Sunday, February 26, 2023

CHÂU THỔ MEKONG, TÌNH TRẠNG BI THẢM CỦA TẤT CẢ CÁC CHÂU THỔ

(The Mekong Delta, the drama of all deltas)

We Are Water – Bình Yên Đông lược dịch

May 3, 2021

 


Mặn hóa vì thay đổi khí hậu và việc sút giảm của phù sa ảnh hưởng hầu hết các châu thổ trên thế giới.  Việc quản lý nước và đất không khả chấp kết hợp với sự sụt giảm của các hệ sinh thái và gây ra tình trạng phải được đảo ngược khẩn cấp.  Ở Châu thổ Mekong, nông dân cố gắng để sống còn mặc dù có những vấn đề nầy.  Sự tranh đấu hàng ngày của họ đã gây cảm hứng cho phim ngắn The Thirst for Freshwater (Khát Nước ngọt), phim vào chung kết của loại phim ngắn ở Liên hoan Phim We Area Water (Chúng tôi Là Nước) lần thứ 5th.

 

Phần Việt Nam của Mekong gần như hoàn toàn là một châu thổ rộng 40.000 km2,

được cư trú bởi trên 21 triệu người. [Ảnh: Anne Lin]

 

Dư luận quốc tế biết rất ít về Việt Nam cho đến khi Chiến tranh Việt Nam khiến nó nổi tiếng và được giới thiệu vào văn hóa phổ biến.  Rồi thế giới khám phá tầm quan trọng địa chánh trị của một thủy lộ, sau khi được sinh ra ở dãy Himalayas, chảy khoảng 4.350 km qua Trung Hoa, Burma [Myanmar], Lào, Thái Lan, Cambodia và Việt Nam.

Sông Mekong được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển  trong năm 1957, vào lúc cao điểm của chiến tranh leo thang.  Nó là một ý định để nâng cao sự hiểu biết quốc tế hoàn toàn không đươc chú ý vào lúc thiên nhiên hoàn toàn được sử dụng để tăng trưởng kinh tế và địa dư được dùng cho chiến lược quân sự.  Thảm họa của chiến tranh cho thấy tầm quan trọng sống còn của sông cho toàn thể bán đảo Đông Dương.  Lưu vực trên 800.000 km2 của nó hiện là nơi cư trú của khoảng 100 triệu người mà thực phẩm và kinh tế phần lớn tùy thuộc vào sự giàu có của nước.  Đánh cá cung cấp trên 2,5 triệu tấn cá bắt được hàng năm và những cánh đồng lúa cho phép đến 3 mùa một năm nhờ chất dinh dưỡng của phù sa.

Phần Mekong ở Việt Nam hầu hết là một châu thổ rộng 40.000 km2, có dân số trên 21 triệu người.  Trong chiến tranh, khu vực trải qua một sự thay đổi nghiêm trọng trong sự cân bằng sinh thái do những tấn công hóa học và điều chỉnh quân sự của thủy lộ.  Mặc dù một số của những vết thương đó vẫn còn, sức chịu đựng đáng kể của người dân và các biện pháp được chánh phủ Việt Nam thực hiện cho phép phục hồi hệ sinh thái then chốt cho quốc gia và Biển Đông.

Sự thành công của việc phục hồi nầy được công nhận bởi một số nghiên cứu sinh thái và, trong năm 2008, một phúc trình của WWF/Adena cho thấy rằng 1.068 chủng loại (trpng số đó có 519 loai cây, 279 loại cá, 88 loài lưỡng cư hay thú có vú) được khám phá từ năm 1997 đến 2007.  Vì lý do nầy, các nhà sinh học đã mô tả châu thổ là một “kho tàng sinh thái ẩn nấp.”

 

Nước ngọt rút đi

Tuy nhiên, kho tàng nầy đang suy thoái và tương lai của nó bị đe dọa nghiêm trọng.  Những vấn đề ở Châu thổ Mekong có thể được kéo dài đến hầu hết các châu thổ trên khắp thế giới, đang trải qua suy thoái sinh thái vì ô nhiễm, quản lý đất và tài nguyên không thích hợp và thay đổi khí hậu.

Mặn hóa nước là sự thay đổi hầu hết ảnh hưởng trưc tiếp đến nông nghiệp.  Nước được cung cấp bởi dòng nước sông Mekong thay đổi từ 15.000 đến 39.000 m3/sec và một chiều hướng đi xuống đã được phát hiện trong 2 thập niên vừa qua.  Trong năm 2016, một trận hạn hán ảnh hưởng đến châu thổ với sự khắc nghiệt chưa từng thấy trong 100 năm và, từ đó, nông dân chưa bao giờ an tâm.  Trong năm 2019, mưa chỉ đạt được 60-70% mức trung bình hàng năm, và tất cả chuông báo động đã vang lên, nhưng mùa khô năm 2020 đã phá tất cả tất cả kỷ lục trước đó, khi nước mặn xâm nhập vào đất liền đến 130 km ở một số nơi của châu thổ.

 

Những vấn đề ở Châu thổ Mekong có thể được kéo dài đến hầu hết các châu thổ

trên khắp thế giới. [Ảnh: Rowan Heuvel]

 

Một trong những độ mặn cao nhất được ghi nhận trong dịp Tết năm nầy, để ăn mừng Năm Mới của Việt Nam, đánh dấu xuân đến dựa trên âm lịch, từ cuối tháng 1 và đầu tháng 2.  Nông dân trong phim ngắn của Hang, phim vào chung kết của loại phim tài liệu ngắn ở Liên hoan Phim We Are Water lần thứ 5th, giải thích tình trạng thảm họa mà họ trải qua trong đời sống hàng ngày khi họ nếm nước từ kinh thủy nông mỗi ngày để đánh giá độ mặn của nó.

Nếu nước ngọt, họ bơm vào, nhưng nếu nó mặn thì họ không bơm, vì nó sẽ phá hủy mùa màng của họ.  “Nước bắt đầu có vị mặn trong tháng 11,” một trong những vai chính của phim ngắn giải thích.  “Khi chúng tôi nghe cống được mở, tin tức đi nhanh và chúng tôi lập tức chạy đến bơm, ngay cả lúc nửa đêm.”

Sự xâm nhập của nước mặn trong mùa khô 2019-2020 khiến làm mất 39.000 hectares ruông lúa, mặc dù có những nỗ lực để kiểm soát thủy nông.  Tính không chắc chắn nay ám ảnh nông dân, chấp nhận một độ mặn nhất định ở triển vọng mất tất cả.  “Nếu chúng tôi ngưng bơm, 1 hay 2 ngày sau, nước sẽ bốc hơi, trở nên mặn hơn, và rồi chúng tôi sẽ không thể cứu bất cứ thứ gì.”

 

Những hệ sinh thái phức tạp và rất dễ bị tổn thương

Những vấn đề ở Châu thổ Mekong có thể được nới rộng đến hầu hết châu thổ trên khắp thế giới, đang chịu những hậu quả của thay đổi khí hậu, quản lý lưu vực sông kém và những mô hình nông nghiệp không thích hợp.  Những châu thổ chẳng hạn như Po, Nile, Ebro, Mississippi. Ganges-Brahmaputra, Huang và một danh sách dài của các cửa sông lớn, rất quan trọng cho an ninh lương thực và sự cân bằng của tác động qua lại của nước ngot-nước mặn, đang bị suy thoái đáng báo động.

 

Sự cân bằng môi trường của hành tinh không thể để mất các châu thổ.

[Ảnh: Santiago Lacarta]

 

Nói chung, độ mặn phần lớn được gây ra bởi sụt giảm của dòng nước vì mưa giảm và mực nước biển dâng không ngừng.  Các đập ở thượng lưu, các đê và lòng lạch, với con số gia tăng lớn lao trong các sông lớn trong vài thập niên vừa qua, cũng ảnh hưởng khối lượng dòng chảy, làm giảm phù sa thảm khốc.  Điều nầy rõ ràng hơn sau khi xây cất đập Aswan ngang sông Nile ở Egypt (Ai Cập), hay đập Three Gorges (Tam Hiệp), gần đây nhất, trên sông Yangtze (Dương Tử) ở Trung Hoa.  Ngoài việc làm gián đoạn đời sống ở dưới nước, những đập nầy giữ lại bùn đất khiến nó không đến được cửa sông, vì thế góp phần vào việc làm giảm lượng phù sa và ưu đãi sự tấn công của biển.

Có bằng chứng là Châu thổ Mekong đang chìm từ từ.  Cũng như tất cả các vùng duyên hải có cao độ thấp, châu thổ dễ tổn thương với mực nước biển dâng.  Các nghiên cứu của Đại học Cần Thơ, được công bố bởi Diễn đàn Môi trường Mekong, tiên đoán rằng nhiều tỉnh trong châu thổ sẽ bị ngập vào năm 2030.  Một tai họa sẽ hủy hoại ruộng lúa và nhà cửa.  Chánh phủ Việt Nam ước tính rằng khoảng 500.000 người sẽ phải tái định cư, vì khoảng 1.200 gia đình bị buộc phải đi đến nơi khác.

Các đập ở thượng lưu, đê và lòng lạch, với con số gia tăng lớn lao trong các sông lớn trong vài thập niên vừa qua, 

 cũng ảnh hưởng khối lượng dòng chảy.

[Ảnh: Cedric Dhaenens]

 

Những lối thực hành nông nghiệp và việc nuôi thủy sản được quản lý kém cũng làm mất cân bằng nhiều châu thổ.  Châu thổ Mekong có những vấn đề trong việc nuôi tôm, đã gây ra hiện tượng phản ứng tích cực của sự suy thoái hệ sinh thái.  Khoảng 15 năm trước, trong những cánh đồng gần biển hơn, chánh phủ khuyến khích nông dân thích ứng với độ mặn gia tăng bằng cách thay thế môt số hoa màu bằng việc nuôi tôm.  Rừng đước, bộ phận thiên nhiên chống lại sạt lở đất là căn bản đối với sự cân bằng của động và thực vật, bị nhổ đi để làm các ao tôm.  Việc nuôi tôm đòi hỏi viêc sử dụng các sản phẩm hóa học và chất dinh dưỡng làm suy thoái thêm đất và nước, và sự gia tăng tiếp tục trong độ mặn làm gia tăng các bệnh tật của tôm và cuối cùng làm cho nơi ươm giống không thể tồn tại.  Hàng ngàn gia đình, vay nợ để xây cơ sở, bị phá sản và bỏ hoang trại nuôi tôm.  Nông nghiệp truyền thống, pháo đài chánh của sự cân bằng hệ sinh thái, bắt đầu sa sút phải được đảo ngược.

 

Hợp tác quốc tế ở cấp lưu vực

Ngày nay, Ủy hội Sông Mekong, tổ chức được thành lập trong năm 1957 [1995] để mang lại với nhau các chánh phủ của Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam, đã tăng gấp đôi nỗ lực để ngăn chận sự suy thoái của sông và cùng quản lý nguồn nước họ chia sẻ.  Trung Hoa và Burma [Myanmar] không phải là thành viên, nhưng Ủy hội tin tưởng thành viên sắp tới của họ để thực hiện việc quản lý kết hợp cần thiết.  Trong năm 2018, Ủy hội và Văn phòng Dịch vụ Dự án của Liên Hiệp Quốc (UNOPS) ký kết một thỏa thuận để bảo đảm việc phát triển sông khả chấp và cải thiện an ninh lương thực và cuộc sống của người dân.

 

Cứu Châu thổ Mekong nay là ưu tiên then chốt của Việt Nam.

 [Ảnh: Darwinek/NASA]

 

Cứu Châu thổ Mekong nay là ưu tiên then chốt của Việt Nam.  Tiến trình gồm có việc cộng tác đầy đủ ở cấp lưu vực, vì những vấn đề đã cho chúng ta thấy rằng bất cứ sự mất cân bằng trong bất cứ phần nào của sông cũng có ảnh hưởng ở hạ lưu và cuối cùng ảnh hưởng đến biển.  Sự cân bằng môi trường và an ninh lương thực không thể để cho mất các châu thổ.

 

.

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN LUANG PRABANG Ở LÀO SẼ ĐƯỢC HOÀN TẤT TRONG NĂM 2030

 (Luang Prabang Mekong hydropower plant in Laos to be completed in 2030)

Huaxia – Bình Yên Đông lược dịch

Xinhua – 23 February 2023

 


 

VIENTIANE, Feb. 23 (Xinhua) – Nhà máy thủy điện đang được xây cất trên sông Mekong trong tỉnh Luang Prabang ở thượng Lào được dự trù hoàn tất và có thể sản xuất điện trong năm 2030.

Việc xây cất dự án thủy điện có công suất 1.460 MW bắt đầu vào đầu năm 2020.

Đập bê tông điều hành trên hệ thống đập dòng chảy (run-of-river).  Đập cao 79 m và nước sẽ đổ xuống 29,6 m, Truyền hình Quốc gia Lào tường trình hôm Thứ Tư.  Nhà máy được trang bị với 7 đơn vị Kaplan đứng (các đơn vị chánh) với công suất thiết trí tổng cộng 1.400 MW và 3 đơn vị phụ cung cấp thêm 60 MW công suất.

Tổng số năng lượng được sản xuất mỗi năm sẽ vào khoảng 6.854 GWh.  Kỹ nghệ sản xuất điện và hầm mỏ ở Lào đang tăng trưởng nhanh chóng và nâng cao mạnh mẽ việc phát triển kinh tế.

Nhiều nhà máy thủy điện đã được xây ở Lào như một phần của chiến lược của chánh phủ để biến quốc gia thành “bình điện của Đông Nam Á.”  Hiện có 94 nhà máy phát điện ở Lào với công suất thiết trí tổng cộng là 11.661 MW, có khả năng sản xuất 58.813 GWh mỗi năm.

Khoảng 95% của tất cả gia đình trên khắp nước nay được tiếp cận với điện.

Thành phần năng lượng và hầm mỏ đóng một vai trò quan trọng trong viêc tăng trưởng kinh tế.  Thành phần đã tạo ra một số lợi ích về mặt tạo công ăn việc làm và xây cất đường sá, trường học, bệnh viện, chợ và cung cấp nước sạch.

Tiền bán điện sang các quốc gia láng giềng và lợi tức từ việc khai thác khoáng sản đã kiếm được những số lượng ngoại hối đáng kể cho Lào, tiếp tục gia tăng, theo phúc trình.

 

.

Sunday, February 19, 2023

Ý KIẾN: NƯỚC ẨN NẤP Ở HIMALAYAS LÀ CHÌA KHÓA ĐỂ GIẢM NHẸ TAI HỌA

 (Opinion: The hidden waters of the Himalayas are key to mitigating disasters)

Omair Ahmad – Bình Yên Đông lược dịch

The Third Pole – February 7, 2023

 

Nhân viên của Lực lượng Đáp ứng Tai họa Quốc gia phá bỏ một khách sạn

sau khi nó bị nứt, ở Joshimath, bắc Ấn Độ, trong tháng 1 năm 2023.

 Himalayas thường được xem như bức thành đá, nhưng nước trong băng hà,

 sông và các mạch nước ngầm giữ núi non lại với nhau. [Ảnh: Anushree Fadnavis]

 

Nếu chúng ta muốn tránh lặp lại tai họa gần đây ở Joshimath, chúng ta cần hiểu biết sâu hơn về sông, các mạch nước ngầm và đất đông đá ở Himalayas

Chỉ trong vài tuần di tản một phần của Joshimath, một thị trấn hành hương cỗ ở Uttarakhand, bắc Ấn Độ, đất bắt đầu chìm xướng dưới một nơi định cư khác ở Himalayas.  Tuần rồi, sụt lún xảy ra ở một làng trong huyện Doda của Jammu và Kashmir.  Việc phát triển đáng lo ngại làm nổi bật làm thế nào mà cuộc sống và an toàn của người dân càng ngày càng gặp rủi ro trong vùng Himalayas, khi núi non cao nhất trên thế giới có vẻ càng ngày càng dễ vỡ hơn.

Đối với các nhà địa chất và những ai nghiên cứu khu vực, điều nầy không làm ngạc nhiên.  Himalayas là rặng núi trẻ nhất trên thế giới, được tạo nên khi khối đất của tiểu lục địa Ấn Độ đập mạnh vào Á Châu 50 triệu năm trước.  Ngày nay, lực cấu tạo vỏ trái đất tiếp tục đẩy sự tăng trưởng của núi.  Sự ổn định, do đó, luôn luôn là ảo tưởng của con người, vì đời sống ngắn ngủi của chúng ta so với thời gian mà các sự kiện địa chất xảy ra.

Một phần của ảo tưởng nầy là tưởng tượng những núi nầy như đá đặc, thay vì được trộn lẫn với nước – băng hà, sông và mạch nước ngầm – cung cấp sự ổn định và điều kiện cho đời sống.  Hamalayas được mô tả như ‘Tháp nước” của Á Châu, công thận số lượng nước đá và băng hà nó giữ, nhưng vai trò của các dạng khác của nước thường bị bỏ quên bởi quần chúng và các nhà làm chánh sách.  Điều nầy đặc biệt đúng với suối, là nguồn nước chánh của người dân sống ở vùng núi.  Vì các cộng đồng núi trong vùng Himalayas thườn nghèo hơn, hay vì gánh nặng chánh của quyến rũ nước nằm ở phụ nữ, các con suối đang khô cạn chỉ bắt đầu được chú ý gần đây.  Điều nầy không nói rằng các chuyên viên và nhà hoạt động đã bỏ quên những vấn đề nầy, họ đã báo động về “nước ẩn nấp” từ lâu.

Thí dụ, trong trường hợp của Joshimath, Piyoosh Rautela – nay là giám đốc diều hành của Trung tâm Quản lý và Giảm nhẹ Tai họa của chánh quyền Uttarakhand – đồng tác giả của bức thư trong năm 2010 đến tạp chí Current Science nhấn mạnh rằng một mạch nước ngầm ở gần đã bị thủng trong tiến trình khoan một đường hầm cho một dự án thủy điện, với ảnh hưỡng tiềm tàng đối với các con suối và hệ sinh thái.  Nói cách khác, ông nhấn mạnh rằng không chỉ đá và đất quan trọng trong việc tạo nên các tai họa dài hạn, mà còn có nước.  Mặc dù những lý do chính xác của Joshimath đang chìm, và của làng ở Doda, sẽ mất một số thời gian để giải đoán đầy đủ,  quan điểm của Rautela là cái cần được hiểu rõ hơn.

 

Làm thế nào để ghi nhận nước ‘ẩn nấp’ ở Himalayas

Trong tháng 10 năm 2022, chủ bút Nepal của The Third Pole, Ramesh Bhushal, tổ chức một chuyến đi thực địa cho một nhóm phóng viên Nam Á.  Trong chuyến đi nầy, học giả và cựu bộ trưởng nước Dipak Gyawali của Nepal giải thích một dự án để bổ sung nước ngầm.  Dựa trên các lối thực hành truyền thống, các ao bổ sung nước được đào tại các vị trí đặc biệt trên sườn núi.  Chúng được thiết kế để làm chậm vận tốc của nước mưa chảy tràn thay vì đổ dốc và làm cho việc suy thoái đất thêm tồi tệ, nước ngấm vào núi, bổ sung các suối.

Sự hiểu biết của mỗi đồi nầy như một ‘tháp nước’ – như một hồ chứa nước cần bổ sung và phải được nuôi dưỡng – trở nên càng ngày càng quan trọng khi nhiệt độ toàn cầu gia tăng.  Không khí càng ấm hơn, nó có thể giữ nước nhiều hơn, có nghĩa là những đợt khô kéo dài hơn và thời kỳ ướt mạnh hơn.  Đất khô hơn và lâu hơn hấp thu ít nước hơn, có nghĩa là một ảnh hưởng của thay đổi khí hậu là sự hạ thấp trong việc bổ sung tầng nước ngầm, mặc dù số lượng nước mưa cao hơn trong mùa mưa ngắn hơn.

Thiếu hiểu biết của nước sâu hơn, hay ẩn nấp, cũng là một phần lớn trong thiệt hại do các dự án thủy điện gây ra.  Các dự án dòng chảy (run-of-the-river) được bảo vệ như “nhân từ sinh thái” bởi những người ủng hộ chúng, nhưng chúng vẫn chuyển 95% nước từ sông, và những đường hầm bằng xi măng không để cho nước ngấm vào đất.  Bằng thiết kế, chúng lấy đi môi trường núi của nước cần thiết để bổ sung cho các tầng nước ngầm, và để nuôi rễ cây giữ cho sườn núi ổn định.

Ở các độ cao cao hơn,  có sự lo sợ lớn hơn của cái sẽ xảy ra do ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với nước ẩn nấp ở đó – đất đông đá.  Những điều được tìm thấy đáng lo ngại mới đến gần đây từ Bắc cực rằng các hồ không được giả sử để biến mất trong 1 thế kỷ trong các mô hình khoa học hiện nay, đã biến mất.  Một lý do tại sao các mô hình khoa học có thể đã bỏ sót kết quả nầy là chúng không bao gồm làm thế nào mưa ấm hơn sẽ ảnh hưởng đất đông đá.  Khi đất đông đá biến mất, đất lơi ra, và hồ bị tháo nước.

 

Joshimath tỏa sáng địa vị nổi bật hiếm có đối với vấn đề

Ở Himalayas, hầu hết chú trọng cho đến nay là về băng hà.  Khi Pakistan, Trung Hoa, Ấn Độ, Nepal và Bhutan xây các dự án thủy điện, một phần của việc tính toán của họ là số lượng chung của nước sẽ không giảm và có thể gia tăng ở ngoài lề trong một số năm.  Cái mà điều nầy không cứu xét là sự thụt lùi của băng hà và đất đông đá tan ra sẽ làm đối với sự ổn định của sườn núi Himalayas.

Để đáp ứng với Joshimath đang chìm, có sự chú trọng hiếm hoi bởi truyền thông dòng chánh đối với vấn đề bị bỏ quên từ lâu của an ninh con người ở Himalayas.  Hy vọng rằng, điều nầy sẽ thúc đẩy việc thảo luận được tham gia nhiều hơn về cái đang xảy ra, và những nguy hiểm mà tháp nước của Á Châu đối mặt.  Và, như thí dụ của dự án để bổ sung các suối ở Nepal cho thấy, nếu chúng ta muốn núi non tiếp tục nuôi dưỡng chúng ta, chúng ta phải không làm mất ổn định chúng.  Không quá trể để bắt đầu.

MƯA LỚN CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG MEKONG, NHƯNG VẪN CÒN LO NGẠI

 (Heavy Rains Improve Mekong Life, But Concerns Remain)

Luke Hunt – Bình Yên Đông lược dịch

VOA – February 12, 2023

 

Ngư dân in bóng khi đến các thuyền gỗ của họ ở bờ sông sau khi thu thập cá

trên sông Mekong trong mùa thu hoạch cá gần Phnom Penh,

Cambodia ngày 28 tháng 11 năm 2018.

 

PHNOM PENH, CAMBODIA — Mưa lớn và mùa cá bội thu đã cải thiện đời sống dọc theo sông Mekong sau một đợt hạn hán kéo dài gần 4 năm, thu hoạch kém và đại dịch đã gây thiệt hại nặng nề cho khoảng 65 triệu người dựa vào thủy lộ cho cuộc sống hàng ngày.

Theo Ủy hội Sông Mekong (MRC), một cơ quan đa quốc gia có trụ sở ở Lào phối hợp việc sử dụng tài nguyên Mekong, hạn hán đã ảnh hưởng cá và việc sản xuất nông nghiệp nhưng đã chấm dứt khi lục địa Đông Nam Á (ĐNA) trải qua mưa bình thường hồi năm ngoái và mưa trễ đã kéo dài mùa mưa đến tháng 12.

 


Hạ lưu vực Mekong, gồm có Thái Lan, hạ [?] Lào. Cambodia và Việt Nam, ở tình trạng tốt nhất, và một phát ngôn viên của Ủy hội nói “khu vực không còn hạn hán nữa.”

Về mặt khí tượng, ông nói, lưu vực “đã bình thường và tình trạng ẩm ướt từ tháng 1.”

Việc trở lại “bình thường” khiến cho Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản của Cambodia tiên đoán một năm 2022-23 được cải thiện rất nhiều, khi mùa đánh cá hàng năm đang diễn ra với các gia đình đang ủ cá chép để làm mắm prahok truyền thống, hay nước mắm.

Các phúc trình sơ khởi đề nghị thu hoạch năm nay sẽ tăng đến 40% so với năm ngoái khi cá bắt đầu di chuyển từ hồ Tonle Sap ở miền trung-tây Cambodia, đi qua suối và rạch để vào sông Mekong và Bassac.

Một sự tạm ngưng việc đánh bắt các loại cá có nguy cơ tuyệt chủng trong mùa sinh sản và “ngăn ngừa có hiệu quả các hoạt đồng đánh cá bất hợp pháp trong hồ Tonle Sap” đã khiến cho “con số cá nước ngọt thiên nhiên gia tăng” trong mùa sinh sản 2022, bộ nói.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nói triển vọng được cải thiện vẫn còn vá víu và rằng còn quá sớm để nói hạn hán đã chấm dứt, trong khi nhiều ngư dân nói rằng mặc dù đánh bắt bội thu được trợ giúp bởi lưới điện bất hợp pháp, việc thu hoạch vẫn còn thấp vì các đập.

 

Người Cambodia thu thập cá từ lưới trên chiếc thuyền gỗ của gia đình trên sông Mekong 

ở gân Phnom Penh, ngày 29 tháng 5 năm 2019.

 

Taing Makara, một ngư dân nói từ thuyền của ông trên bờ sông Mekong ở phía đông Phnom Penh, đồng ý, nói số cá ông bắt được dọc theo Mekong và các phụ lưu, Tonle Sap, giảm khoảng 50% so với 5-10 năm trước.

“Trong vài năm vừa qua, sau khi các đập được xây, tôi chỉ có thể bắt 1 con cá – khi tôi đi đánh cá – rất khó để kiếm sống và tôi mất tiền vì tôi đánh cá mỗi ngày và một số ngày tôi làm ra tiền và một số ngày tôi không bắt được con cá nào,” ông nói với VOA.

Mực nước đã xuống mức thấp bình thường trong lúc nầy của năm với mùa khô gần đến đỉnh, nhưng Brian Eyler, giám đốc Chương trình ĐNA của Trung tâm Stimson ở Washington [DC], nói việc phục hồi hạn hán có giới hạn.

“Vì thế hãy xem một vài mùa mưa sắp tới để xác định liệu hạn hán đã qua,” ông nói, thêm rằng thay đổi khí hậu và việc xây thêm đập ở Lào đã thay đổi viễn cảnh.”

 

“Bình thường mới là không bình thừng và thay đổi khí hậu sắp giao nhiều quả banh cong đến Mekong, như giông tố mạnh hơn, những đợt hạn hán kéo dài, mùa mưa ngắn và thay đổi cao điểm phình ra của Tonle Sap,” ông nói.

Theo Trung tâm Stimson, cơ quan theo dõi Mekong, một chuỗi trên 400 đập, lớn và nhỏ, đã được xây, đang xây, hay đang ở trên bàn thiết kế như một phần của nỗ lực hiện đại hóa nhanh chóng ở Trung Hoa và lục địa ĐNA.

Nhiều đập ở Lào, có ý định để cải thiện mức sống bằng cách trở nên “bình điện của ĐNA” – bán thủy điện trên khắp khu vực qua Thái Lan, để cung cấp năng lượng đáng tin cậy cho kỹ nghệ, ngừa lụt, thủy nông cho nông dân và nước uống sạch.

 

Ngư dân Cambodia trên một thuyền gắn máy đi đánh cá trong sông Mekong

ở Phnom Penh, Cambodia, ngày 2 tháng 2 năm 2021.

 

Nhưng những lo ngại chánh là 11 đập ngăn chận dòng chánh của sông.

Thêm 3 đập trên dòng chánh được dự trù, gồm có một ở Luang Prabang ở Lào, gần Khu Di sản Thế giới, và trong vùng động đất được biết.

Một đập khác, đập Sekong A, sẽ cắt đứt phụ lưu chưa ngăn đập cuối cùng và dài nhất của Mekong gần đồng lụt ở phía nam.  Phụ lưu Sekong đóng góp 10% nước chảy trong sông Mekong.

Lào và Trung Hoa đã nói các thang cá được xây cất ở các đập đã giảm nhẹ bất cứ ảnh hưởng đối với việc di chuyển của cá và những con số và một dòng nước đều đặn được bảo đảm trong lúc hạn hán.

Nhà làm phim Tom Fawthrop ở Chiang Mai, Thái Lan sản xuất phim A River Screams for Mercy: Murdering the Mekong (Một Dòng sông Kêu gào Lòng thường: Thảm sát Mekong), một phim tài liệu về một nhà hoạt động yêu cầu ngưng việc xây đập.

“Có một phúc trình khoa học cảnh báo mọi người những ảnh hưởng như thế nào,” ông nói với VOA.  “Nay, khi chúng ta nhìn Mekong ngày nay, các đập như Xayaburi; nông dân và ngư dân và các cộng đồng đang than phiền nhiều nhất về số cá đánh được đã bị phá hủy.”

Trung tâm Cảnh báo Động đất và Sóng thần của Việt Nam nói trong 2011 rằng đập Xayaburi ở thượng Lào có thể gia tăng xác suất của động đất, vì sức nặng của đập và áp lực nó gây ra trên các đường nứt ở dưới mặt đất, trong một vùng dễ bị động đất.

Đại học Chukalongkorn ở Bangkok đã nói vẫn có 30% cơ hội của một trận đông đất trung bình sẽ xảy ra ở đập trong vòng 30 năm, và 10% cơ hội của cường độ 7.

“Đe dọa động đất không được chú ý đầy đủ chung quanh thượng Lào.  Tất cả những đập mới nầy đang được xây trong vùng động đất rất hoạt động,” Fawthrop nói thêm.

Ông nói những vấn đề nầy nên được đề cập khi các thủ tướng từ Cambodia, Lào, Thái Lan và Việt Nam “bàn bạc về số phận của lưu vực sông Mekong” ở thượng đỉnh lần thứ 4th của MRC trong tháng 4.

 

 

NÔNG DÂN THÁI Ở GẦN MEKONG MẤT ĐẤT VÌ BỜ SÔNG SỤP ĐỔ

 (Thai farmers near Mekong lose land as riverbanks collapse)

Thitipan Pattanamongkol – Bình Yên Đông lược dịch

Mekong Eye – 13 February 2023

 

Một ngư dân lái chiếc thuyền của ông đi qua những cây chết đổ xuống sông Mekong 

trong vụ sụp đổ bờ sông trong tháng 8 ở làng Ban Huai Kho trong tỉnh Nong Khai

ở đông bắc Thái Lan. [Ảnh: Paritta Wangkiat]

Nhiều câu hỏi chồng chất lên những thay đổi nước và phù sa của đập Xayaburi khi sông nuốt đất của nông dân.

 

NONG KHAI, THAILAND ― Các cộng đồng Thái sống dọc theo sông Mekong đã thấy trước mắt đất của họ biến mất vì bờ sông sụp đổ.  Tuy nhiên, cái gì khiến cho những bờ sông nầy sụp đổ thì chưa rõ.

Cư dân địa phương liên kết việc sụp đổ bờ sông với dòng nước bất thường được thấy kể từ khi một đập khổng lồ trên sông Mekong ở Lào bắt đầu hoạt động thương mại.

Một tấm bảng “ĐỪNG VÀO” đã được dựng lên trên bờ sông Mekong ở làng Ban Huai Kho trong huyện Sangkhom, là một phần của tỉnh Nong Khai ở đông bắc Thái Lan.

Phía sau tấm bảng là một vách đất thẳng đứng, tàn tích của 0,8 hectares đất phì nhiêu từng do Sukim Khamkhong và gia đình bà làm chủ.  Đất bị nuốt chửng bởi Mekong hùng vĩ hồi tháng 8 vừa qua.

Nguồn: Mapbox

 

“Chúng tôi sử dụng đất để canh tác,” bà nói, chỉ tay đến đất nay chỉ xuất hiện trên bằng khoán đất được in của bà.

“Chúng tôi trồng rau cải và chuối ở đó và cắt lá để bán.  Chúng tôi đã mất thu nhập khi đất không còn.  Một phần của thu nhập được dùng để trả học phí của cháu tôi.”

Miếng đất bên cạnh và xa hơn cũng chuồi vào nước.  Không xa từ cộng đồng của Sukim, bờ sông ở làng Ban Phu Khao bị sạt lở từ 20 đến 30 m trong vòng vài ngày trong mùa mưa vừa qua.

Những tai nạn sụp đổ bờ sông đã xảy ra nhiều năm, từ từ ăn lấy của cải của các cộng đồng canh tác sống dọc theo sông Mekong.  Năm ngoài là năm tồi tệ nhất kỷ lục đối với các làng ở Nong Khai vì mưa quá nhiều và thủy triều cao làm tăng độ thấm của đất, khiến sạt lở thêm dọc theo bờ sông.

Một nghiên cứu của hệ thống các cộng đồng Thái sống dọc theo sông Mekong, Hiệp hội Phục hồi Sinh thái và Hiệp hội Chăm sóc Thiên nhiên, chỉ ra nhiều yếu tố của việc sạt lở bờ sông ở các tỉnh đông bắc Thái Lan, một vấn đề đã trở nên nghiêm trọng trong những năm gần đây.

 

Sukim Khamkhong mất 0,8 hectares đất canh tác vì bờ sông sụp đổ ở làng Ban Huai Kho, 

huyện Sangkhom, tỉnh Nong Khai. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]

 

Các yếu tố gồm có mưa lớn và dòng nước bất thường do các đập ở thượng lưu gây ra.  Những yếu tố nầy cùng với việc ngăn chận phù sa trong các đập, cũng như việc hút cát bất hợp pháp, làm giảm khối lượng phù sa được mang đi đến các quốc gia ở hạ lưu và gây ra lở đáy sông đưa đến mức sạt lở gia tăng.

Nghiên cứu cũng ước tính mất mát kinh tế của việc sụp đổ bờ sông ở 3 tỉnh đông bắc Thái Lan – Nong Khai, Nakhon Phanom và Mukdahan – tương đương với 25 triệu baht (748.000 USD).  Trị giá nầy được ước tính từ việc mất mát tài sản vì sạt lở, gồm có 14 hectares trong năm 2011 và 2013.

Không có nghiên cứu có hệ thống về ảnh hưởng xã hội và kinh tế của việc sụp đổ bờ sông hồi năm ngoái.  Nhưng trong con mắt của dân làng ở đó, sạt lở sẽ tồi tệ thêm nếu không có hành động của giới chức quốc gia và khu vực.

 

Những thay đổi rõ ràng để tất cả mọi người thấy

Sạt lở đã thay đổi bản chất của bờ sông Mekong.  Dốc nguyên thủy của nó đi xuống sông từ từ, cung cấp cho người dân việc tiếp cận với nước và đất canh tác phì nhiêu.

 

Bờ sông ở làng Ban Huai Kho, huyện Sangkhom, tỉnh Nong Khai sụp đổ

và trở nên vách thẳng đứng. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]

 

Tự nhiên, bờ sông Mekong đi xuống từ từ đến sông, cung cấp cho người dân

việc tiếp cận với nước. [Ảnh: Paritta Wangkiat]

 

Ngư dân có thể neo thuyền của họ ở nơi nước cạn.  Nông dân có thể canh tác trên bờ sông và tạo thu nhập.  Người dân địa phương dủng bờ sông để giải trí và tổ chức lễ hội văn hóa duy trì sự ràng buộc giữa con người và sông.

Nhưng những mối liên hệ nầy bị cắt đứt khi bờ sông trở nên những vách đứng vì sạt lở, làm giảm không gian để các cộng đồng địa phương tác động qua lại với sông.

“Bờ sông rất rộng trong quá khứ,” On-anong Wongjak, một dân làng Ban Huai Kho, nói.  “Tất cả các hoạt động quan trọng của các cộng đồng chúng tôi – từ canh tác và đánh cá đến tụ họp gia đình – được làm trên bờ sông.  Chúng đã từ từ mất đi mỗi năm.”

Một phúc trình năm 2021 về những ảnh hưởng xuyên biên giới của các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong, được công bố bởi Văn phòng Thủy lợi Quốc gia (ONWS), cho thấy rằng các vụ sụp đổ bờ sông được báo cáo trong tất cả 28 huyên của Thái Lan giáp với sông Mekong.  Mỗi tai nạn đưa đến mất đất từ 0,3 đến 1.234 hectares.

Sạt lở lan tràn nhiều nhất trong quý 3 của năm 2020, gần 1 năm sau khi Lào bắt đầu điều hành thương mại đập Xayaburi trên dòng chánh Mekong.  Tổng số diện tích bị sạt lở trên 3.600 hectares trong tất cả các huyện.

“Lần thứ nhất trong đời, tôi đã chứng kiến thiệt hại tồi tệ nhất bởi sụp đổ bờ sông trong cộng đồng của tôi,” Kankong Chanlong, Chủ tịch của Nhóm Bảo tồn Mekong ở Ban Huai Kho, Nong Khai, nói đến năm ngoái khi sạt lở bờ sông rộng lớn xảy ra trong cộng đồng của ông.

Một ngư dân lâu đời, Kankong quen thuộc với bản chất và lề lối của những dao động của nước trong sông Mekong.  Ông biết rằng mực nước lên và xuống từ từ theo mùa – nó lên trong mùa mưa và xuống trong mùa khô.

Nhưng lề lối nầy đã thay đổi từ khi phát động đập Xayaburi ở Lào, khoảng 400 km về phía bắc của làng.  Ông đã lưu ý rằng mực nước lên và xuống một cách nhanh chóng trong vài ngày, hay 1 ngày, bất kể mùa.

Việc sụp đổ bờ sông trong cộng đồng của ông hồi năm ngoái xảy ra 1 ngày sau khi mực nước thay đổi nhanh chóng – dòng nước trở nên xiết và làm sạt lở nặng nề bờ sông.

Kankong tin rằng vấn đề sạt lở đã xảy ra dưới tầm mắt của các nhà làm chánh sách mặc cho những hậu quả và cái giá nặng nề của nó.

“Chúng tôi đã sống dọc theo bờ sông Mekong suốt cả đời.  Chúng tôi có thể thấy những thay đổi sau khi các đập ở thượng lưu được điều hành,” ông nói.  “Tôi lo sợ sạt lở sẽ tồi tệ nếu có thêm đập được xây trên sông Mekong.”

 

Tìm nguyên nhân cội rễ

Xây bờ kè là giải pháp chủ yếu của giới chức Thái trong việc đối đầu với sạt lở dọc theo bờ sông Mekong, mặc dù nó thay đổi sinh thái phức tạp của bờ sông cung cấp nơi cư trú cho cá và đất giàu dinh dưỡng cho canh tác.

Trên 400 m bờ kè đã hay phải được xây ở Nong Khai mà thôi từ tài khóa 2020 đến 2023, tốn khoảng 43 triệu baht (1,3 triệu USD), theo một tài liệu của Văn phòng Ủy hội Tin tức Chánh thức Thái Lan.

Một bờ kè được xây dọc theo sông Mekong trong huyện Chiang Khong,

tỉnh Chiang Rai ở đông bắc Thái Lan. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]

 

Sau một loạt sụp đổ bờ sông nghiêm trọng được báo cáo hồi năm ngoái, tỉnh trưởng Nong Khai và giới chức địa phương viếng thăm những nơi nầy để khảo sát thiệt hại và đưa ra các kế hoạch để xây thêm bờ kè.

Tương tự, giới chức trong các tỉnh khác giáp với sông Mekong đã tìm ngân sách từ chánh phủ trung ương để xây các bờ kè mới.  Nhưng vỉ ngân sách có giới hạn, bờ kè không thể xây trong tất cả những nơi dễ hay đã bị ảnh hưởng bởi sạt lở.

 

Bờ kè được xây dọc theo sông Mekong trong làng Ban Muang, tỉnh Nong Khai ở Thái Lan.  Xây bờ kè là giải pháp chủ yếu của giới chức Thái cố gắng để dương đầu với sạt lở.  Tuy nhiên, các bờ kè cũng thay đổi sinh thái phức tạp của bờ sông, cung cấp nơi cư trú của cá và không gian cho các cộng đồng địa phương để tác động qua lại với nước.

Nguồn: Google Earth.

 

“Tôi chưa thấy các giới chức khởi động bất cứ việc ngăn ngừa sạt lở trong cộng đồng của tôi,” On-anong từ làng Ban Huai Kho nói, bà đã mất đất và nhà cho sông Mekong môt vài năm trước.  Bà sống trong lo sợ mất thêm đất trong tương lai gần.

Một số dân làng muốn giới chức Thai có hành động ngoài việc xây bờ kè.  Họ muốn biết nguyên nhận cội rễ của việc sụp đổ bờ sông và tìm cách để ngưng nó.

Saman Kaewohuang, Chủ tịch của Hội đồng Tổ chức Cộng đồng Ban Muang ở

Nong Khai, muốn các giới chức nghiên cứu những ảnh hưởng xuyên biên giới của các đập trên dòng chánh Mekong đối với việc sạt lở bờ sông.

Ông nêu tên các đập như những nghi phạm chánh.  Sụp đổ bờ sông trong cộng đồng của ông và láng giềng đã trở nên thường xuyên hơn từ khi đập Xayaburi ở Lào hoạt động.

Được công bố trong năm 2018, nghiên cứu kỹ thuật của Ủy hội Sông Mekong chỉ ra rằng các đập thủy điện nằm trong viêc phát triển làm phù sa thay đổi lớn lao – có thể ảnh hưởng sự ổn định của bờ sông, theo quan điểm của dân làng.  Các yếu tố khác gồm có thủy nông, nông nghiệp và thay đổi cách sử dụng đất.

 

Saman Kaewphuang, Chủ tịch của Hội đồng Tổ chức Cộng đồng Ban Muang

ở Nong Khai, trên bờ sông Mekong bị sụp đổ hồi tháng 8 năm ngoái,

 lấy đi đất canh tác của dân làng. [Ảnh: Thitipan Pattanamongkol]

 

“Giới chức chánh phủ luôn luôn tránh nói về các đập khi chúng tôi liên kết chúng với vấn đề sạt lở.  Tôi không biết tại sao.  Có lẽ nói về các đập sẽ ảnh hưởng mối quan hệ ngoại giao [giữa Thái Lan và Lào],” ông nói.

Họ không thể im lặng về chuyện nầy.  Chúng tôi đã thấy đất đai của chúng tôi biến mất ngay trước mắt.  Sạt lở thật sự và một vấn đề khẩn cấp cho người dân sống dọc theo sông Mekong.”

.