sông, động vật, và những cứu xét chánh sách về đập, thủy nông, và việc sử dụng nước.  Có hàng trăm bài viết về pháp luật về các hiệp ước giữa các quốc gia Á Châu chia sẻ những sông đó.

Để giới thiệu việc giảng dạy về phần đông các sông lớn ở Á Châu, không có gì tốt hơn Google Earth.  Sinh viên có thể dò theo các sông và xem địa thế chúng đi qua và ảnh hưởng.  Nhiều nơi dọc theo sông được kèm theo hình ảnh của những địa điểm đặc biệt.  Điều ngạc nhiên đặc biệt là sự xuất hiện đầu tiên của ruộng bậc thang có thể so sánh với các sông khác.  Đập và hồ chứa nước của chúng rõ ràng.  Thủy nông cũng được thấy.  Phá rừng rất rõ trong những hình nầy, cũng như đường sá.

Ngược với đường lối “cao nguyên Tây Tạng” thống nhất của bài nầy đối với các sông ở Á Châu với đường lối trong Asia for Education của Đại học Columbia (http://afe.easia.columbia.edu/geography/element_b/eb5.html) và dựa án Annenberg về giảng dạy địa dư (http://www.learner.org/resources/series180.html), cả 2 dùng biên giới quốc gia trong việc phân ranh giới của khu vực địa dư.

Nhiều trong số những sông nầy cũng xuất hiện trong nhiều quyển sách phổ biến, thường được mô tả phong phú.  Thí dụ, xem The Mekong: A River and Its People của John Hoskin (Bangkok: Post Publishing, Co. Ltd., 1992).

Các sử gia bị bẻ cong sinh thái thỉnh thoảng cứu xét toàn thể sông nhưng thường xuyên hơn một phần của sông hay nhóm sắc tộc sinh sống dọc theo sông.  Thông thường là các bài viết được sưu tập trong Constance M. Wilson (ed.).  The Middle Mekong River Basin: Studies in Tai History and Culture (DeKalb, IL: Center for Southeast Asian Studies.  Northern Illinois University, 2009).

Những con sông nầy cũng làm say mê những người viết không khoa học đã viết rất nhiều sách để thảo luận những cách mà sông cung cấp cấu trúc cho xã hội.  Nhắc lại kịch vui Slowly own the Ganges (1966) của Eric Newby.  Yangtze, thí dụ, đã khích lệ văn chương trong nhiều thế kỷ, những mẩu chuyện ngắn được sưu tập trong Yangtze River: The Wildest, Wickedest River on Earth của Madeline Lynn (Oxford University Press: Hong Kong, 1977).

Chú thích

1.         This is one of the few articles to treat transnational aspects of rivers over a broad swath of the Himalayas and Plateau of Tibet. It does not, however, include the rivers of China. Jayanta Bandyopadhyay and Dipak Gyawali, “Himalayan Water Resources: Ecological and Political Aspects of Management”, Mountain Research and Development 14, no.1 (February 1994): 1–24.

2.         All of the essentials of the rivers that originate on the Plateau of Tibet are taken from The Times Atlas of the World (London: John Bartholomew & Sons Ltd. Seventh edition, 1988), x1v, xv. A lovely large map of Asia that shows all of the rivers is found on xxxvi and xxxvii.

3.         The monsoon is a seasonal reversal of winds caused by the difference in atmospheric pressure from the differential heating of land and ocean. In winter, high-pressure cells develop over continental Asia producing sinking air that results in an offshore monsoon. The winter monsoon produces little precipitation. In summer, the heating of the Asian continent results in rising air and, therefore, lower pressure. The moist maritime onshore winds bring extensive precipitation to certain areas during summer.

4.         Bandyopadhyay and Gyawali, 3.

5.         See John H. Millmanand and Robert H. Meade, “Worldwide Delivery of River Sediments to the Ocean,” Journal of Geology, 91, no.1 (February 1983): 1–21.

6.         Te-Tzu Chang and A. H. Bunting, “The Rice Cultures,” Philosophical Transactions of the Royal Society of London. Series B, Biological Sciences, 275, no. 936, The Early History of Agriculture (July 27, 1976): 143–157.

7.         Using irrigation from the Indus, the Punjab has become one of India’s largest food producing areas based on high-yield wheat.

8.         Mei Chengrui and Harold E. Dregne, “Review Article: Silt and the Future Development of China’s Yellow River,” The Geographical Journal, 167, no. 1 (March 2001): 15.

9.         Fergana, which is watered by the Amu Darya, has been fought over for centuries. See, for example, a description of it in the memoirs of Babur, a descendant of Ghengis Khan who inherited the valley and lost it to Uzbegs in the 1490s CE. Babur, Babur-Nama (Memoirs of Babur), trans. Annette Sussanah Beveridge (New Delhi: Low Price Publications, 1989, reprinted edition), 1–12.

10.       Mei Chengrui and Harold E. Dregne, 10.

11.       Zeb Hogan, “Tonle Sap: The Flowing Heart of Cambodia,” NPR, December 6, 2005, http://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=5039980; “China Rejects Mekong River Dam Criticism,” BBC News, April 5, 2010, http://news.bbc.co.uk/2/hi/8603112.stm; Nirmal Ghosh, “Mekong River Talks: Dams Be Damned,” from Asia News Network, The Straits Times, April 4, 2010, http://www.asianewsnet.net/climate/detail.php?id=109&sec=11.

 

LIÊN KẾT SẠT LỞ NHANH CHÓNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

(Linking Rapid Erosion of the Mekong River Delta tu Human Activities)

Edward J. Anthony, Suillaume Brunier, Manon Besset, Marc Goichot, Philippe Dussouillez and Van Lap Nguyen – Bình Yên Đông lược dịch

Scientific Reports – October 2015

 

Sạt lở bờ sông ở Đồng bằng sông Cửu Long. [Ảnh: VNExplorer]

 

Những đồng bằng sông chủ yếu dựa vào các nguồn cung cấp phù sa được giữ vững để duy trì vị trí của bờ biển đồng bằng và để cân bằng sụt lún.  Vì chúng bị đói phù sa ngày càng tăng vì phù sa bị ngăn chận ở phía sau đập có hồ chứa nước, nhiều đồng bằng sông trên thế giới trở nên dễ tổn thương với sụt lún và sạt lở tăng tốc, mất đi những vùng đất lớn và phơi bày nhiều hơn với ngập lụt và mực nước biển dâng [1,2].  Tính dễ tổn thương gia tăng nầy có những hậu quả chánh trị, kinh tế và môi trường đáng kể cho nhiều đồng bằng trên thế giới, và kêu gọi nhiều nỗ lực phối hợp quốc tế mạnh mẽ về mặt nghiên cứu và chánh sách để tiến đến duy trì hay phục hồi tính khả chấp của đồng bằng [3,4].  Những lo ngại nầy được thể hiện, thí dụ, trong việc phê chuẩn sáng kiến ‘Đồng bằng Khả chấp 2015’ của Hội đồng Khoa học Quốc tế (ICSU).

Gần một thế hệ sau các đồng bằng sông ở Á Châu khác, bị làm cho dễ tổn thương với sạt lở, mực nước biển dâng và ngập lụt bởi việc xây đập trong thập niên 1970s và 1980s [5], Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nay đối mặt với thách thức quan trọng của tính khả chấp.  Lưu vực sông Mekong (Hình 1) rộng thứ 12th trên thế giới và tháo nước trong 6 quốc gia.  Rất quan trọng đối với an ninh lương thực của Đông Nam Á (ĐNA), nó cung cấp 50% thực phẩm của Việt Nam [8].  Đáng kể hơn, nó chiếm 90% sản lượng lúa của Việt Nam và làm cho Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo đứng thứ 2nd trên thế giới, và 60% hải sản, cả hai với trị giá xuất cảng vài tỉ USD.  Hơn nữa, đồng bằng là một vùng rất hoạt động cho nông nghiệp tổng quát và nuôi thú vật [8].  Đồng bằng cũng là nơi kết thúc của dòng sông có đa dang sinh học cá tập trung nhiều nhất cho mỗi đơn vị diện tích của bất cứ lưu vực sông lớn nào trên thế giới.  Nó chỉ đứng sau Amazon về đa dạng sinh học tổng quát [9].

 


Hình 1 Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam (ĐBSCL), đồng bằng rộng thứ 3rd trên thế giới. (a) đồng bằng bao trùm 1 diện tích khoảng 60.000 km2 và có một hệ thong kinh và đê dày đặc, một số được thấy ở đây.  Bản đồ được vẽ từ bản đồ gốc của National Geographic và Esri (Nguồn: http://goto.arcgisonline.com/maps/NatGeo_World_Map).  Mặt chiếu của bản đồ trong tọa độ UTM 48 N với mặt chuẩn WGS 84.  Hệ thống thủy học và chiều sâu được lấy từ [59].  Kinh dào được lấy từ NatGeo_World_Map trong ESRI ArcGIS 10.2 Desktop. (b) Bản đồ với địa thế, được lấy từ [59], cho thấy 5 trong 6 quốc gia lưu vực sông Mekong và các đập hiện hữu và dự trù.  Biên giới quốc gia được vẽ từ bộ dữ kiện World Countries cho thấy các biên giới hiện nay trong tháng 12 năm 2013 (Nguồn: Esri, DeLorme Publishing Company, CIA World Factbook).  Đập được vẽ từ dữ kiện trong [10,11,14,18].

Những ưu thế quan trọng nầy càng ngày càng bị đe dọa bởi một số động cơ nhanh chóng của việc phát triển đáng chú ý của các đập có khả năng lớn được dự trù [10] (Hình 1b) làm cho ĐBSCL là một thí dụ tiêu biểu của một điểm nóng kinh tế, xã hội, chánh trị và môi trường.  Phạm vi trong đó các đập thủy điện được dự đoán sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia hạ lưu vực Mekong đã được quần chúng chú ý, nhất là sau khi khởi đầu, trong tháng 12 năm 2012, việc xây cất đập Xayaburi (khả năng chứa nước: 1,3 km3) ở Lao PDR, giữa những lo ngại và chống đối quốc tế từ chánh phủ Việt Nam, và từ nhiều nhóm khoa học gia và môi trường [11,12].  Vấn đề đập thủy điện đã được thảo luận rốt ráo trong một số nghiên cứu về ảnh hưởng tiềm tàng đối với xã hội, chánh trị và sinh thái của nó [13-16], và vấn đềquan trọng của việc ngăn chận phù sa và hậu quả của nó đối với sự ổn định hình thái trong tương lai của đồng bằng [17-22].  Ngoài vấn đê được dự đoán từ đập thủy điện, việc khai thác cát sỏi qui mô lớn ở đáy sông trong dòng chánh sông Mekong và các nhánh trong đồng bằng đông dân ở Cambodia và Việt Nam (Hình 1b) đã gia tăng đều đặn từ năm 2000, được khuyến khích bởi các áp lực phát triển [21,24].  Ảnh hưởng tai hại của hoạt động nầy đối với môi trường [23] có khuynh hướng nhận được ít chú ý hơn ảnh hưởng của các đập thủy điện.

Hậu quả của lo ngại nầy đối với ảnh hưởng của đập, và, đến phạm vi nhỏ hơn, của việc khai thác đáy sông, đối với nguồn phù sa sông và đối với sự ổn định trong tương lai của ĐBSCL, sạt lở bờ biển ở đồng bằng đã trở nên một vấn đề quan trọng đặc biệt, được nhấn mạnh trong nhiều nghiên cứu học thuật gần đây [25-30] và trong vô số bài báo [31].  Được thấy từ những phân tích các bản đồ và hình ảnh vệ tinh Landsat bao trùm thời gian 1950-2014 rằng sạt lở đồng bằng đã gia tăng không ngừng, nhất là dọc theo bờ biển bùn ở Biển Đông, nơi phần cửa của các nhánh sông ở đồng bằng cho thấy chiều hướng dao động được cho là do biến chuyển của mức độ lưu lượng lũ và liên quan đến nguồn phù sa [29].  Cùng với sụt lún, cho thấy đã tăng tốc bởi việc khai thác nước ngầm lớn lao trong đồng bằng đông dân nầy [32], sạt lở bờ biển làm tồi tệ thêm tính dễ tổn thương của đồng bằng.  Nó đe dọa an toàn và cuộc sống của nông dân và ngư dân đủ sống [33], và được thấy bởi việc tái định cư của trên 1.200 gia đình trong các vùng định cư dọc theo bờ biển bị ảnh hưởng của sạt lở nghiêm trọng trong năm 2014 [31], và việc cậy đến phổ biến quân đội Việt Nam trong việc thiết lập các hàng rào bảo vệ bờ biển vội vàng dọc theo những phần bị sạt lở của đồng bằng ở Biển Đông.

 

Tính dễ tổn thương của ĐBSCL vì thế liên quan đến sự kết hợp của nhiều vấn đề nóng khác nhau thu hút sự chúy ý khoa học và chánh trị quốc tế, được chống đỡ bởi những căng thẳng gây ra bởi những dự án thủy điện lớn được dự trù [11,12,14], và những đe dọa mà những dự án như thế gây ra cho tính khả chấp của các đồng bằng sông trên thế giới [3,4].  Ở đây, chúng tôi chú trọng đến vấn đề quan trọng của sạt lở ở ĐBSCL.  Trước hết, chúng tôi phân tích hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao gần đây kéo dài gần 1 thập niên để cung cấp một hình ảnh chính xác của tình trạng sức khỏe của bờ biển ở đồng bằng.  Đoạn, chúng tôi thăm dò những liên kết cơ học trực tiếp và gián tiếp giữa sạt lở đồng bằng và ảnh hưởng của một số hoạt động của con người và những ảnh hưởng được nêu ở trên, đáng chú ý là sự sụt giảm nguồn phù sa.  Qui mô và chiều rộng của những hoạt động nầy trong lưu vực Mekong và đồng bằng, được kết hợp bởi những ảnh hưởng được xác định ít rõ hơn của thay đổi khí hậu [7,34,35], dàn xếp sạt lở bờ biển của đồng bằng trong nhiều cách phức tạp cần được giải thích rõ ràng.  Định lượng qui mô và mức độ của sạt lở bờ biển, và ấn định bao nhiệu mức sạt lở như thế được nối kết cơ học với các hoạt động của con người, là những bước quan trọng trong việc đánh giá tính dễ tổn thương của siêu đồng bằng nầy, và trong việc tìm kiếm các giải pháp để giảm nhẹ tính dễ tổn thương như thế.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP


Tăng trưởng vào cuối Holocene và địa văn học (physiography) của ĐBSCL

ĐBSCL di chuyển nhanh chóng trong một cái vịnh tương đối được bảo vệ trong Biển Đông dưới ảnh hưởng của nguồn phù sa sông cao 5.300 đến 5.400 năm trước, phát triển từ một cửa sông thành một đồng bằng [36,37].  Sự tăng trưởng ra biển > 200 km nầy làm gia tăng sự phơi bày của đồng bằng với sóng biển, đưa đến lối di chuyển bị sóng ảnh hưởng nhiều hơn có đặc tính của việc xây cất vô số cồn cát bãi biển trong phần cửa sông nhánh [26].  Dưới chế độ ảnh hưởng sóng gia tăng nầy, mức độ tăng trưởng ra biển của đồng bằng trong 3.000 năm qua trong khoảng 16 m/năm trong phần có cồn cát chiếm ưu thế ở đồng bằng, mặc dù cùng lúc, việc vận chuyển dọc theo bờ biển về phía tây của hầu hết lượng bùn thoát ra từ các cửa sông gây ra một mức di chuyển đến 26 m/năm trong phần mũi Cà Mau (Hình 2a) ở vùng tây nam [36-38].  Phía dưới của ĐBSCL vì thế có đặc tính của 2 loại dạng đất bờ biển chiếm ưu thế, vô số cồn cát bãi biển với những vùng trũng giữa các cồn cát lớn và phù sa mịn hơn dọc theo đoạn bờ biển 250 km từ các cửa nhánh sông đến Bạc Liêu, và bờ biển bùn di chuyển về phía tây của Bạc Liêu hình thành 350 km còn lại của bờ biển dọc theo phần còn lại của Biển Đông và vịnh Thái Lan (Hình 2a).

 


Hình 2 Sự di chuyển, lưu lượng, động năng phù sa mặt đồng bằng, và thủy động học của ĐBSCL. (a) Di chuyển tổng cộng trong 3.000 năm qua (rút ra từ [38], theo [37], với sự cho phép của Elsevier; bản đò nền từ National Geographic và Esri (Nguồn: http://goto.arcgisonline.com/maps/NatGeo_World_Map); hệ thống thủy học và chiều sâu trên bản đồ nền được lấy từ [59]; (b) Lưu lượng hàng tháng ở Kratie (xem Hình 1b) từ dữ kiện cung cấp bởi [7]; (c) Hạt lơ lững (SPM) trong vùng biển ngoài khơi của ĐBSCL được ước tính từ MEdium Resolution Imaging Spectrometer (MERIS) trên diễn đàn vệ tinh Envisat [46] (với sự cho phép từ Elsevier).  Nồng độ của SPM được lấy từ khoảng 2.000 hình ảnh MERIS bao trùm thời gian 2003-2012, trùng hợp với những năm được bao trùm bởi hình ảnh vệ tinh SPOT được dùng để theo dõi thay đổi của bờ biển.  Các tác giả dùng tái chế biến MERIS lần thứ 3rd như thông số nhập kiện trong những thuật toán khác nhau đã được kiểm chứng với bộ dữ kiện tại chỗ (in situ) rộng rãi được thu thập trong những vùng nước ven biển khác nhau và ngoài khơi ĐBSCL trong tháng 3 năm 2012 để đổi độ phản chiếu viễn thám, Rrs thành SPM hay bbp.  Lề lối không gian-thời gian của SPM và bbp rút ra bởi các tác giả từ những thuật toán khác nhau nầy thì kết dính cao bởi sự kiện là tính biến đổi của bbp trong vùng nước ven biển được thúc đẩy bởi tính thay đổi của nồng độ SPM theo bậc nhất.  Những thay đổi đơn diệu của SPM và bbp trong thời gian nghiên cứu bởi các tác giả được đánh giá từ thống kê theo mùa không thông số của Kendall đối với loạt thời gian hàng tháng của SPM và bbp.  Thử nghiệm nầy vững chắc đối với tính không bình thường, dữ kiện thiếu và các trị số cực đoan, và cứu xét sự hiện diện của mùa trong loạt dữ kiện.  Những hình ảnh cho thấy khí hậu theo mùa mạnh mẽ của nồng độ trong tháng 10 (mùa lưu lượng sông cao, cung cấp đến biển) và tháng 1 (lưu lượng sông thấp, vận chuyển ven bờ về phía tây); (d)  Sóng nhuộm hồng vịnh Thái Lan và Biển Đông (dữ kiện Wavewatch III của Trung tâm Tiên đoán Môi trường Quốc gia (NCEP): http://polar.ncep.noaa.gov/waves/download.shtml?) và các thông số sóng hàng tháng (chiều cao sóng (H) trung bình (av) và tối đa (max) và thời gian (T) từ Trạm Đảo Bạch Hổ (xem Hình 1b) nằm cách các cửa sông của ĐBSCL  150 km (dữ kiện từ [30] với sự cho phép của Hiệp hội Nghiên cứu và Giáo dục Ven biển).

Lưu lượng trung bình của Mekong ở Kratie, Cambodia (Hình 1b) là 14.500 m3/sec [7].  Chế độ thủy học hàng năm theo mùa (Hình 2b) với mùa lũ gió mùa tây nam (tháng 5 đến tháng 10) trong đó phù sa do sông mang được chuyển đến đồng bằng và bờ biển qua vài nhánh sông của 2 nhánh sông chánh, Bassac (Hậu) và Mekong (Tiền) (Hình 1a).  Ước tính của lượng phù sa lơ lững trung bình hàng năm của Mekong thì không chắc chắn.  Dựa vào những đo đạc hạn chế và trên phương pháp tính toán, những ước tính nầy thay đổi từ 50 đến 160 triệu tấn [17-19,39-42].  Mức biến đổi lớn nầy cũng được phản ánh trong tính không chắc chắn liên quan đến số phù sa bị giữ lại ở phía sau các đập hiện hữu, được định lượng từ tương đối đáng kể [18] đến không đáng kể [19].  Lượng phù sa ở dưới đáy qua Kratie được ước tính khoảng 3 triệu tấn một năm [41].  Số phù sa bồi lắng trong cánh dồng ở ĐBSCL ở Việt Nam được ước tính thay đổi từ 1% trong năm lũ thấp đến 6% trong năm lũ cao tương đối với lượng phù sa tổng cộng ở Kratie [21].  Những ước tính tương tự cho phần Cambodia của đồng bằng thay đổi từ 19 đến 23%.  Trong mùa Gió mùa tây nam với dòng chảy cao, tỉ lệ bùn được vận chuyển đến biển được ước tính thay đổi từ 48 đến 60% của tổng số phù sa ở Kratie [21].  Lượng phù sa nầy trên căn bản được trữ trong vùng gần bờ gần các cửa nhánh sông trong mùa có dòng chảy cao [43-46], như được biểu thị bởi trung bình 10 năm (2003-2012) cho tháng 10, của nồng độ hạt lơ lững (SPM) (Hình 2c) rút ra từ dữ kiện vệ tinh MERIS [46].  Mùa khô có dòng chảy thấp ngắn hơn có đặc tính của việc tái phân phối dọc theo bờ biển theo hướng tây nam một phần của lượng phù sa nầy, như được nhấn mạnh bởi trung bình 10 năm của SPM MERIS cho tháng 1 (Hình 2c),

ĐBSCL bị phơi bày với sóng năng lượng nặng đến trung bình từ phía tây nam trong mùa Gió mùa tây nam (Hình 2d) tạo nên những dòng nước dọc theo bờ yếu đến đông bắc, một tình trạng thuận lợi cho việc trữ bùn trong phần cửa sông.  Mùa Gió mùa đông bắc có đặc tính của sóng cao hơn (Hình 2d) chịu trách nhiệm cho việc vận chuyển phù sa dọc theo bờ về phía tây từ cửa sông (Hình 2c).  Việc vận chuyển do sóng gây ra nầy được tăng cường bởi áp lực gió và dòng thủy triều liên quan với biên độ thủy triều giảm từ 3,5 m lúc thủy triều cao trung dọc theo các cửa sông Mekong, nơi thủy triều là bán nhật, đến dưới 1 m trong vịnh Thái Lan có nhật triều.  Bờ biển trong vịnh của Mekong cũng được bảo vệ tương đối khỏi sóng Gió mùa đông bắc có năng lượng cao hơn.  Trôi giạt mạnh về phía tây của bùn và gây ra việc tích lũy lớn lao trong phần năng lượng thấp của vịnh Thái Lan trong 3.000 năm qua (Hình 2a) dàn xếp hình dạng không đối xứng của đồng bằng.

 

Những thay đổi bờ biển của ĐBSCL

Lề lối thay đổi bờ biển của ĐBSCL trong thời kỳ 2003-2012 được mô tả trong 3 phần: các cửa của nhánh sông ở đồng bằng với cát chiếm ưu thế (DDM), bờ Biển Đông với bùn chiếm ưu thế (SCS), và bờ biển vịnh Thái Lan với bùn chiếm ưu thế (GT).  Sạt lở trên căn bản ảnh hưởng đến các bở biển bùn với mức thụt lùi thường quá 50 m/năm ở nhiều nơi, đặc biệt dọc theo 180 km của bờ biển SCS gần 90% đang thụt lùi (Hình 3).  Trên 50% của > 600 km bờ biển của ĐBSCL đã bị sạt lở từ năm 2003 đến 2012 nhưng với những biến đổi đáng kể (Hình 4).  Mặc dù sạt lở ít nghiêm trọng hơn dọc theo bờ biển GT năng lượng thấp hơn, dù vậy nó liên quan đến trên 60% của 200 km bờ biển.  Những thay đổi nầy đã gây ra mức độ mất đất đồng bằng đáng kể dọc theo bờ biển bùn SCS và GT (Bảng 1) gây lo ngại ở Việt Nam.  Đồng bằng mất trên 5 km2 đất ven biển từ 2003 đến 2012, đáng kể cho một đồng bằng phát triển mạnh cho đến nay.  ĐBSCL mất tương đương với 1 ½ sân football mỗi ngày từ 2007 đến 2012.

Sạt lở lan tràn nầy ngược với sự tăng trưởng lớn lao của đồng bằng về phía tây nam trong 3 ngàn năm qua (Hình 2a).  Mức độ mất ròng được giảm nhẹ bởi phần DDM cát, cho thấy bồi lắng vừa phải, chưa kể đến lề lối sạt lở và tiến ra biển khác thường dọc theo bờ biển (Hình 3).

 


Bảng 1 Mức thay đổi trung bình hàng năm của bờ biển ĐBSCL theo thành phần.  Chiều dài của phần bờ biển trong dấu ngoặc.

 

Các kết quả cũng cho thấy những khía cạnh thích thú khi 2 thời kỳ (2003-2007, 2006/7-2011/12) của phân tích hình ảnh được so sánh (Hình 4, Bảng 1): (i) một sự sụt giảm mạnh trong bồi lắng trong phần DDM (từ 0,78 km2/năm xuống 0,26 km2/năm), và (ii) thụt lùi bờ biển và mất đất tồi tệ dọc theo phần SCS bùn (mức thụt lùi trung bình từ khoảng 6,4 m/năm đến trên 12,5 m/năm trong suốt 180 km của phần SCS bùn, và mất đất từ 2 km2/năm đến trên 2,7 km2/năm).  Mặc dù mất đất ròng sụt giảm trong phần GT (từ khoảng 0,87 km2/năm xuống chỉ trên 0,57 km2/năm), sạt lở ảnh hưởng thêm bờ biển (từ 62 đến 64%).

 

Thảo luận

Ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy sự di chuyển mạnh mẽ cho đến nay bị sạt lờn lan tràn chiếm ưu thế hiện nay.  Mức độ mất đất trong 2003-2012 gần 2,3 km2/năm dọc theo bờ biển SCS (Bảng 1) phần lớn vượt quá mức độ mất đất 1,2 km2/năm cho thời kỳ 1885-1985 được xác định từ bản đồ [47].  Thời gian gần đây cũng có đặc tính của sự đung đưa từ di chuyển ra biển trường kỳ đến sạt lở nói chung hiện nay.  Tỉ lệ của sạt lở bờ biển ở đồng bằng trong thời kỳ 2003-2012 cũng gia tăng từ 40% từ 1973-2003 đến trên 50%.

Các đồng bằng lớn chẳng hạn như đồng bằng của Mekong có đặc tính phức tạp cùa vị trí bờ biển có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đáng kể là nguồn cung cấp phù sa, vận chuyển và dự trữ, sụt lún, mực nước biển, và sóng và dòng nước biển.  Chúng tôi lập luận ở đây rằng một sự sụt giảm trong nguồn cung cấp phù sa là yếu tố chánh gây ra sạt lở mà nay ảnh hưởng đến trên 300 km bờ biển của ĐBSCL (Hình 5).  Chúng tôi cũng lập luận rằng những nối kết cơ học phụ thuộc giữa những thay đổi do con người gây ra trong đồng bằng, gồm có sụt lún tăng tốc, và lề lối của vận chuyển và dự trữ phù sa, cũng có thể góp phần vào sạt lở bờ (Hình 6).


Hình 3 Biểu đồ của mức độ thay đổi của bờ biển (m/năm, sai số ± 0,5 m/năm) và diện tích ven biển (km2/năm, sai số ± 0,005 km2/năm) của ĐBSCL từ 2003 đến 2011/12 được phân tích từ hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao SPOT 5 (bên trên). Bản đồ (bên dưới) cho thấy những phần bồi lắng và sạt lở bờ biển được chia thành 3 phần: phần cửa sông nhánh đầy cát (DDM) gồm có các bãi biển với các cồn cát được phát triển bởi gió nhẹ, bờ Biển Đông đầy bùn (SCS) nơi mức di chuyển của đồng bằng trong quá khứ cao nhất, và bờ biển vịnh Thái Lan (GT), cả 2 được chiếm bởi đước càng ngày càng được thay thế bởi các ao tôm.  Mức độ sạt lở dọc theo bờ biển SCS gia tăng về phía tây nam với khoảng cách từ cửa sông nhưng có lẽ cũng là hàm số của sự tiếp xúc gần với bờ biển bình thường với sóng Gió mùa đông bắc cùng với biên độ thủy triều giảm của hầu hết phần tây nam đang sạt lở nhiều nhất.  Bản đồ nền từ National Geographic và Esri (Nguồn: http://goto.arcgisonline.com/maps/NatGeo_World_Map); hệ thống thủy học và chiều sâu từ [59].

 


Hình 4 Những thay đổi bờ biển ròng gần đây dọc theo ĐBSCL được trình bày bằng phần trăm của lấn ra biển (xanh đậm), thụt lùi (đỏ) và ổn định (gồm có băng sai số, màu xám) cho 3 phần của bờ biển của ĐBSCL.

 

Chiều hướng thời gian trong nồng độ của SPM ở các cửa sông Mekong cung cấp sự đại diện nhấn mạnh hợp lý của sự sụt giảm nguồn cung cấp phù sa sông Mekong (Hình 5a) trong những năm gần đây [46].  Ngoài tính biến đổi theo mùa mạnh mẽ trong phù sa lơ lững trong vùng nước ven biển dưới ảnh hưởng của Mekong (Hình 2c), chiều hướng lâu dài được xác định vững chắc khoảng -5% trong nồng độ của SPM mỗi năm từ 2003 đến 2012 được tính từ dữ kiện MERIS [46].  Sự sụt giảm hàng năm nầy trong SPM được quy cho sự sụt giảm kéo dài trong xuất kiện phù sa sông Mekong trong mùa dòng chảy cao tới hạn khi sông cung cấp phù sa cho biển [46].  Đối với thời kỳ 1997-2012, được thấy thêm từ việc phân tích chiều cao sóng ngoài khơi đáng kể và chiều hướng (http://www.ncep.noaa.gov/), và tốc độ và hướng gió rút ra qua điều chỉnh mặt cắt và thu nhận dữ kiện gió trên mặt đất từ SSM/I, TMI, AMSR-E, SeaWinds trên QuikSCAT, và SeaWinds trên ADEOS-2 (http://podaac.jpl.nasa.gov/node/31) làm giảm phù sa lơ lững không liên hệ đến chế độ thủy động học (liên quan đến, thí dụ, tái lơ lững phù sa yếu hơn) trong Biển Đông, cho thấy không có thay đổi đáng kể trong thời kỳ phân tích [46].  Hơn nữa, không có thay đổi đáng kể trong lưu lượng lũ Mekong có lẽ giải thích sự sụt giảm 5% mỗi năm trong nguồn cung cấp phù sa lơ lững của Mekong đến Biển Đông từ năm 2003 và 2012 đã thấy [46,48].

 


Hình 5 Những khía cạnh của sự cân bằng phù sa và sụt lún gần đây trong đồng bằng dàn xếp bởi hoạt động của con người. (a) Bản đồ và đường biểu diển của chiều hướng đơn điệu đáng kể bằng %/năm (thí nghiệm Kendall theo mùa, pb 0,05) của SPM ngoài khơi ĐBSCL [46].  Những nơi không đáng kể có màu trắng.  Đường biểu diển là loạt thời gian của các trị số SPM trung bình như một hàm số của năm trong điều kiện dòng chảy sông thấp (chấm đỏ) và cao (chấm đen).  Những phương trình hồi quy thẳng được trình bày cho mỗi bộ dữ kiện phụ, với đường đứt đoạn đại diện cho khỏng tin cậy 95% (với sự cho phép của Elsevier).  Dữ kiện cho thấy một sụt giảm ròng đến 5%/năm trong SPM ngoài khơi các cửa sông ở đồng bằng và dọc theo hầu hết vùng gần bờ trong SCS được quy cho việc ngăn chận phù sa của đập [46].  Một sụt giảm ròng hàng năm trong SPM từ 2 đến 4% cũng được thấy dọc theo bờ biển GT. (b) Bản đồ của ĐBSCL cho thấy: (i) mức sụt lún dựa trên nén chặt được vẽ lại từ [32].  Những mức độ nầy cao nhất trong hầu hết phần tây nam của đồng bằng bị sạt lở; (ii) thay đổi ngân sách của lượng phù sa ở đáy sông trong 10 năm (1998-2008) trong nhánh sông Mỹ Tho và Bassac, có đặc tính của mất mát ròng cộng dồn 200 triệu m3 được quy cho việc khai thác thương mại đáy sông đại qui mô [48] (với sự cho phép của Elsevier).  Bản đồ nền từ National Geographic và Esri (Nguồn: http://goto.arcgisonline/maps/NatGeo_Wolrd_Map); bản đồ thủy học, địa thế, và chiều sâu từ [59].

 


Hình 6 Những nối kết cơ học được suy ra giữa sạt lở bờ biển ở ĐBSCL và sụt giảm phù sa đến đồng bằng do con người gây ra, cũng như ảnh hưởng của việc loại bỏ đước đại qui mô, đặc biệt để nuôi tôm.  Những liên kết nầy liên quan đến sự cạnh tranh đối với nguồn phù sa giảm được đánh dấu bởi sự thiếu hụt phù sa dọc theo bờ biển làm sạt lở bờ biển.  Bùn và cát bị cô lập ở phía sau các đập và việc khai thác cát đáy sông đại qui mô có vẻ là những nguyên nhân liên kết của sự sụt giảm nguồn phù sa đến bờ biển khiến sạt lở đồng bằng.  Việc khai thác trong lòng lạch tạo ra những hầm và hố, tạo nên những lòng lạch được đào sâu giữ lại cát từ thượng lưu để phục hồi hình dạng của lòng lạch.  Những việc khai thác nầy, và làm đầy các hầm và hố, có vẻ hạ thấp số cát đi đến cửa sông, và có trách nhiệm cho sự chậm lại đáng kể của sự di chuyển của phần cửa sông có nhiều cát của đồng bằng.  Bồi lắng đồng bằng được nâng cao để lấp đầy khoảng thích nghi được tạo ra bởi sụt lún tăng tốc có thể có một ảnh hưởng tương tự đối với bùn được đưa đến bờ biển, có khả năng lấy đi vùng bờ biển bùn, và thuận lợi cho việc sạt lở tăng tốc của bờ biển bùn trong GT, và đặc biệt, phần phía nam của SCS.  Có thể có việc bơm bùn theo mùa nhưng mạnh hơn bởi thủy triều từ hồ chứa bùn ở các cửa sông vào các nhánh bị đào sâu cũng có thể lấy thêm vùng bờ biển bùn trong mùa dòng chảy thấp với sóng năng lượng cao.

Khí hậu bờ biển MERIS trung bình trong 2003-2012 cho tháng 1 của mùa khô [46] đề nghị thêm một sự liên kết rõ rệt giữa sạt lở bờ biển và nồng độ của SPM.  Lề lối đồng nhất dọc theo bờ biển trong tháng 1 (Hình 2c) đại diện vành đai của việc vận chuyển và tái lơ lững bùn từ các cửa sông và một sự đóng góp nhỏ (<5%) bởi sản xuất sinh thái [45], nhưng cũng không nghi ngờ phản ánh sạt lở [44] của bờ biển bùn SCS (Hình 3) dưới chế độ sóng năng lượng thịnh hành trong mùa nầy (Hình 2d).  Vai trò đáng kể của năng lượng sóng có chu kỳ thấp ảnh hưởng đến bờ biển bùn SCS theo sự tan biến của sóng lăn tăn bởi mặt bãi biển và đước đã được xác định [30].  Điều nầy làm nổi bật vai trò bao trùm của sóng Gió mùa đông bắc có năng lượng hơn và lâu hơn so với thành phần có chu kỳ thấp lớn hơn.  Những vùng trong bờ nhỏ (trong vòng đường cùng độ sâu 10 m) cho thấy sự gia tăng trong SPM trung bình 10 năm dọc theo những nơi sạt lở nguy ngập của bờ biển SCS [46] (Hình 5a) không phù hợp với sụt giảm SPM 2003-2012 tổng quát, và do đó, có thể phản ánh phù sa tái lơ lững bởi sạt lở bờ biển kinh niên.

Sụt giảm kéo dài gần đây trong nồng độ phù sa lơ lững ngoài khơi đồng bằng trên căn bản được quy cho việc ngăn chận phù sa của đập [46], và làm vững thêm các kết luận của một nghiên cứu định lượng việc giữ lại phù sa đáng kể của các đập ở qui mô của lưu vực Mekong [18].  Mặc dù có sự nhất trí, tuy nhiên, về những ảnh hưởng tiêu cực của các đập hiện hữu và dự trù đối với nguồn phù sa của Mekong đến đồng bằng [5,18,20-22], lượng phù sa sông Mekong được ước tính kém và, do đó, tính không chắc chắn liên quan đến bao nhiêu của lượng phù sa nầy có thể bị giữ lại ở phía sau các đập, ngăn chận sự liên kết không còn nghi ngờ của việc sạt lở đồng bằng hiện nay với các đập hiện hữu.  Tuy nhiên, các đập không chỉ là nguồn duy nhất của sự sụt giảm tiềm tàng trong nguồn phù sa đến bờ biển.  Việc khai thác đáy sông lớn lao trong Mekong (Hình 5b), có vẻ đưa đến những sụt giảm đáng kể trong lượng phù sa ở đáy sông đến bờ biển [48], nên được xem như một lo ngại quan trọng trong sự ổn định của bờ biển của đồng bằng, nhất là trong phần DDM, nơi hầu hết cát được sông cung cấp cho bờ biển được bồi lắng.  Khai thác hàng năm khoảng 27 triệu m3 (khoảng 57 triệu tấn) từ năm 2008 đến 2012, 86% là cát [24].  Mức độ nầy đại diện gần 20 lần lưu lượng cát hàng năm của Mekong ở Kratie [41].  Một so sánh 19 năm (1998-2008) chiều sâu đáy sông của 2 nhánh sông ở đồng bằng, Bassac và Mỹ Tho, cho thấy mất mát cộng dồn ròng là 200 triệu m3 lượng phùa sa ở đáy sông [48].  Những mất mát nầy xảy ra dọc theo hầu hết những khúc sông của 2 lòng lạch (Hình 5b), và được quy cho việc khai thác cát đáy sông lớn lao nầy [48].  Hoạt động khai thác nầy đã tạo nên vố số hầm và hố sâu trên 15 m so với đáy sông tự nhiên ở Cambodia [49], và đặc biệt ở Việt Nam, nơi những hầm sâu nhất được tạo nên từ 1998 đến 2008 sâu đến 45 m [48].  Vô số hố và hầm được tạo nên bởi việc khai thác cát đại qui mô giữ lại có hiệu quả lượng phù sa ở dưới đáy đi xuống hạ lưu trong mùa lưu lượng cao [48].  Điều nầy gây ra một sự sụt giảm ròng trong nguồn cung cấp cát đến phần DDM (Hình 6).  Chúng tôi diễn dịch lề lối khác thường hiện nay của thay đổi trong phần nầy (Hình 3) như phản ánh sự điều chỉnh bờ biển với sự sụt giảm nguồn cung cấp cát do việc khai thác cát lớn lao từ đáy sông ở đồng bằng và thượng lưu của đồng bằng.  Hoạt động nầy sẽ làm tăng ảnh hưởng đối với mức di chuyển trong phần nầy, như được đề nghị bởi sự sụt giảm trong việc lấn ra biển từ 2007 đến 2012 (Bảng 1).

Một cơ chế khác có lẽ được phát động bởi khai thác cát là nâng cao nêm nước mặn xâm nhập vào các lòng lạch đồng bằng trong mùa khô, một tiến trình đưa đến việc bơm bùn thủy triều đi lên trong lòng lạch (Hình 6).  Vận chuyển bùn đi lên lòng lạch từ nơi dự trữ ở cửa sông thịnh hành trong các lòng lạch ở hạ lưu Mekong trong mùa khô khi lưu lượng sông thấp và nước mặn xâm nhập sâu đến 40 km [43].  Các lòng lạch sâu hơn thuận lợi cho việc xâm nhập của nước mặn về phía thượng lưu mạnh hơn và có nhiều bùn bị giữ lại ở thượng lưu của mép xâm nhập ở các cửa sông [50].  Trong Mekong, việc nầy xảy ra trong năm vào lúc bùn cần được trữ dọc theo bờ biển để làm tan năng lượng sóng và giảm nhẹ sạt lở bờ biển trôi giạt của phần DDM.  Giải thiết bơm bùn ngược lên lòng lạch được nâng cao từ vùng bờ biển khi các nhánh ở hạ lưu ĐBSCL trở nên sâu hơn do khai thác cát được hỗ trợ bởi sự gia tăng xâm nhập của nước mặn vào đất liền ở đồng bằng [47,51], cũng được xác nhận bằng miệng với chúng tôi, nhất là đối với các nhánh hạ lưu của lòng lạch Bassac nay đòi hỏi nạo vét bùn liên tục để duy trì thủy vận cho các tàu lớn.  Nêm nước mặn xâm nhập được nâng cao tạo nên vấn đề gia tăng độ mặn của đất canh tác trong Mekong, nhất là khi sụt lún tăng tốc vì khai thác nước ngầm [32].

Mức sụt lún cao nhất ở phần tây nam của đồng bằng (Hình 5b), phần lớn bao gồm đất biền và bùn dễ bị nén.  Các mức sụt lún tương đối cao, vượt quá 1,5 cm/năm, cũng nằm ở phần bờ biển giữa Bạc Liêu và mũi Cà Mau (Hình 5b), cũng cho thấy mức sạt lở cao nhất ở ĐBSCL (Hình 3).  Đáng ngạc nhiên, đây cũng là nơi duy nhất của đồng bằng mà sạt lở bờ biển đã được báo cáo liên tục từ 1885 [47].  Sạt lở trường kỳ ảnh hưởng phần bờ biển bùn nầy phần lớn có trước các đập và ảnh hưởng được mong đợi của việc đào sâu đáy sông đối với việc dự trữ bùn.  Sự sạt lở nầy có thể do nguồn cung cấp bùn yếu kéo dài từ dự trữ bùn của phần DDM là kết quả của động lực phù sa ở mặt trước của đồng bằng, nhưng cũng có thể là do năng lượng sóng cao hơn do hường của bờ biển bình thường hơn tương đối với sóng Gió mùa đông bắc.  Theo một nghiên cứu mô phỏng việc vận chuyển phù sa ven biển, phần bị sạt lở mạnh nầy của đồng bằng hiện nhận được dưới 2% của bùn sông hiện hữu trong phần cửa sông [44].  Điều được tìm thấy nầy tăng cường thêm cho tranh luận rằng SPM tháng 1 dọc theo phần bờ biển nầy, được trình bày trong Hình 2c, phần lớn ảnh hưởng sạt lở bờ biển và tái lơ lững phù sa.

Việc tách rời và dự trữ phù sa giữa Bassac và các nhánh khác của Mekong đến đông bắc của Bassac, cách xa hơn từ điểm nóng sạt lở nầy, có thể đóng một vai trò trong sự thiếu hụt.  Các khía cạnh của việc tách rời và vận chuyển của bùn ở ĐBSCL giữa nhiều cửa sông, nơi bùn được dự trữ trong mùa lưu lượng cao trước khi được vận chuyển dọc theo bờ biển, và mặt ở dưới nước, tuy nhiên, chưa được biết rõ.  Một sự giải thích rõ hơn của những biến đổi trong tình trạng sức khỏe của bờ biển ở đồng bằng sẽ đòi hỏi công việc tổng thể hơn đối với những khía cạnh nầy.  Nếu ít bùn hơn được cung cấp từ các cửa sông đến phần còn lại của đồng bằng, thì nó có thể được suy ra rằng những mức sạt lở thấp hơn của bờ biển GT xa hơn, so với bờ biển SCS (Bảng 1), có thể do chế độ sóng ít năng lượng của nó (Hình 4d) và dòng thủy triều yếu liên quan đến biên độ thủy triều thấp.  Các khía cạnh của tách rời cát được biết tốt hơn.  Hầu hết cát được cung cấp bởi sông bị cô lập trong phần DDM nơi sự chuyển của đồng bằng bị thống trị bởi nhiều cồn cát bãi biển liên tục [26].  Cát bị giữ lại nầy trong DDM trong thời gian hình thành ĐBSCL, và cho đến nay, thuận lợi bởi các tiến trình khúc xạ sóng vi phân được tạo nên bởi hình dáng khác nhau cao của bờ biển và chiều sâu được tạo nên bởi một hệ thống có nhiều sông-cửa sông, và bởi ảnh hưởng ‘đê thủy lực’ liên quan đến lưu lượng nước từ nhiều cửa sông [52].

Hai điểm cuối cùng nhưng không liên quan đến sạt lở đồng bằng và hoạt động của con người trong ĐBSCL đông dân là ảnh hưởng của việc loại bỏ đước đại qui mô và và ảnh hưởng hỗn hợp của sụt lún tăng tốc và vô số kinh đào đối với dự trữ và cung cấp bùn đến bờ biển (Hình 6).  Hệ thống đước ven biển dọc theo bờ biển SCS và GT được xếp loại như ‘đước ngoài bìa’ chiếm một dải bờ biển hẹp [30].  Thăng trầm của chiến tranh và việc khai thác gỗ quá mức đã lấy đi phần lớn đước ở đồng bằng, nhất là đốn gỗ mạnh mẽ trong thập niên 1980s và 1990s để cung cấp gỗ cho kỹ nghệ xây cất và làm than, và để biến thành ao nuôi tôm [53,54].  Đê biển cũng được xây ngày càng nhiều dọc theo nhiều phần của bờ biển bùn SCS và GT để bảo vệ ngập lụt biển và ao nuôi tôm, tạo nên một tiến trình ‘bóp nghẹt đước’ và hạ thấp khả năng đánh tan sóng của đước [30].  Biến đổi của mức sạt lở đáng chú ý dọc theo bờ biển của phần SCS (Hình 3) có thể phản ánh những khác biệt phát xuất từ vai trò hiện diện và bảo vệ của đước hay sự vắng mặt của chúng làm tăng sạt lở.  Tuy nhiên, mặc dù vai trò đánh tan sóng của đước và ảnh hưởng giảm nhẹ theo sau đối với sạt lở bờ biển dọc theo ĐBSCL đã được nhấn mạnh [30,53,56], và mô phỏng [30], hiệu năng của đước phụ thuộc vào nguồn cung cấp phù sa không khả chấp trong điều kiện thiếu hụt mạnh phù sa kéo dài, như được biểu thị bởi bờ biển Guianas giàu đước giữa cửa sông Amazon và Orinoco, bờ biển bùn dài nhất thế giới [57].  Thăm viếng tại chỗ hầu hết bờ biển SCS và GT trong mùa năng lượng cao 2012 xác nhận sạt lở sóng tích cực của bờ biển bùn có dốc đứng và đước.

Sụt lún tăng tốc tạo thêm không gian thuận lợi cho phù sa.  Một ảnh hưởng bổ sung của sụt lún tăng tốc, do đó, ngoài việc góp phần làm cho sạt lở bờ biển bùn thêm tồi tệ, có thể có khả năng hạ thấp nguồn cung cấp bùn đến biển vì việc bồi lắng đồng bằng được nâng cao xảy ra để cân bằng sự sụt lún nầy.  Vô số kinh đào nhân tạo trong đồng bằng có lẽ cũng có ảnh hưởng thêm đối với nguồn cung cấp bùn đến bờ biển bằng cách giữ thêm bùn.  Liên hệ giữa các kinh đào, nhiều kinh được xây đê 2 bên bờ, và bồi lắng đồng bằng, do đó, còn cách xa với đơn giản, nhất là với sự biến đổi lớn như thế trong bồi lắng như hàm số của khối lượng dòng chảy [21].

 

Kết luận và triển vọng

Hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cho thấy ĐBSCL nay phần lớn dễ sạt lờ, với bờ biển thụt lùi trong thời gian 2003-2012 có ảnh hưởng đế trên 50% của >600 km bờ biển, và lên đến 90% bờ biển bùn ở Biển Đông.  Một sự sụt giảm nguồn cung cấp phù sa sông đến bờ biển có vẻ là nguyên nhân chủ yếu của sự sạt lở nầy, và có lẽ hầu như do đập hiện hữu giữ lại phù sa và do việc khai thác cát đáy sông lớn lao ở đồng bằng, một hoạt động trên đà gia tăng trong thập niên vừa qua.  Một sự sụt giảm quan trọng gần dây trong nguồn cung cấp bùn đến bờ biển trong mùa có lưu lượng sông cao được làm nổi bật từ hình ảnh vệ tinh MERIS [46], trong đó mức sụt giảm của sự di chuyển của bờ biển cát trong phần cửa sông ở đồng bằng phù hợp với việc khai thác cát đại qui mô trong các lòng lạch ở đồng bằng, kể cả trong các khúc sông rất gần biển.  Mức khai thác cát hàng năm [24] vượt quá 1 bậc cường độ của lượng phù sa ở đáy sông hàng năm được ước tính đi qua Kratie [41].  Cát bị giữ lại trong vô số hầm và hố ở đáy sông tạo nên bởi việc khai thác cát đại qui mô được dự đoán sẽ hạ thấp nguồn cung cấp cát đến các bãi biển ở cửa sông của ĐBSCL.

Sụt lún tăng tốc bởi việc bơm nước ngầm cao nhất ở dọc theo nhiều phần của bãi biển bùn ở Biển Đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến sạt lở.  ĐBSCL là một đồng bằng lớn không đối xứng phúc tạp nơi việc cạnh tranh cho nguồn cung cấp phù sa đang giảm có thể thịnh hành giữa đồng bằng, đáy các nhánh sông, và phần cửa sông nơi bùn ven biển được trữ trước khi tái phân phối đến phần còn lại dài > 600 km của bờ biển ở đồng bằng.  Những suy luận rút ra từ nghiên cứu nầy đề nghị một sự cạn kệt theo mùa đến kéo dài của bùn dọc theo bờ biển bùn ở Biển Đông và vịnh Thái Lan của đồng bằng.  Sụt giảm trong khối lượng bùn làm cho sóng đánh tan năng lượng ít hơn, và, hậu quả là, sạt lở bờ biển.  Việc làm sáng tỏ hơn các tiến trình tách rời bùn và các ngân sách phù sa liên quan sẽ đòi hỏi, tuy nhiên, dữ kiện vững chắc về các khía cạnh khác nhau của bồi lắng trong đồng bằng.

Tính không chắc chắn chung quanh ảnh hưởng của các đập hiện hữu đối với nguồn cung cấp phù sa cho đồng bằng không được chia sẻ bởi bất cứ nghiên cứu tình huống ảnh hưởng trong tương lai nào.  Có sự đồng thuận rằng loạt đập thủy điện được dự trù trong tương lai sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến ngân sách phù sa của ĐBSCL [18,20-22].  Những đập nầy cùng với việc khai thác cát thiếu kiểm soát, vì thế sẽ làm trầm trọng thêm sự sạt lở đang diễn ra ở đồng bằng.  Một nỗ lực mô phỏng gần đây nhằm để đánh giá phản ứng của thủy học của đồng lụt và động lực phù sa trong đồng bằng đối với những thay đổi do con người gây ra và môi trường kết luận vai trò bao trùm của việc phát triển thủy điện, so với thay đổi khí hậu và ảnh hưởng kết hợp của mực nước biển dâng và sụt lún ở đồng bằng [21].  Việc điều hành của tất cả các dự án thủy điện được dự trù trên Mekong sẽ gia tăng hiệu năng giữ phù sa của các hồ chứa nước của đập từ 11-12 triệu tấn/năm đến 70-73 triệu tấn/năm [18].  Một nghiên cứu khác đề nghị rằng sụt giảm phù sa cộng dồn 51% và 96% đến đồng bằng sẽ xảy ra trong tình huống ‘tương lai chắc chắn’ của 38 đập (đã xây hay đang xây) và xây hết tất cả các đập được dự trù, theo thứ tự [20].  Đây là những sụt giảm đáng kể, cho dù lượng phù sa thật sự của Mekong là bao nhiêu.  Tình huống sau ám chỉ rằng một khi phù sa được trữ trong các lòng lạch đã hết vì việc vận chuyển tự nhiên ở hạ lưu, 96% của lượng phù sa trước đập (trước 1990) sẽ bị giữ lại vào năm 2020, vào lúc đó nó giả sử rằng tất cả các đập được hoàn tất [20].  Giai đoạn cạn kiệt nầy có thể được đạt đến trước năm 2020 nếu việc khai thác cát ở đồng bằng và trong các nhánh sông ở thượng lưu tiếp tục ở mức hiện nay.  Với tính dễ tổn thương sẵn có của ĐBSCL, nguồn cung cấp phù sa cần thiết để giảm nhẹ sạt lở bờ biển do sóng và dòng nước gây ra, và cân bằng sụt lún và mực nước biển dâng, sẽ giảm lớn lao hơn.  Sạt lở bờ biển đói phù sa ở đồng bằng sẽ gia tăng, tạo nên việc tái tổ chức thêm địa thế đại qui mô và mất mát đất và tài nguyên cho đồng bằng lớn thứ 3rd trên thế giới.

Hiểu được những liên kết giữa sạt lở của ĐBSCL và sụt giảm nguồn cung cấp phù sa bởi đập, khai thác cát trong lòng lạch, sụt lún và những ảnh hưởng cộng thêm của việc cạnh tranh cho lượng phù sa đang giảm giữa đồng bằng và bờ biển, là một đòi hỏi cấp bách để hiểu rõ hơn tính dễ tổn thương đang gia tăng của siêu đồng bằng nầy.  Sự hiểu biết nầy, được chống đỡ bởi những đo đạc lượng phù sa đáng tin cậy hơn, cũng cần thiết trong việc tìm kiếm giải pháp để giảm nhẹ tính dễ tổn thương như thế.

 

Các phương pháp

Mức độ thay đổi bờ biển.  Chúng tôi chọn hình ảnh vệ tinh có độ phân giải cao cung cấp không những bao gồm một vùng lớn, vói chiều dài của bờ biển của đồng bằng (>600 km), vì thế tối thiểu hóa sai số có thể phát xuất từ không ảnh nhỏ hơn và nhiều vận dụng bằng tay, nhưng cũng là việc xác định vững chắc và chính xác mức thay đổi của bờ biển.  Tông số 43 hình ảnh vệ tinh màu SPOT 5, level 3, orthorectified có sẳn cho các năm 2003, 2006/2007 và 2011/2012 có tỉ lệ 1:10.000.  Mặc dù các hình ảnh SPOT 5 cũng hiện hữu cho năm 2004 và 2015, độ bao phủ không đầy đủ và do đó giới hạn nghiên cứu của chúng tôi trong bộ 2003-2012 đầy đủ.  Các hình ảnh có độ phân giải pixel cao Super-Mode 2,5 m thu thập từ hai hình ảnh panchromatic có độ phân giải pixel 5 m (0,48-0,71 µm) thu được cùng lúc với ½ pixel chồng lên nhau.  Chúng tôi dùng ArcMap nới rộng Digital Shoreline Analysis System (DSAS), version 4.3 [58], cùng với ArcGIS 10, để số hóa (digitize) mức thay đổi của vị trí bờ biển.  Dải buội rậm/cây cối trong các phần bờ biển cát có đặc tính của các bãi biển và dải đước trong phần bùn được chấp nhận là những dấu hiệu ‘bờ biển’ tốt, mà chúng tôi kiểm chứng từ việc thám sát tại chỗ rộng rãi trong năm 2011 và 2012 bao trùm trên 300 km bờ biển của đồng bằng.  Chúng tôi tính mỗi 100 m dọc theo bờ biển khoảng cách đến bờ bình thường của đường cây cối đến một đường căn bản cho 3 loạt ngày.  Khoảng cách nầy, được chọn như sự dung hòa giữa phẩm chất của diễn dịch và tổng số chiều dài của bờ biển được phân tích (606 km) rồi được chia cho thời gian bằng năm giữa 2 ngày để tạo ra mức thay đổi bờ biển, End Point Rate trong DSAS 4.3.  Tổng số 6060 mức thay đổi, mỗi mức tương ứng với một mặt cắt DSAS, được xác định cho mỗi loạt ngày.  Chúng tôi vẫn giữ một dải ± 20 m thay đổi bờ biển không chắc chắn tương đối lớn, nhiều hơn rất nhiều dải được dùng phổ biến trong tài liệu.  Đoạn, chúng tôi định nghĩa sai số hàng năm (E) của mức thay đổi bờ biển từ phương trình sau đây:

trong đó d1 và d2 là các ước tính không chắc chắn cho loạt hình ảnh liên tiếp và T là thời gian bằng năm giữa 2 loạt hình ảnh.  Dải sai số có được ±3,5 m giữa 2003 và 2012 được tăng lên đến ±5 m/năm, mà chúng tôi xem như tầm sai số cẩn thận cực đoan.

Mức độ thay đổi diện tích.  Những biến đổi diện tích ven biển (km2) cho thấy được mất đất liên quan đến vị trí của bờ biển được tính từ những đoạn 1 km-dọc theo bờ biển giữa 2 ngày của hình liên tiếp bằng cách chia biến đổi diện tích với thời gian bằng năm giữa các ngày.  Sai số (ShaE/km2) được tính bằng cách dùng một phương pháp tượng tự với phương pháp tính mức thay đổi bờ biển cho mỗi km dựa trên phương trình sau đây:

trong đó ShaE1 và ShaE2 là các ước tính sai số diện tích bờ biển cho 2 loạt hình ảnh liên tiếp và T là thời gian bằng năm giữa các loạt hình ảnh.  Dải sai số diện tích có được là ±0,0035 km2/năm giữa 2003 và 2012 được tăng đến ±0,005 km2/năm.  Mức thay đổi bờ biển và diện tích được báo cáo trên bản đồ nền lấy từ National Geographic và Esri (Nguồn: http://goto.arcgisonline.com/maps/NatGeo_World_Map).  Thủy đồ, địa thế và chiều sâu trên tất cả các bản đồ được lấy từ [59].

 

Tài liệu tham khảo

1.         Ericson, J., Vörösmarty, C. J., Dingman, S. L., Ward, L. G. & Meybeck, M. Effective sea-level rise in deltas: Causes of change and human dimension implications. Global & Planet. Change 50, 63–82 (2006).

2.         Syvitski, J. P. M. et al. Sinking deltas due to human activities. Nat. Geosci. 2, 681–686 (2009).

3.         Foufoula-Georgiou, E. A vision for a coordinated effort on delta sustainability in Deltas: Landforms, Ecosystems and Human Activities (eds Young, G. & Perillo, G. M.) 358, 3–11 (IAHS Publications, Gothenburg, 2013).

4.         Giosan, L., Syvitsky, J. P. M., Constatinescu S. & Day, J. Protect the world’s deltas. Nature 516, 31–33 (2014).

5.         Wang, H. et al. Recent changes of sediment flux to the western Pacific Ocean from major rivers in East and Southeast Asia. Earth-Sci. Rev. 108, 80–100 (2011).

6.         Coleman, M. & Huh, O. K. Major Deltas of the World: A Perspective from Space. Coastal Studies Institute, Louisiana State University, Baton Rouge, LA, USA. Available at: www.geol.lsu.edu/WDD/PUBLICATIONS/C&Hnasa04/C&Hfinal04.htm.  (Accessed: 12 April 2012).

7.         Mekong River Commission. State of the Basin Report. (Vientiane, Lao PDR), 232 pp (2010).

8.         General Statistics Office of Vietnam. Statistical Data. Available at: http://www.gso.gov.vn/default_en.aspx?tabid=491. (Accessed: 1 April 2015).

9.         World Wide Fund for Nature (WWF). Ecological Footprint and Investment in Natural Capital in Asia and the Pacific. (Gland, Switzerland) 103 pp (2012).

10.       Mekong River Commission. Basin Development Plan Programme, Phase 2: Assessment of Basin-wide Development Scenarios. Mekong River Comm., 1 (Main Report), p. 254 (2011). (Available at: http://www.mrcmekong.org/assets/Publications/basin-reports/BDP-Assessment-of-Basin-wide-Dev-Scenarios-2011.pdf). (Accessed: 1 April 2015).

11.       Vaidyanathan, G. Dam controversy: Remaking the Mekong. Nature 478, 305–307 (2011).

12.       Yong, M. L. & Grundy-Warr, C. Tangled nets of discourse and turbines of development: Lower Mekong mainstream dam debates. Third World Quarterly 33, 1037–1058 (2012).

13.       Kuenzer, C. et al. Understanding the impact of hydropower developments in the context of upstream–downstream relations in the Mekong river basin. Sustain. Sci. doi: 10.1007/s11625-012-0195-z (2012).

14.       Grumbine, R. E., Dore, J. & Xu, J. Mekong hydropower: drivers of change and governance challenges. Front. in Ecol. and the Environ. 10, 91–98 (2012).

15.       Grumbine, R. E. & Xu, J. Mekong hydropower development. Science 332, 178–179 (2012).

16.       Ziv, G., Baran, E., Nam, S., Rodríguez-Iturbe, I. & Levin, S. A. Trading-off fish biodiversity, food security, and hydropower in the Mekong River Basin. Proc. Nat. Acad. Sci. USA. 109, 5609–5614 (2012).

17.       Lu, X. X. & Siew, R. Y. Water discharge and sediment flux changes over the past decades in the Lower Mekong River: possible impact of the Chinese dams. Hydrol. & Earth System Sciences 10, 181–195 (2006).

18.       Kummu, M., Lu, X. X., Wang, J. J. & Varis, O. Basin-wide sediment trapping efficiency of emerging reservoirs along the Mekong. Geomorphology 119, 181–197 (2010).

19.       Xue, Z., Liu, J. P., & Ge, Q. Changes in hydrology and sediment delivery of the Mekong River in the last 50 years: connection to damming, monsoon, and ENSO. Earth Surf. Proc. Landf. 36, 296–308 (2011).

20.       Kondolf, G. M., Rubin, Z. K., Minear, J. T. Dams on the Mekong: Cumulative sediment starvation. Water Resources Res. 50, 5158–5169 (2014).

21.       Manh, N. V. et al. Future sediment dynamics in the Mekong Delta floodplains: Impacts of hydropower development, climate change and sea level rise. Global & Planet. Change 127, 22–23 (2015).

22.       Fan, H., He, D., Wang, H. Environmental consequences of damming the mainstream Lancang-Mekong River: A review. Earth[1]Sci. Rev. 146, 77–91 (2015).

23.       Global Witness. Shifting Sand. How Singapore’s Demand for Cambodian Sand Threatens Ecosystems and Undermines Good Governance (Global Witness Ltd, London, 49 pp 2010).

24.       Bravard, J. P., Goichot, M. & Gaillot, S. Geography of sand and gravel mining in the Lower Mekong River. First survey and impact assessment. EchoGéo. URL: http://echogeo.revues.org/13659, doi: 10.4000/echogeo.13659 (2013).

25.       Tamura, T. et al. Monsoon-influenced variations in morphology and sediment of a mesotidal beach on the Mekong River delta coast. Geomorphology 116, 11–23 (2010).

26.       Tamura, T. et al. Luminescence dating of beach ridges for characterizing multi-decadal to centennial deltaic shoreline changes during Late Holocene, Mekong River delta. Mar. Geol. 326-328, 140–153 (2012).

27.       Anthony, E. J. et al. Large-scale erosion of the Mekong delta: the role of human activities. Abstract, AGU Fall Meeting, San Francisco (2013).

28.       Schmitt, K., Albers, T. Area coastal protection and the use of bamboo breakwaters in the Mekong Delta. In Coastal Disasters and Climate Change in Vietnam: Engineering and Planning Perspectives [eds Thao N. D., Takagi, H. & Esteban, M. 107–132] (Elsevier, 2014).

29.       Besset, M., Brunier, G. & Anthony, E. J. Recent morphodynamic evolution of the coastline of Mekong river Delta: Towards an increased vulnerability. Geophysical Research Abstracts Vol. 17, EGU2015-5427-1, EGU General Assembly 2015, Vienna (2015).

30.       Phan, S. K., van Thiel de Vries, J. S. M. & Stive, M. J. F. Coastal mangrove squeeze in the Mekong Delta. J. Coast. Res. 31, 233–243 (2015).

31.       Viêt Nam News. Erosion threatens valuable coastal forest. Available at: http://vietnamnews.vn/environment/252405/erosion-threatens-valuable-coastal-forest.html (Accessed: 12 April, 2015).

32.       Erban, L. E., Gorelick, S. M. & Zebker, H. A. Groundwater extraction, land subsidence, and sea-level rise in the Mekong Delta, Vietnam. Environ. Res. Lett. 9, 084010 (6 pp). doi: 10.1088/1748-9326/9/8/084010. (2014)

33.       Ghimire, R., Ferreira, S. & Dorfman, J. H. Flood-Induced displacement and civil conflict. World Development 66, 614–628 (2015).

34.       Boateng, I. GIS assessment of coastal vulnerability to climate change and coastal adaption planning in Vietnam. J Coast Conserv. 16, 25–36 (2012).

35.       Thanh, N. D. Climate change in the coastal regions of Vietnam. In Coastal Disasters and Climate Change in Vietnam: Engineering and Planning Perspectives [eds Thao N. D., Takagi, H. & Esteban, M. 175–198] (Elsevier, 2014).

36.       Ta, T. K. O. et al. Holocene delta evolution and sediment discharge of the Mekong River, southern Vietnam. Quatern. Sci. Rev. 21, 1807–1819 (2002).

37.       Nguyen, L. V., Ta, T. K. O., Tateishi, M. Late Holocene depositional environments and coastal evolution of the Mekong River Delta, Southern Vietnam. J. Asian Earth Sci. 18, 427–439 (2000).

38.       Xue, Z., Liu, J. P., DeMaster, D., Nguyen, V. L. & Ta, T. K. O. Late Holocene evolution of the Mekong subaqueous delta, southern Vietnam. Mar. Geol. 269, 46 (2010).

39.       Walling, D. E. The changing sediment load of the Mekong River. Ambio 37, 150–157 (2008).

40.       Wang, J. J., Lu, X. X. & Kummu, M. Sediment load estimates and variations in the lower Mekong River. River Res. & Applications 27, 33–46 (2011).

41.       Koehnken, L. Discharge and sediment monitoring program review, recommendations and data Analysis: Part 2—Data analysis of preliminary results. Information and Knowledge Management Programme (IKMP), Mekong River Commission, Phnom Penh, 53 pp (2012).

42.       Lu, X., Kummu, M. & Oeurng, C. Reappraisal of sediment dynamics in the Lower Mekong River, Cambodia. Earth Surf. Proc. & Landf. 39, 1855–1865 (2014).

43.       Wolanski, E., Nhan, N. H. & Spagnol, S. Sediment dynamics during low flow conditions in the Mekong River estuary, Vietnam. J. Coast. Res. 14, 472–482 (1998).

44.       Xue, Z., He, R., Liu, J. P. & Warner J. C. Modeling transport and deposition of the Mekong River sediment. Cont. Shelf Res. 37, 66–78 (2012).

45.       Unverricht, D. et al. Modern sedimentation and morphology of the subaqueous Mekong Delta, Southern Vietnam. Global & Planet. Change 110, 223–235 (2013).

46.       Loisel, H. et al. Variability of suspended particulate matter concentration in coastal waters under the Mekong’s influence from ocean color (MERIS) remote sensing over the last decade. Remote Sens. of Environment 150, 218–230 (2014).

47. Nguyen, V. L., T. K. O. Ta, M. Tateishi, & I. Kobayashi. Coastal variation and salt water intrusion on the coastal lowlands of the Mekong River Delta, Southern Vietnam. In Land-Sea Link in Asia [eds Saito, Y., Ikehara, I. & Katayama, H. 212–217] (JISTEC[1]GSJ, 1999).

48.       Brunier, G., Anthony, E. J., Goichot, M., Provansal, M. & Dussouillez, P. Recent morphological changes in the Mekong and Bassac river channels, Mekong Delta: The marked impact of river-bed mining and implications for delta destabilisation. Geomorphology 224, 177–191 (2014).

49.       Dietsch, B. J., Densmore, B. K. & Wilson, R. C. Hydrographic survey of Chaktomuk, the confluence of the Mekong, Tonlé Sap and Bassac Rivers near Phnom Penh, Cambodia, 2012. Scientific Investigations Report 2014-5227, United States Geological Survey, 23 pp (2014)

50.       Dyer, K. R. Estuaries: A physical Introduction. 2nd Edition, Wiley, 210 pp (1998).

51.       Trung, N. H. T. & V. P. D. Tri. Possible impacts of seawater intrusion and strategies for water management in coastal areas in the Vietnamese Mekong delta in the context of climate change. In Coastal Disasters and Climate Change in Vietnam: Engineering and Planning Perspectives [eds Thao N. D., Takagi, H. & Esteban, M. 219–232] (Elsevier, 2014).

52.       Anthony, E. J. Wave influence in the construction, shaping and destruction of river deltas: A review. Mar. Geol. 361, 53–78 (2015).

53.       Phan, N. H. & Hoang, T. S. Mangroves of Vietnam. (IUCN, Bangkok, 173 pp 1993).

54.       Christensen, S. M., Tarp, P. & Hjortso, C. N. Mangrove forest management planning in coastal buffer and conservation zones, Vietnam: a multimethodological approach incorporating multiple stakeholders. Ocean & Coast. Management 51, 712–726 (2008) doi: 10.1088/1748-9326/9/8/084010 (2014).

55.       International Union for Conservation of Nature (IUCN). Why Healthy Ecosystems Matter: The Case of Mangroves in the Mekong Delta. Available at: http://iucn.org/about/union/secretariat/offices/asia/regional-activities/building_coastal_resilience/?8865/Why-healthyecosystems-matter-the-case-of-mangroves-in-the-Mekong-delta. (Accessed: 12 April, 2015).

56.       Bao, T. Q. Effect of mangrove forest structures on wave attenuation in coastal Vietnam. Oceanologia, 53, 807–818 (2011).

57.       Anthony, E. J. et al. The Amazon-influenced muddy coast of South America: A review of mud bank-shoreline interactions. Earth[1]Sci. Rev. 103, 99–129 (2010).

58.       Thieler, E. R., Himmelstoss, E. A., Zichichi, J. L., & Ergul, A. The Digital Shoreline Analysis System (DSAS) version 4.0—an ArcGIS Extension for Calculating Shoreline Change (2009). Available at: http://woodshole.er.usgs.gov/project-pages/DSAS/version4/index.html.  (Accessed: 10 June 2014).

59.       https://lpdaac.usgs.gov, maintained by the NASA EOSDIS Land Processes Distributed Active Archive Center (LP DAAC) at the USGS/Earth Resources Observation and Science (EROS) Center, Sioux Falls, South Dakota. (Accessed: 13 July 2015).