Sunday, July 30, 2023

LÀM THẾ NÀO MỘT CON CÁ KHỔNG LỒ CHIẾM KỶ LỤC CÓ THỂ GIÚP CỨU SÔNG NHÀ CỦA NÓ

(How a Record-Setting Giant Fish Could Help Save Its Home River)

Rachel Nuwer – Bình Yên Đông lược dịch

The New York Times – July 21, 2023

Một con cá đuối nước ngọt khổng lồ, được các nhà nghiến cứu dặt tên là Boramy, được thả trở lại sông Mekong ở Cambodia hồi năm ngoái. [Ảnh: Reuters]

 

Một con cá đuối nặng 661 pounds bị bắt trong Mekong được gắn thẻ và theo dõi.  Dữ kiện cho các nhà khoa học một cái nhìn vào bên trong của hệ sinh thái mong manh.

Các nhà nghiên cứu có thể đã giải đáp một bí mật lớn chung quanh một con cá rất lớn.

Trên khắp thế giới, cá nước ngọt đang lâm nguy.  Điều đó đặc biệt đúng cho các chủng loại lớn.  Nhưng một tình tiết gần đây làm cho các nhà khoa học ngạc nhiên.  Một con cá đuối khổng lồ được kéo ra khỏi sông Mekong bởi ngư dân ở Cambodia hồi năm ngoái.  Con cá, là một con mái, cân nặng 661 pounds, hay khoảng 300 kg, là kỷ lục cho các nước ngọt nặng nhất chưa bao giờ bị bắt.

Việc khám phá gây ngạc nhiên vì chủng loại, được biết như cá đuối nước ngọt khổng lồ, cũng như nhiều cá lớn khác của Mekong, được liệt kê như có nguy cơ tuyệt chủng.  Nhưng ở đây, là bằng chứng rằng những con cá khổng lồ, vẫn hiện hữu.

“Hãy tưởng tượng một thời kỳ khi dân số của cá voi sụt giảm rộng rãi – những con số đang sụt giảm mạnh mẽ, cá voi trở nên nhỏ hơn và hiếm thấy – và rồi, thình lình, Moby Dick xuất hiện,” Zeb Hogan, một nhà sinh học ở dưới nước ở Đại học Nevada, Reno, nói.  “Nó là một cú sốc và cũng mở cửa cho nhiều câu hỏi.”

Gần 1/3 cá nước ngọt trên thế giới bị đe dọa tuyệt chủng.  Từ năm 1970, 94% các chủng loại lớn hơn, những loại cân nặng trên 66 pounds, đã sụt giảm, các nhà nghiên cứu tìm thấy.

Ở Mekong, tất cả cá lớn khác đang trên bờ tuyệt chủng.  “Vì thế làm thế nào cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới tồn tại?” Tiến sĩ (TS) Hogan nói.  “Và chúng ta có thể học được gì từ chúng về việc cứu toàn thể hệ thống Mekong?”

Các nhà khoa học Cambodia đặt tên cho con cá đuối kỷ lục là Boramy, có nghĩa là “trăng tròn” trong tiếng Khmer, cảm hứng bởi hình tròn và giai đoạn âm lịch chiều hôm đó.  Trước khi thả nó, trong tháng 6 năm ngoái, các nhà nghiên cứu Mỹ đã gắn một máy truyền âm thanh vào đuôi của nó.  Cá đuối khổng lồ không hung hăng, nhưng nhóm phải cẩn thận.  Cái đuôi đó có gay độc có thể dài gần 1 foot và có thể đâm thấu xương.

Nhóm đã theo dõi việc di chuyển của Boramy từ đó như một phần của dự án Wonders of the Mekong (Kỳ quan của Mekong), nhằm mục dích duy trì giá trị kinh tế, sinh thái và văn hóa của hạ lưu Mekong, một khúc sông là trung tâm của cuộc sống của khoảng 50 triệu người.

Kết quả là, một trong những chìa khóa đối với thể chất mạnh mẽ của Boramy có thể là sự kiện nó có khuynh hướng ở gần nhà.

 

Một con cá heo Irrawaddy trong tháng 2.  Mekong bắt nguồn ở Trung Hoa và uốn khúc khoảng 2.700 miles qua Myanmar, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam. [Ảnh: AFP]

 

Theo những điều được tìm thấy được công bố trong tháng 5 trên tạp chí Water, lãnh thổ của nó nhỏ đáng ngạc nhiên cho một con cá có kích thước như thế, bao gồm chỉ một vài miles trong khúc sông được biết có nhiều hố sâu, con số đếm chủng loại của nó cao và dân số của cá heo Irrawaddy có nguy cơ tuyệt chủng.

Vùng đang được cứu xét để được công nhận như một khu Di sản Thế giới UNESCO, sẽ đưa đến việc bảo vệ từ chánh phủ Cambodia.  Nhửng vài dự án thủy điện quan trọng, đòi hỏi nhũng đập khổng lồ, cũng được đề nghị.

Nói chung, Mekong đang bị đe dọa gia tăng bởi các đập, và cũng bởi đánh cá quá mức, khai thác cát, dân số và thay đổi khí hậu.

Khuynh hướng tầm ngắn của Boramy trái ngược hoàn toàn vối các chủng loại lớn khác trong sông, như cá tra dầu Mekong, có thể di chuyển 600 miles hay hơn để đẻ hay ăn.  Và, ưa thích của Boramy có một lãnh thổ nhỏ có thể áp dụng cho các cá đuối nước ngọt khổng lồ nói chung, theo một nghiên cứu khác của TS Hogan và các đồng nghiệp được công bố trong tháng 6.

Bằng cách dùng truyền, các nhà nghiên cứu theo dõi 22 con cá đuối nước ngọt khổng lồ trong một khúc sông Mekong ở Thái Lan và thấy rằng nhiều thú vật cũng giới hạn chúng trong những vùng tương đối nhỏ, trên phạm vi một vài miles.

“Chúng tôi khá ngạc nhiên bởi điều nầy, vì chúng tôi nghĩ chúng di chuyển chung quanh,” TS Chayanis Daochai, một bác sĩ thú y ở dưới nước của Đại học Chulalongkorn ở Bangkok và đồng tác giả của nghiên cứu được công bố trong tháng 6, nói.

Các nhà nghiên cứu ở Thái Lan cũng quan sát các con cá đuối khổng lồ trống và mái ở mọi lứa tuổi có khuynh hướng sống chung với nhau, một khám phá khác đi ngược với các siêu cá Mekong khác, thường dành nhiều thời gian sống trong những khúc sông riêng biệt.

Cùng nhau, những điều được tìm thấy nầy có thể giúp giải thích vì sao cá đuối nước ngọt khổng lồ chưa nguy hiểm như chủng loại Mekong lớn khác, TS Hogan nói.  Vì chúng không phải di chuyển đường dài như một phần của chu kỳ đời sống của chúng, chúng có thể thêm vào sự hiện hữu trong những nơi mà phẩm chất nước vẫn còn tốt và các cộng đồng địa phương cam kết để bảo tồn.

TRONG LƯU VỰC MEKONG, MỘT ĐẬP ‘KHÔNG CẦN THIẾT’ TẠO RA MỘT ĐE DỌA QUÁ KÍCH THƯỚC

(In the Mekong Basin, an ‘Unnecessary’ Dam Poses an Outsized Threat)

Gerald Flynn – Bình Yên Đông lược dịch

Mongabay – September 14, 2022

 

Sông Sekong ở Cambodia, 2022. [Ảnh: Nehru Pry]

·                     Một đập đang được xây ở Lào gần biên giới với Cambodia gây nguy hiểm cho các cộng đồng ở hạ lưu và toàn thể hệ sinh thái Mekong, các chuyên viên và thành viên của cộng đồng bị ảnh hưởng nói.

·                     Đập Sekong A sẽ cắt đứt sông Sekong vào cuối năm nay, giới hạn dòng nước của nó, ngăn chận phù sa quan trọng đi đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, và cắt đứt đường di chuyển của nhiều loại cá.

·                     Các chuyên viên nói năng lượng sẽ được sản xuất bởi đập – 86 MW – không biện minh cho những ảnh hưởng tiêu cực, gọi nó là “một đập hoàn toàn không cần thiết.”

·                     Câu chuyện nầy được hỗ trợ bởi Pulitzer Centers’s Rainforest Investigations Network, nơi Gerald Flynn là một học giả.

SIEM PANG, Cambodia – “Tôi nhớ thấy 1 con trâu, đầu của nó được cột vào một cái thùng nổi, trôi xuống sông,” Pheng Sisuwath nói, chỉ ra sông Sekong từ cái nhà sàn ở tỉnh Stung Treng ở đông bắc Cambodia.

Đó là 4 năm trước, khi 1 trong những đập phụ của dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy vỡ vào ngày 23 tháng 7 năm 2018, giết chết ít nhất 49 người và dời cư trên 7.000 người từ 19 làng trong tỉnh Attapeu ở Lào.  Bức tường nước được xả ra bởi đập phụ bị vỡ tràn qua biên giới Cambodia, phá hủy nhà cửa, đồng ruộng và cuộc sống của 15.000 người khác.

Ngày nay, trong làng nầy ở hạ lưu của biên giới Laos-Cambodia dưới 40 km (25 miles), tin tức của “một đập giết người” mới gần hoàn tất ngay cạnh Cambodia đang gây lo sợ cho tai họa mới.

Không đầy 2 km (1,2 miles) về phía bắc của biên giới Cambodia trong huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, cùng huyện nơi vụ vỡ đập Xe Pian-Xe Namnoy xảy ra, công ty quốc doanh Sông Đà 6 của Việt Nam bắt đầu xây cất đập thủy điện Sekong A có công suất 86 MW (cũng được gọi là Xekong A hay Hạ Sekong A) khoảng tháng 12 năm 2020.

 


Photo: Gerald Flynn

Các chuyên viên đã cảnh báo rằng đập sẽ cắt đứt sông Sekong vào cuối năm nay, hạn chế khi nào và bao nhiêu nước sẽ chảy từ phụ lưu dài 480 km (300 miles) đến sông Mekong, trong khi ngăn chận phù sa quan trọng đi đến Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam (ĐBSCL) và cắt đứt các đường di chuyển của nhiều loại cá.

Sisuwath, người cầm đầu ủy ban ngư nghiệp của làng Kang Speu, huyện Siem Pang, nói 25.000 cư dân được ước tính của huyện đã hòa hợp với ảnh hưởng sâu sắc của các đập ở thượng lưu.  “Từ thập niên 90s, Lào đã xả nước từ các đập của họ và chúng tôi bị ngập mỗi năm từ đó, chúng tôi mất rất nhiều nước,” ông nói, lưu ý rằng ngập lụt ngừng sau khi Xe Pian-Xe Namnoy vỡ.  “Nếu không có đập, nước sông chảy tự nhiên, nhưng khi họ ngăn đập trong sông, họ xả nước khi trời mưa lớn và chúng tội bị ngập ngoài mức tự nhiên.”

Một hệ thống cảnh báo sớm được thiết lập sau tai họa 2018, cùng với khoảng cách giữa làng của Sisuwath ở Cambodia và các đập hiện hữu của Lào, tính cho đến nay đã cho cư dân Kang Speu thời gian để chạy thoát, Sisuwath nói.  Nhưng các chuyên viên cảnh báo rằng ngăn đập trên Sekong rất gần với biên giới Cambodia gây nguy hiểm cho các cộng đồng ở hạ lưu và toàn thể hệ sinh thái Mekong.

IUCN, cơ quan bảo tồn đời sống hoang dã toàn cầu, khẩn cầu Việt Nam trong tháng 9 năm 2021 để chấm dứt công việc của Sông Đà 6 ở đập Sekong A ở Lào vì lo sợ cho “thiệt hại xã hội và kinh tế nghiêm trọng cho các quốc gia ở hạ lưu,” cũng như gây thiệt hại cho thanh danh của Việt Nam như một lãnh đạo khu vực trong việc phát triển khả chấp sông Mekong.

Rồi IUCN chi tiết các hậu quả được tiên đoán trong tháng 5 năm 2022, lưu ý rằng đập Hạ Sesan 2 đầy tranh cãi của Cambodia đã ngăn chận có hiệu quả 2 trong các sông 3S – Sesan và Srepok – làm cho Sekong là phụ lưu cuối cùng chảy tự do vào Mekong.

Thiệt hại của Sekong A được tiên đoán là tàn phá thủy sản của Mekong, cùng với sự sụt giảm đáng kể trong lượng phù sa đi liền theo sau có thể thay đổi lớn lao ĐBSCL đã bị đe dọa, IUCN cảnh báo, thêm rằng nhiều cách thay thế có ít nguy hại hơn,’’

“Ngưng xây cất đập Sekong A sẽ tuyệt đối không có ảnh hưởng đến an ninh năng lượng trong khu vức nhưng sẽ hình thành một phần của quy hoạch năng lượng và chiến lược đầu tư để bảo tồn về mặt kinh tế của ĐBSCL quan trọng,” IUCN viết hồi tháng 5.

Tuy nhiên, ảnh vệ tinh cho thấy rằng việc xây cất đã tiếp tục ở cùng tốc độ đáng báo động trong khi các chánh phủ của các quốc gia liên hệ và bị ảnh hưởng vẫn câm miệng về dự án và ảnh hưởng của nó.

 

Ảnh vệ tinh cho thấy đập Sekong A được xây ở Lào kể từ tháng 12 năm 2020.

 [Ảnh: Planet Labs]

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

Sunday, July 23, 2023

KHU VỰC MEKONG: ‘CÁC ĐẬP CỦA TRUNG HOA CÓ THỂ ĐƯỢC ĐIỀU HÀNH MỘT CÁCH CÓ Ý THỨC HƠN’

(The Mekong Region: ‘China’s Dams Can Be Operated In A More Sensible Manner’)

Johanna Son – Bình Yên Đông lược dịch

Heinrich Böll Stiftung – 29 June 2023

 

Sông Mekong ở Luang Prabang, Lao PDR.

 

Dưới đây là buổi nói chuyện giữa sáng lập viên và chủ bút của Reporting Asean, Johanna Son, và Brian Eyler của Trung tâm Stimson, được hiệu đính cho chiều dài và trong sáng.

Những lo ngại và thống khổ về ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa dọc theo sông Mekong đang sôi sục kể từ khi chúng được xây cất trên 2 thập niên trước.

Nhưng có một sự khác biệt lớn hiện nay: Ngoài các lý thuyết và nhận thức, dữ kiện được ghi nhận nay mô tả - và xác nhận – rằng cách mà những đập nầy đang được điều hành đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của hệ thống sông và phá hủy nhịp duy trì đời sống cần thiết chẳng hạn như nhịp lũ Mekong.

Đây là câu chuyện phát xuất từ diễn đàn trên mạng Mekong Dam Monitor (MDM), từ tháng 12 năm 2022 đã cung cấp dữ kiện gần tức thới của dòng chảy sông trên khắp lưu vực.  Nó cung cấp một cái nhìn bên trong những thay đổi mà việc điều hành đập, như các dạng can thiệp của con người, đã gây ra cho dòng chảy tự nhiên của Mekong theo thời gian.

“Trong thập niên 1990s và 2000s, mọi người đều suy đoán ‘oh đây là từ việc xả nước hay giới hạn từ đập của Trung Hoa’, nhưng anh không có bất cứ bằng chứng nào.  Và nay, anh biết,” Brian Eyler, đồng cầm đầu MDM và giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, cơ quan điều hành diễn đàn, nói.

Trung Hoa vẫn được chú ý nhiều vì kích thước tuyệt đối của dấu chân thủy điện của họ.  Hai đập lớn nhất trên Mekong (Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Dộ)) có thể trữ nhiều nước hơn 53 đập khác mà MDM theo dõi. (53 đập thuộc hàng lớn nhất trong số 430 đập trong toàn thể Mekong, hầu hết rất nhỏ.)

“Chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa không phải vì chúng tôi có một nghị trình chống Trung Hoa – chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa vì các đập khổng lồ,” Eyler nói.  “Chúng là 2 trong số các đập lớn nhất trên thế giới, và chúng vận dụng sức mạnh lớn lao đối với kết quả ở hạ lưu.”

Các đập không chỉ vặn cái vòi để xả nước, hay giữ nước, và bao nhiêu và khi nào làm là một phần của phương trình.  Khi những thay đổi trong mực nước không cần hay không muốn hay đến vào lúc có hại cho hệ thống sông, hay cướp đi nhịp lũ Mekong của sức mạnh tự nhiên, hay giết chết rừng ngập nước cần thời gian khô để tái sinh – chúng làm xáo trộn một nhịp tự nhiên cần được duy trì.

Các đập của Trung Hoa có thể làm giảm dòng chảy tự nhiên đến 70% trong mùa mưa và làm cho mực nước ở hạ lưu 4 lần cao hơn bình thường trong môi trường Mekong, Eyler chỉ ra.

Ông nói rằng việc điều hành các đập của Trung Hoa có thể được điều chỉnh trong cách tôn trọng nhịp lũ tự nhiên của hệ thống sông, giá trị của thủy sàn Tonle Sap đối với an ninh lương thực của Cambodia và các cộng đồng khác.  “Nếu Tonle Sap làm tốt, thì phần còn lại của Mekong cũng làm tốt,” Eyler nói.

Dùng dữ kiện viễn thám và phân tích hình ảnh vệ tinh GIS, MDM cho người dùng biết về tổng số nước được giữ lại trong 55 đập, thay đổi của dòng chảy và nguồn của dòng chảy sông, nhịp lũ, độ ướt của đồng lụt, nhiệt độ mặt đất, mưa và tuyết.

MDM cũng đưa ra các cảnh báo, qua email, text và mạng xã hội, đến các chánh phủ và cộng đồng về thay đổi mực nước sông ½ m hay nhiều hơn sắp xảy ra do việc xả nước hay hạn chế từ các đập.

Dữ kiện phẩm chất quan trọng hơn vào lúc thay đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, đưa thêm điều không chắc chắn và những yếu tố chưa biết rõ trong việc quản lý thủy điện.

Bằng chứng chung quanh cái đang xảy ra cho sông Mekong không chỉ cho Trung Hoa mà còn cho các nhà điều hành đập khác trong Mekong, “thêm trách nhiệm cho hành động của họ và giúp khuyến khích một hệ thống Mekong lành mạnh hơn,” Eyler giải thích.

Dưới đây là trò chuyện giữa sáng lập viên và chủ bút của Reporting Asean, Johanna Son, và Brian Eyler của Trung tâm Stim son, được hiệu đính cho chiều dài và trong sáng.



Johanna Son, Reporting Asean: Làm thế nào MDM kể câu chuyện đập thay đổi khu vực như thế nào?

Brian:  MDM cung cấp một ảnh chụp nhanh nơi có nước, hiện nay.  Chúng tôi có thể xem xét tại sao sông có đường lối của nó.  Vì thế sông thấp hiện nay vì cách đập đang điều hành? Hay nó thấp vì hạn hán, hay sự kết hợp của cả hai, và bao nhiêu là đập và rồi chúng ta giả sử phần còn lại liên quan đến hạn hán hay lũ lụt?  Vì thế MDM là cho mọi người thật sự muốn có cái nhìn bên trong vào ảnh hưởng của đập.

Điều tương tự có thể nói cho ảnh hưởng của đập đối với, như, nhịp lũ nổi tiếng trên khắp đất ngập nước và đồng lụt của Mekong ở Cambodia và Việt Nam.  Từ năm 2018 đến 2021, hồ Tonle Sap quả thật không nới rộng.

Chúng ta không thể làm điều đó (nghiên cứu) cũng như chúng ta có thể với phân tích dòng chánh sông, nhưng đến một mức độ nào đó chúng ta có thể chỉ ra tại sao, phần nào của việc nới rộng không xảy ra, có phải vì đập hay vì hạn hán.  Điều nầy quan trọng, vì hàng chục triệu người dựa vào sự lên xuống theo mùa của sông để sinh sống, cho dù đó là thủy sản hay sản xuất nông nghiệp, hay một phần của đặc tính văn hóa của họ.

Johanna: Làm sao ông biết rằng thay đổi trong nhịp lũ là do đập chứ không phải các yếu tố khác?

Brian: Chúng tôi loại bỏ các yếu tố khác.  Và chúng tôi có các mô hình so sánh tin tức thật sự về sông – mực nước, số đọc thước nước – kết hợp mọi thứ mà thiên nhiên và con người đang làm cho sông.

Nó là sự kết hợp của tất cả mọi thứ có thể xảy ra ở thượng lưu.  Chúng tôi so sánh điều đó với mô hình dòng chảy tự nhiên, và nó đặc biệt chính xác trong Tam giác Vàng, tưởng tượng sông chảy như thế nào nếu con người không làm gì đến nó – và sự khác biệt là cái con người đã làm.  Trên căn bản, chúng tôi loại trừ các khía cạnh khác của sự can thiệp của con người ngoài đập, nhất là (ở) thước nước Tam giác Vàng, nơi chúng tôi có thể có cái nhìn bên trong nhất của ảnh hưởng đập của Trung Hoa ở thượng lưu.

Johanna: Đầu thập niên 2000s, lúc có nhiều hội nghị Mekong, một cốt chuyện phổ biến mà chúng ta nghe là các quốc gia ở hạ lưu phải cảm ơn, vì nếu họ cần nước, nó có thể được xả từ các đập của Trung Hoa.  Nhưng điều đó không đơn giản như thế, phải không?

Brian: Đúng vậy, đó là một cốt chuyện sai.  Và nó là một cốt chuyện mà nhất là Trung Hoa, không thay đổi, mặc dù một số lượng lớn lao bằng chứng rằng những thứ như việc xả nước trong mùa khô thì không tốt cho tài nguyên thiên nhiên và người dân Mekong.  Việc xả nước trong mùa khô nâng mực nước sông trong mùa khô và trên căn bản dưa thêm nước vào nó.  Vì thế một lần nữa, đàm luận của Trung Hoa là điều đó tốt, anh có thêm nước.

Vấn đề của nó là một sự phản chiếu của nước được lấy đi trong mùa mưa.  Vì thế có một mối liên hệ đối xứng giữa số nước được giữ lại trong các hồ chứa trong mùa mưa, và rồi được xả trong mùa khô.  Và rồi chu kỳ đó được lặp lại – thêm nước được giữ lại trong mùa mưa sắp tới và được xả trong mùa khô.  Việc xả nước trong mùa khô sản xuất thủy điện.  Dó là một lợi ích quan trọng mà người dân trong Mekong hay quan trọng hơn, người dân ở ngoài Mekong được lợi, vì điện đi đến Guangzhou (Quảng Châu) ở Trung Hoa hay đến Bangkok, không nằm trong Mekong.

Cái mà những hạn chế và xả nước nầy làm là chúng làm thẳng đường cong, chúng xóa nhịp lũ, và cao điểm của mùa mưa hay nhịp lũ cao, là động cơ của sự nới rộng của Tonle Sap.  Đó là cái làm cho hồ Tonle Sap một nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới cho một vùng nước duy nhất.  Đó là cái đẩy nước đi khắp ĐBSCL để sản xuất một số lượng nông nghiệp khác thường.  Khi điều đó thấp hơn bình thường, lợi ích của nhịp lũ không tích lũy.

Cũng quan trọng, lượng nước được xả trong mùa khô có thể gấp đôi, hay gấp ba, lượng nước phải có trong sông.  Nhưng điều đó không đủ để tạo nên lũ trong sông ở hạ lưu, vì thế nước đổ ra biển.  Nó không được người dân sử dụng một cách có lợi cho họ.

Điểm cuối cùng là mực nước sông cao hơn trong mùa khô không cho phép các đặc tính quan trọng của hệ sinh thái Mekong tái sinh khi nó phải khô.

Thí dụ, có những rừng trong sông gọi là rừng ngập nước ở Cambodia – chúng ta nói về hàng chục km sông, được bao phủ bởi những rừng nầy.  Chúng là nơi cư trú quan trọng cho cá, thú và chim.  Dân số cá heo liên quan đến sức khỏe của rừng đó, và cây trong rừng nầy chết rất nhanh vì chúng bị ngập quanh năm.  Chúng không có cơ hội để tái sinh và tăng trưởng.

Johanna: Vì thế những thay đổi nầy trên căn bản đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của Mekong.

Brian: Đúng như thế, và bằng chứng tại chỗ nhất như Tam giác Vàng – trên căn bản thượng lưu của Vientiane là bằng chứng nhất – mà anh có thể thấy bằng mắt.  Khó hơn một chút để thấy bằng mắt từ Vientiane xuống, và đó là nơi dữ kiện quan trọng để cung cấp bằng chứng của những thay đổi.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

LÀM SẠCH TÔI MỘT DÒNG SÔNG: ĐÔNG NAM Á TẮC NGHẼN VÌ Ô NHIỄM PLASTIC MEKONG

(Clean me a river: Southeast Asia chokes on Mekong plastic pollution)

Juliette Portala – Bình Yên Đông lược dịch



Mogabay – 18 July 2023

·                     Nghiên cứu mới cho thấy rằng vi plastics trôi giạt từ sông Mekong đến bờ biển của các quốc gia Đông Nam Á (ĐNA) tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, gồm có những thay đổi theo mùa của gió và dòng nước biển.

·                     Philippines là nước bị chất thải plastic nhiều nhất phần lớn từ trôi giạt từ sông Mekong đến biển trong mùa mưa, với 47% hạt bị mắc cạn trên bờ biển của nước nầy, theo sau là Indonesia vớ 24%, Việt Nam với 17% và Malaysia với 8%.

·                     Các nhà hoạt động môi trường nói những điều được tìm thấy trong nghiên cứu nầy nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác quốc tế trong việc chống lại ô nhiễm plastic, gây nguy hại cho đa dạng sinh học biển và kinh tế ven biển.

 

Điểm nóng đa dạng sinh học biển được biết như Tam giác San hô là nơi cư trú của trên 70% các loại san hô được biết trên thế giới và trên 3.000 loại cá.  Nó duy trì cuộc sống của trên 100 triệu người sống dọc theo bờ biển của Indonesia, Malaysia, Papua New Guinea, Philippines, quần đảo Solomon và Timor-Leste.

Nó cũng là nơi có rất nhiều plastic.

Hầu hết chất thải làm nghẽn vùng nước của các quốc gia Tam giác San hô là do việc quản lý chất thải kém ở cấp địa phương và quốc gia.  Nhưng một nghiên cứu gần đây được công bố trong Journal of Marine Sciene and Engineering cho thấy rằng plastic cũng đến từ xa.  Nó thấy rằng vi plastics trong sông Mekong ở lục địa ĐNA đang trải rộng đến các bờ biển đông dân của các quốc gia quần đảo Philippines và Indonesia.

Vì khu vực là nhà của một số thực vật và động vật phong phú nhất trên hành tinh, các chuyên viên nói những điều được tìm thấy nầy cho thấy việc hợp tác giữa các quốc gia ĐNA rất quan trọng để làm giảm nguy hại cho đời sống của biển và các cộng đồng tùy thuộc vào tài nguyên ở dưới nước.


Quỹ đạo của plastic trôi giạt từ sông Mekong trong 15 tháng, theo một mô phỏng gần đây.  Các chấm xanh lá cây là vị trí ban đầu của chất thải plastic, các chấm xanh là plastic đang di chuyển, và các chấm đỏ cho thấy plastic mắc cạn trên bờ. [Ảnh: Nguyen et al. (2023)]

Trái đất, gió và nước

Sông Mekong cung cấp cuộc sống cho khoảng 1,3 tỉ người, nhưng nó cũng là một trong những nguồn đóng góp hàng đầu của ô nhiễm plastic trong đại dương toàn cầu, khiến nó là một vùng quan trọng cho nghiên cứu để hiểu làm thế nào để giảm chất thải plastic ở biển.

Bằng cách dùng phần mềm OpenDrift để mô phỏng quỹ đạo, các tác giả của nghiên cứu mô phỏng các hạt plastic được phóng thích trong sông và để chúng trôi giạt trong 10 tháng.

Các nhà khoa học cũng mô phỏng cho các điều kiện khô và lũ lụt, mô phỏng việc phóng thích plastic mỗi ngày từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2020, và một lần nữa từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 2 năm 2021.

Họ kết luận rằng việc trôi giạt tùy theo mùa rất cao, do ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống gió mùa ở Biển Đông, đưa đến một sự gia tăng mạnh của mưa từ tháng 6 và đạt đỉnh vào cuối tháng 10 hay đầu tháng 11.

“Trong mùa khô – từ tháng 1 đến tháng 5, rác tích tụ trong các bãi rác,” Dung M. Nguyen, một nhà hải dương học ở Norwegian Meteorological Institute và là một tác giả của bài, nói với Mongabay trong 1 email.  Trong mùa mưa, rác đi theo lũ lụt ra biển, ông nói thêm.

Các nhà nghiên cứu cũng cứu xét ảnh hưởng của gió trong mùa mưa, gió hiện hành đưa hầu hết plastics đến bờ biển phía tây của Malaysia Borneo và Philippines; trong mùa khô, gió mạnh khoảng 2 lần đưa chúng đến Thái Lan và bán đảo Malaysia.

Tuy nhiên, các dòng nước biển được tìm thấy đáng kể trong việc trải rộng các hạt plastic hơn là gió, gió chỉ làm trôi giạt một vài chục cm nước trên mặt, khoảng 1 foot dưới mặt nước, trong khi plasic phân tán đến chiều sâu đến 5 m (16 ft).

Nguyen nói những mô phỏng 3 tháng không cho đủ thì giờ cho rác đến các bờ biển của các quốc gia lân cận.  Nhưng sau 15 tháng, các nhà khoa học thấy rằng khoảng 96% hạt plastic bị mắc cạn: Philippines tích lũy 47%, và Indonesia 24%.

 

Một bích chương tại cuộc biểu tình chống plastic.  

Đến năm 2050, số plastics ở biển có thể vượt qua số cá. [Ảnh: Markus Spiske]

 

Nhiều plastics ở biển

Nghiên cứu có nhiều hạn chế.  Thí dụ, trên thực tế, plastics được phóng thích vào biển nhiều nhất trong mùa mưa, khiến cho tình huống mùa khô của các nhà ngiên cứu kém thực tế.  Ngoài ra, mô hình giả sử rằng nếu một hạt plastic chạm bờ biển, nó sẽ bị mắc cạn vĩnh viễn, trong khi trên thực tế, một số loại plastic có thể trở lại biển.

Nhưng các tác giả nói họ hy vọng nghiên cứu của họ có thể giúp chánh quyền trên khắp ĐNA phát triển các kế hoạch để đương đầu tốt hơn với chất thải plastic ở biển.

“Chú trọng đến ô nhiễm plastic trong môi trường biển có thể được giải thích bằng những ảnh hưởng nó có thể có đối với thành phần du lịch và có thể đối với nguy cơ sức khỏe của con người vì hải sản bị ô nhiễm, một nghiên cứu khác được công bố trong Frontiers in Environmental Science trong năm 2021 nói.

Nguyen trích dẫn các công viên giải trí ven bờ biển trong khu vực Mekong đã mất du khách vì những số lớn rác mắc cạn dọc theo bờ biển.

Một vài nghiên cứu cũng cho thấy rằng ở Indonesia, đặc biệt hứng plastic trôi giạt từ Mekong, một số cá thương mại ăn được và sò bị ô nhiễm bởi vi plastic.  Các loại khác có mặt ở Indonesia, như cá mập và cá đuối, cũng dễ bị ô nhiễm plastic.

Tầm mức của vấn đề khiến cho chánh phủ Indonesia hồi năm ngoái phải trả cho hàng ngàn ngư dân truyền thống để nhặt rác plastic từ biển như một phần của nỗ lực quốc gia để cắt giảm chất thải plastic biển 70% vào năm 2025.

Ô nhiễm plastic được ước tính giết chết trên 100.000 thú biển có vú mỗi năm qua việc vướng vào lưới, đói hay chết đuối, theo dữ kiện của Liên Hiệp Quốc (LHQ).

“Chất thải plastic sẽ vẫn ở trong môi trường trong 1 triệu năm, vì thế ảnh hưởng tiêu cực đời sống hoang dã cũng như cuộc sống của người dân,” Rocky Pairunan, quản lý chất thải plastic và biển ở World Resources Institute (WRI) ở Indonesia, viết trong 1 email cho Mongabay.

Tuy nhiên, ông bày tỏ lạc quan về tiến bộ của Indonesia, ghi nhận rằng chánh phủ vừa loan báo một sự sụt giảm 35% rò rỉ ô nhiễm plastic biển từ năm 2018 đến 2022.

“Bước kế tiếp là… công bố luật lệ chặt chẽ hơn và thi hành mạnh mẽ để bảo đảm rằng chánh quyền địa phương chia sẻ trách nhiệm và có hành động thích đáng để giảm và quản lý rác gia đình, bằng cách ưu tiên tài trợ công cộng để cải thiện việc thu thập và chế biến chất thải, cùng với chương trình thay đổi thái độ,” ông nói.

 

Chất thải plastic trên bãi biển Vũng Tàu ở miến nam Việt Nam, gần với sông Mekong. 

[Ảnh: Juloette Portala]

 

Rác không biên giới

Nguyen nói ông mong đợi sự hiểu biết gia tăng về plastic Mekong trôi giạt để khuyến khích hợp tác trong khu vực.

“Vì ảnh hưởng của rò rỉ plastic đối với môi trường biển thì xuyên biên giới hay đi ra ngoài thẩm quyền của một quốc gia nhất định, chúng tôi tin rằng nỗ lực để tránh hay giảm nhẹ rò rỉ phải được thực hiện một cách tập thể,” Rocky nói.  Kế hoạch hành động khu vực chống lại rác biển của Hiệp hội các Quốc gia ĐNA (ASEAN) làm dễ dàng việc trao đổi giữa các thành viên, thí dụ, nên bắt đầu với các mục tiêu đầy tham vọng hơn.

“ASEAN cần bước tới để cho thấy sự lãnh đạo và tiến đến những hành động chiến lược chắc chắn để giải quyết ô nhiễm plastic,” Rocky nói.

Đối với Marilyn Mercado, phối trí viên chánh sách plastic khu vực Asia của WWF, “sự kiện là ô nhiễm plastic không tôn trọng biên giới quốc gia cho thấy tại sao hiệp ước ô nhiễm plastic của LHQ với các quy tắc chung có tính cách bắt buộc toàn cầu rất cần kíp.”

“Thiết lập các biện pháp kiểm soát toàn cầu với bổ sung của hành động quốc gia là cách duy nhất để giải quyết hoàn toàn bản chất xuyên biên giới của ô nhiễm plastic, bản chất toàn cầu của chuỗi giá trị của plastic, và đến sân chơi cho các chánh phủ và kỹ nghệ,” bà biết trong 1 email cho Mongabay.

Các quốc gia thành viên LHQ, các nước gặp nhau ở Paris trong tháng 5 để thảo luận việc phát triển của cái sẽ là hiệp ước toàn cầu đầu tiên để chống lại ô nhiễm plastic, đã đồng ý để trình một bản thảo vào tháng 11 năm nay.  WWF hoan nghênh điều nầy trong một tuyên bố mới đây như “tiến bộ rõ ràng.”

Tổ chức bảo tồn đang kêu gọi các chánh phủ có những biện pháp trên toàn thể chu kỳ đời sống của plastic. Và nhất là hỗ trợ việc cấm đoán toàn cầu và chấm dứt từng đợt các sản phẩm plastic dùng 1 lần không cần thiết và có rủi ro cao nhất, chắng hạn như dao muỗng plastic hay thuốc lá điện tử, Mercado nói.

Theo Chương trình Môi trường LHQ (UNEP), quản lý sai chất thải plastic cuối cùng đi vào môi trường có thể làm giảm 80% vào năm 2040 nếu thế giới chấp nhận những thay đổi thị trường và chánh sách sâu rộng.

Citations:

Nguyen, D. M., Hole, L. R., Breivik, Ø., Nguyen, T. B., & Pham, N. Kh. (2023). Marine plastic drift from the Mekong River to Southeast Asia. Journal of Marine Science and Engineering, 11(5), 925. doi:10.3390/jmse11050925

Vriend, P., Hidayat, H., Van Leeuwen, J., Cordova, M. R., Purba, N. P., Löhr, A. J., … Van Emmerik, T. (2021). Plastic pollution research in Indonesia: State of science and future research directions to reduce impacts. Frontiers in Environmental Science, 9. doi:10.3389/fenvs.2021.692907

 

Saturday, July 22, 2023

CỘNG TÁC GIỮA DÂN LÀNG VÀ HỌC GIẢ THU THẬP DỮ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC DỰ ÁN ĐẬP SÔNG MEKONG

(Villages and academic collaboration gathers crucial data on Mekong River dam projects’ impact)

Nattapong Westwood – Bình Yên Đông lược dịch

The Thaiger – June 29, 2023

 


Trong một thái độ tập thể chống lại 2 dự án đập trong tương lai dọc theo sông Mekong, dân làng từ 5 cộng đồng, các nhà nghiên cứu, cũng như một đại học Thái, đã tập họp lại.  Việc cộng tác nhằm mục đích thu thập dữ kiện tổng thể liên quan đến kinh tế địa phương, tài nguyên thiên nhiên, và ảnh hưởng tiềm tàng ở hạ lưu.  Sự tham gia từ bên trong của các cộng đồng kéo dài đến tỉnh Ubon Ratchathani, nằm ở đông bắc Thái Lan.  Việc thu thập dữ kiện đang tiếp diễn từ tháng 1.

Montri Chantawong, sáng lập viên của The Mekong Butterfly Group và là một nhà nghiên cứu, nhấn mạnh rằng việc thu thập dữ kiện cộng tác nầy là một bước quan trọng trong việc chuẩn bị dân làng cho những ảnh hưởng không thể tránh khỏi của các dự án xây cất đập.  Trong 9 tháng qua, 12 đập mới đã xuất hiện ở thượng lưu Trung Hoa và thêm 2 đập ở Lào.  Những kiến trúc nầy đã có ảnh hưởng sâu đậm đối với môi trường tự nhiên và cách sống của dân làng.

Montri giải thích thêm rằng một nghiên cứu được thực hiện cách đây khoảng 10 năm nhìn vào ảnh hưởng của dự án đập Ban Kum và thấy rằng mực nước dâng cao, ở 115 m trên mặt nước biển, sẽ gây ngập lụt trong các cộng đồng kéo dài từ Ban Kum đến sông Mekong bên trong huyện Khemarat.  Khoảng 20 gia đình sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, KhaoSod báo cáo.

Som Jampadok, một cư dân và ngư dân từ Ban Sa Merong, nói…

“Một số dân làng không làm chủ đất canh tác nên họ kiếm sống bằng cách đanh cá trong sông Mekong, làm mắm, và trao đổi những thứ nầy với bà con mỗi năm.  Nhiều loại cá khác nhau, thực vật bản xứ, và nông nghiệp ven sông, nhất là trong nhiều làng nơi bông vải trồng dọc theo bờ sông là nguồn thu nhập chánh, sẽ bị ảnh hưởng.

Đồng thời, một đe dọa tiềm tàng khác ẩn núp ở gần – 14 km hạ lưu của thị trấn Champasak ở Lao PDR là dự án đập Phou Ngoy trong tương lai.  Phúc trình đánh giá ảnh hưởng chi tiết ảnh hưởng xã hội và môi trường đã được hoàn tất và sẵn sàng để đi vào tiến trình tham vấn trước, theo Thỏa ước Mekong 1995.

Đại học Ubon Ratchathani cùng với cộng đồng 5 làng và The Mekong Butterfly, dự trú trình bày những điều được tìm thấy của họ cho công chúng.  Việc trình bày, được dự trù vào ngày 13 tháng 9 năm nay, sẽ mời các cơ quan chánh phủ địa phương, sinh viên, và truyền thông để cùng chia sẻ và

phổ biến sự hiểu biết về những thiệt hại tiềm tàng của các sự án xây cất đập được đề nghị.

 

Đáng chú ý, dữ kiện được thu thập có tầm quan trọng đáng kể, cho thấy những lo ngại về ảnh hưởng xuyên biên giới tiềm tàng từ việc trữ nước, có thể ảnh hưởng khu vực sông Mun và trên 10 cộng đồng sông Mekong ở Thái Lan.  Tất cả dữ kiện nầy sẽ có lợi và cần thiết để cho quần chúng rộng lớn hơn, các bộ liên hệ của chánh phủ, các đảng chánh trị mới và sinh viên, mở rộng sự hiểu biết về ảnh hưởng và để thu thập thêm đồng minh.

 

Monday, July 17, 2023

KHU VỰC MEKONG: ‘CÁC ĐẬP CỦA TRUNG HOA CÓ THỂ ĐƯỢC ĐIỀU HÀNH MỘT CÁCH CÓ Ý THỨC HƠN’

(The Mekong Region: ‘China’s Dams Can Be Operated In A More Sensible Manner’)

Johanna Son – Bình Yên Đông lược dịch

Heinrich Böll Stiftung – 29 June 2023

 

Sông Mekong ở Luang Prabang, Lao PDR.

 

Dưới đây là buổi nói chuyện giữa sáng lập viên và chủ bút của Reporting Asean, Johanna Son, và Brian Eyler của Trung tâm Stimson, được hiệu đính cho chiều dài và trong sáng.

Những lo ngại và thống khổ về ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa dọc theo sông Mekong đang sôi sục kể từ khi chúng được xây cất trên 2 thập niên trước.

Nhưng có một sự khác biệt lớn hiện nay: Ngoài các lý thuyết và nhận thức, dữ kiện được ghi nhận nay mô tả - và xác nhận – rằng cách mà những đập nầy đang được điều hành đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của hệ thống sông và phá hủy nhịp duy trì đời sống cần thiết chẳng hạn như nhịp lũ Mekong.

Đây là câu chuyện phát xuất từ diễn đàn trên mạng Mekong Dam Monitor (MDM), từ tháng 12 năm 2022 đã cung cấp dữ kiện gần tức thới của dòng chảy sông trên khắp lưu vực.  Nó cung cấp một cái nhìn bên trong những thay đổi mà việc điều hành đập, như các dạng can thiệp của con người, đã gây ra cho dòng chảy tự nhiên của Mekong theo thời gian.

“Trong thập niên 1990s và 2000s, mọi người đều suy đoán ‘oh đây là từ việc xả nước hay giới hạn từ đập của Trung Hoa’, nhưng anh không có bất cứ bằng chứng nào.  Và nay, anh biết,” Brian Eyler, đồng cầm đầu MDM và giám đốc chương trình Đông Nam Á (ĐNA) của Trung tâm Stimson ở Hoa Kỳ, cơ quan điều hành diễn đàn, nói.

Trung Hoa vẫn được chú ý nhiều vì kích thước tuyệt đối của dấu chân thủy điện của họ.  Hai đập lớn nhất trên Mekong (Xiaowan (Tiểu Loan) và Nuozhadu (Nọa Trát Dộ)) có thể trữ nhiều nước hơn 53 đập khác mà MDM theo dõi. (53 đập thuộc hàng lớn nhất trong số 430 đập trong toàn thể Mekong, hầu hết rất nhỏ.)

“Chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa không phải vì chúng tôi có một nghị trình chống Trung Hoa – chúng tôi chú trọng đến ảnh hưởng của các đập của Trung Hoa vì các đập khổng lồ,” Eyler nói.  “Chúng là 2 trong số các đập lớn nhất trên thế giới, và chúng vận dụng sức mạnh lớn lao đối với kết quả ở hạ lưu.”

Các đập không chỉ vặn cái vòi để xả nước, hay giữ nước, và bao nhiêu và khi nào làm là một phần của phương trình.  Khi những thay đổi trong mực nước không cần hay không muốn hay đến vào lúc có hại cho hệ thống sông, hay cướp đi nhịp lũ Mekong của sức mạnh tự nhiên, hay giết chết rừng ngập nước cần thời gian khô để tái sinh – chúng làm xáo trộn một nhịp tự nhiên cần được duy trì.

Các đập của Trung Hoa có thể làm giảm dòng chảy tự nhiên đến 70% trong mùa mưa và làm cho mực nước ở hạ lưu 4 lần cao hơn bình thường trong môi trường Mekong, Eyler chỉ ra.

Ông nói rằng việc điều hành các đập của Trung Hoa có thể được điều chỉnh trong cách tôn trọng nhịp lũ tự nhiên của hệ thống sông, giá trị của thủy sàn Tonle Sap đối với an ninh lương thực của Cambodia và các cộng đồng khác.  “Nếu Tonle Sap làm tốt, thì phần còn lại của Mekong cũng làm tốt,” Eyler nói.

Dùng dữ kiện viễn thám và phân tích hình ảnh vệ tinh GIS, MDM cho người dùng biết về tổng số nước được giữ lại trong 55 đập, thay đổi của dòng chảy và nguồn của dòng chảy sông, nhịp lũ, độ ướt của đồng lụt, nhiệt độ mặt đất, mưa và tuyết.

MDM cũng đưa ra các cảnh báo, qua email, text và mạng xã hội, đến các chánh phủ và cộng đồng về thay đổi mực nước sông ½ m hay nhiều hơn sắp xảy ra do việc xả nước hay hạn chế từ các đập.

Dữ kiện phẩm chất quan trọng hơn vào lúc thay đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, đưa thêm điều không chắc chắn và những yếu tố chưa biết rõ trong việc quản lý thủy điện.

Bằng chứng chung quanh cái đang xảy ra cho sông Mekong không chỉ cho Trung Hoa mà còn cho các nhà điều hành đập khác trong Mekong, “thêm trách nhiệm cho hành động của họ và giúp khuyến khích một hệ thống Mekong lành mạnh hơn,” Eyler giải thích.

Dưới đây là trò chuyện giữa sáng lập viên và chủ bút của Reporting Asean, Johanna Son, và Brian Eyler của Trung tâm Stim son, được hiệu đính cho chiều dài và trong sáng.

 


 

Johanna Son, Reporting Asean: Làm thế nào MDM kể câu chuyện đập thay đổi khu vực như thế nào?

 

Brian:  MDM cung cấp một ảnh chụp nhanh nơi có nước, hiện nay.  Chúng tôi có thể xem xét tại sao sông có đường lối của nó.  Vì thế sông thấp hiện nay vì cách đập đang điều hành? Hay nó thấp vì hạn hán, hay sự kết hợp của cả hai, và bao nhiêu là đập và rồi chúng ta giả sử phần còn lại liên quan đến hạn hán hay lũ lụt?  Vì thế MDM là cho mọi người thật sự muốn có cái nhìn bên trong vào ảnh hưởng của đập.

Điều tương tự có thể nói cho ảnh hưởng của đập đối với, như, nhịp lũ nổi tiếng trên khắp đất ngập nước và đồng lụt của Mekong ở Cambodia và Việt Nam.  Từ năm 2018 đến 2021, hồ Tonle Sap quả thật không nới rộng.

Chúng ta không thể làm điều đó (nghiên cứu) cũng như chúng ta có thể với phân tích dòng chánh sông, nhưng đến một mức độ nào đó chúng ta có thể chỉ ra tại sao, phần nào của việc nới rộng không xảy ra, có phải vì đập hay vì hạn hán.  Điều nầy quan trọng, vì hàng chục triệu người dựa vào sự lên xuống theo mùa của sông để sinh sống, cho dù đó là thủy sản hay sản xuất nông nghiệp, hay một phần của đặc tính văn hóa của họ.

 

Johanna: Làm sao ông biết rằng thay đổi trong nhịp lũ là do đập chứ không phải các yếu tố khác?

 

Brian: Chúng tôi loại bỏ các yếu tố khác.  Và chúng tôi có các mô hình so sánh tin tức thật sự về sông – mực nước, số đọc thước nước – kết hợp mọi thứ mà thiên nhiên và con người đang làm cho sông.

Nó là sự kết hợp của tất cả mọi thứ có thể xảy ra ở thượng lưu.  Chúng tôi so sánh điều đó với mô hình dòng chảy tự nhiên, và nó đặc biệt chính xác trong Tam giác Vàng, tưởng tượng sông chảy như thế nào nếu con người không làm gì đến nó – và sự khác biệt là cái con người đã làm.  Trên căn bản, chúng tôi loại trừ các khía cạnh khác của sự can thiệp của con người ngoài đập, nhất là (ở) thước nước Tam giác Vàng, nơi chúng tôi có thể có cái nhìn bên trong nhất của ảnh hưởng đập của Trung Hoa ở thượng lưu.

 

Johanna: Đầu thập niên 2000s, lúc có nhiều hội nghị Mekong, một cốt chuyện phổ biến mà chúng ta nghe là các quốc gia ở hạ lưu phải cảm ơn, vì nếu họ cần nước, nó có thể được xả từ các đập của Trung Hoa.  Nhưng điều đó không đơn giản như thế, phải không?

 

Brian: Đúng vậy, đó là một cốt chuyện sai.  Và nó là một cốt chuyện mà nhất là Trung Hoa, không thay đổi, mặc dù một số lượng lớn lao bằng chứng rằng những thứ như việc xả nước trong mùa khô thì không tốt cho tài nguyên thiên nhiên và người dân Mekong.  Việc xả nước trong mùa khô nâng mực nước sông trong mùa khô và trên căn bản dưa thêm nước vào nó.  Vì thế một lần nữa, đàm luận của Trung Hoa là điều đó tốt, anh có thêm nước.

Vấn đề của nó là một sự phản chiếu của nước được lấy đi trong mùa mưa.  Vì thế có một mối liên hệ đối xứng giữa số nước được giữ lại trong các hồ chứa trong mùa mưa, và rồi được xả trong mùa khô.  Và rồi chu kỳ đó được lặp lại – thêm nước được giữ lại trong mùa mưa sắp tới và được xả trong mùa khô.  Việc xả nước trong mùa khô sản xuất thủy điện.  Dó là một lợi ích quan trọng mà người dân trong Mekong hay quan trọng hơn, người dân ở ngoài Mekong được lợi, vì điện đi đến Guangzhou (Quảng Châu) ở Trung Hoa hay đến Bangkok, không nằm trong Mekong.

Cái mà những hạn chế và xả nước nầy làm là chúng làm thẳng đường cong, chúng xóa nhịp lũ, và cao điểm của mùa mưa hay nhịp lũ cao, là động cơ của sự nới rộng của Tonle Sap.  Đó là cái làm cho hồ Tonle Sap một nền thủy sản nội địa lớn nhất trên thế giới cho một vùng nước duy nhất.  Đó là cái đẩy nước đi khắp ĐBSCL để sản xuất một số lượng nông nghiệp khác thường.  Khi điều đó thấp hơn bình thường, lợi ích của nhịp lũ không tích lũy.

Cũng quan trọng, lượng nước được xả trong mùa khô có thể gấp đôi, hay gấp ba, lượng nước phải có trong sông.  Nhưng điều đó không đủ để tạo nên lũ trong sông ở hạ lưu, vì thế nước đổ ra biển.  Nó không được người dân sử dụng một cách có lợi cho họ.

Điểm cuối cùng là mực nước sông cao hơn trong mùa khô không cho phép các đặc tính quan trọng của hệ sinh thái Mekong tái sinh khi nó phải khô.

Thí dụ, có những rừng trong sông gọi là rừng ngập nước ở Cambodia – chúng ta nói về hàng chục km sông, được bao phủ bởi những rừng nầy.  Chúng là nơi cư trú quan trọng cho cá, thú và chim.  Dân số cá heo liên quan đến sức khỏe của rừng đó, và cây trong rừng nầy chết rất nhanh vì chúng bị ngập quanh năm.  Chúng không có cơ hội để tái sinh và tăng trưởng.

 

Johanna: Vì thế những thay đổi nầy trên căn bản đang làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của Mekong.

 

Brian: Đúng như thế, và bằng chứng tại chỗ nhất như Tam giác Vàng – trên căn bản thượng lưu của Vientiane là bằng chứng nhất – mà anh có thể thấy bằng mắt.  Khó hơn một chút để thấy bằng mắt từ Vientiane xuống, và đó là nơi dữ kiện quan trọng để cung cấp bằng chứng của những thay đổi.

 XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP

CHÚ THÍCH THÁM HIỂM: HÂM NÓNG GÂY SỐC CAO NGUYÊN TÂY TẠNG

(Expedition notes: Warming shocks the Tibetan Plateau)

Yang Yong – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – July 13, 2023

‘Cây trên trời’ dọc theo Quốc lộ 317 ở phía bắc Tibet. [Ảnh: Yang Yong]

 

Thay đổi khí hậu đang mang những đợt nóng đến ‘Mái nhà của Thế giới’, nơi băng hà đang tan nhanh hơn, các hồ đang nới rộng và sa mạc hóa đang trở nên tồi tệ.

Vào tháng 5 năm nay, tôi đi theo dãy núi Hengduan vào vùng đông nam của Tibet (Tây Tạng).  Bây giờ, vào tháng 6, tôi đi qua các hồ ở trung tâm Changtang, ở phía bắc Tibet, đi theo Quốc lộ 219 về hướng sa mạc Taklamakan ở Xinjiang.

Tôi đi thăm cao nguyên Qinghai-Tibet (Thanh Hải-Tây Tạng) hầu như hàng năm trong 30 năm.  Tôi thấy ảnh hưởng của thay đổi khí hậu bằng mắt của tôi, và chứng kiến những thay đổi môi trường và sinh thái đã xảy ra trong một khu vực thường được gọi là “Cực thứ Ba” hay “Tháp Nước của Á châu”.  Chúng tôi cũng có lẽ thấy ảnh hưởng của lề lối khí hậu El Nino trong 5 năm sắp tới, có thể đưa đến những đỉnh nhiệt độ.  Tôi rất lo ngại về những thách thức mà nó sẽ mang lại cho khí hậu, thủy học và người dân của cao nguyên.

Cuộc viếng thăm trước đây của tôi ở đó trong năm 2022.  Tôi bắt đầu trong tháng 4, từ thị trấn miền núi xinh đẹp Bingzhongluo ở Yunnan (Vân Nam), dọc theo các con đường đá ôm theo vách núi trước khi vào Tibet ở Zayu.  Vùng nầy có một vài băng hà ôn đới mà thôi thấy ở Sapu, Qiaqing, Zepu và Renlongba.  Trong tháng 7, tôi đi theo phía tây của Himalayas, nghiên cứu nước xanh như bầu trời của hồ Yangzhuoyong và sông Shiquan, cùng những thứ khác dọc theo đường.  Sau khi viếng thăm thủ phủ của tỉnh, Lhasa, tôi đi qua dãy núi Tanggula để vào Công viên Quốc gia Sanjiangyuan (Nguồn của 3 Sông), tiếp tục qua các rặng núi Kunlun và A’erjin để đến Lưu vực Qaidam.  Vào đầu tháng 8, chúng tôi trở lại Sichuan.  Trong chuyến đi nầy, chúng tôi nghiên cứu các sa mạc, sông theo mùa và các hồ nước mặn.  Chúng tôi khám phá 2 vùng yardang mới – đá nền bị gió ăn mòn được thấy trên khắp lưu vực.

 

Hồ Siling ở Changtang, bắc Tibet, được tạo thành phần lớn bởi nước tan từ băng hà trong dãy núi Tanggula.  Do hâm nóng khí hậu, băng tan từ Tanggula đã tăng tốc trong những năm gần đây.  Hồ tiếp tục nới rộng, và nay lớn như hồ Namucuo và Qinghai. [Ảnh: Yang Yong]

 

Chuyến đi đó là để nghiên cứu các băng hà nhiệt đới và tiểu lục địa ở Tibet.  Chúng tôi chọn đi từ tháng 4 đến tháng 7, vì tháng 4 là mùa tuyết chuồi ở đông nam Tibet, trong khi trong tháng 7 toàn thể vùng đi vào mùa lũ.  Quan sát cao nguyên dưới các điều kiện thủy học khác nhau cho phép một sự hiểu biết đầy đủ hơn.  Nhiệt độ và hạn hán kéo dài trong năm 2022 có nghĩa là năm nay có thể là 1 năm bất thường của thủy học, khi tôi bắt đầu chuyến đi mới nhất của tôi đến cao nguyên.

Nhiệt trong đất nước đá

Có thể khó tưởng tượng, nhưng cái đã đập vào tôi nhất trong khi nghiên cứu băng hà trong những chuyến thám hiểm gần đây nhất của tôi là nhiệt.  Nó phải là mùa mưa khi chúng tôi đi qua bắc Tibet trong tháng 7 vừa qua.  Nhưng mặt trời sáng chói mỗi ngày và đất nứt nẻ.

Nó giống như không phải ở cao độ cao, nhưng ở nội địa trong mùa hè.  Tôi nhớ là cần một áo khoát vào lúc nầy trong năm trong thập niên 1980s, thỉnh thoảng một áo cho thời tiết lạnh.  Nhưng trong những năm gần đây, nó đủ ấm cho quần ngắn và áo thung.  Nhiệt độ xuống thấp trong lúc mưa hay gió.  Ngoài ra, không khí chỉ mát vào buổi chiều.

Nhiệt độ trên mặt đất trên đất ngập nước, đồng cỏ và đất cát nay bị sa mạc hóa chung quanh các băng hà đang đạt đến 30 oC, ngay cả 40 oC.

 

Núi tuyết Meili là một nguồn nước quan trọng của Lancang (trở thành Mekong) và sông Nujiang, nhưng nó bị suy thoái trong những năm gần đây. [Ảnh: Yang Yong]

 

Đó là bình thường mới trên cao nguyên.  Vào trung tuần tháng 8 một vài năm trước, chúng tôi ghi nhận nhiệt độ 46 oC từ một trạm theo dõi mặt đất ở phía tây của đỉnh Geladaindong trong dãy núi Tanggula.  Trong tháng 1 năm 2021, tôi ở băng hà Jianggudiru, nguồn của Yangtze.  Nó vẫn chưa có tuyết trong mùa đó và quần áo thời tiết lạnh chưa được dùng.  Dưới ánh mặt trời chói chang, nước chảy qua những đường nứt của mặt băng hà.

Chúng tôi đo nhiệt độ trên 10 oC ở mặt băng hà. Và trên 0 bên trong nước đá.  Điều nầy gây sốc.  Một băng hà trong một môi trường như lò nướng dễ bị tổn thương vô cùng và sẽ sớm tan và sụp đổ.

XIN BẤM "READ MORE" ĐỂ ĐỌC TIẾP