Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019
TT
Hun Sen – người luôn ủng hộ các dự án đập Trung Quốc trên sông Mekong,
tiếp
Nghị Sĩ Jim Webb ngày 19/ 08/ 2009 trong chuyến du hành qua 5 quốc gia Đông
Nam Á khảo sát các dự án phát triển Mekong và phương thức sử dụng nước xuyên
lưu vực.
[nguồn:
Office of Senator Jim Webb]
|
Gửi cựu TNS Jim
Webb & Nhóm Bạn Cửu Long
DẪN
NHẬP: Cho dù tên tuổi TNS Jim Webb đang được sôi nổi nhắc tới qua sự kiện
lễ vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào 26/10/2019 sắp
tới – cũng là ngày Quốc Khánh của nền Đệ Nhất Cộng Hòa VN – nhưng với người
viết thì Jim Webb còn là một khuôn mặt nổi bật trong giới lập pháp Hoa Kỳ từ
hơn một thập niên trước, như một advocate có tiếng nói mạnh mẽ bảo vệ con sông
Mekong và cư dân lưu vực: “Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến
lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ
thuộc vào con sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”
Senator Jim
Webb’s Press Releases 12/ 08/ 2011
TỪ
SỰ KIỆN 81 TỬ SĨ NHẢY DÙ VNCH 54 NĂM SAU
Hôm
14 Tháng Chín, 2019, là một ngày đáng ghi nhớ cho người Việt khi cựu Thượng
Nghị Sĩ Jim Webb, đã gửi một thư ngỏ tới cộng đồng người Việt hải ngoại mời
tham dự lễ an táng di hài của 81 chiến sĩ Nhẩy Dù Quân Lực VNCH. TNS Webb viết:
“Tôi
muốn chia sẻ với quý bạn bản tin được đăng trong phiên bản điện tử báo USA
Today vào ngày Thứ Sáu, 13 Tháng Chín, 2019, và trong bản báo in cuối tuần. Đây
là lần đầu tiên chúng tôi xác định công khai ngày di chuyển hài cốt của các tử
sĩ QLVNCH từ Hawaii về California. Như nhiều bạn đã biết, điều quan trọng đối
với chúng tôi là giải quyết toàn bộ những thủ tục pháp lý trước khi thực hiện
lễ truy điệu tử sĩ.
Nghi
lễ sẽ cử hành tại Westminster, California vào sáng ngày Thứ Bảy, 26 Tháng Mười
2019; chúng tôi hy vọng sẽ được gặp một số quý bạn tại đó.
Tôi
cũng kèm theo đây một bức ảnh do Đại Tá Gino Castagnetti hỗ trợ một binh sĩ
Không Quân di quan từ căn cứ Không Quân March đêm qua. Di hài của những người
lính VNCH này, hiện đang ở California, chặng cuối của cuộc hành trình".
Đại
tá TQLC Gino Castagnetti [thứ hai từ trái] đang cùng một nhân viên phi hành
đoàn khiêng thùng hài cốt của 81 tử sĩ Nhảy Dù VNCH lên chuyến bay từ căn cứ
không quân March, Hawaii sang California
như
trạm dừng chân cuối cùng trong cuộc hành trình dài 54 năm của họ.
|
Tôi
vô cùng biết ơn tất cả những người đã đóng góp cho nỗ lực của chúng tôi và xin
thông báo là Hội Lost Soldiers Foundation đã có sự chấp thuận hoàn toàn của IRS
với tư cách là một tổ chức từ thiện. Thật là tuyệt vời!
Jim Webb
JIM
WEBB CHIẾN BINH ĐỒNG HÀNH CỦA QLVNCH
“Chúng
tôi không bao giờ quên những người bạn đồng hành trong những ngày gian khổ.” Đó
là câu nói cảm động trong bài báo của Jim Webb đăng trên USA Today 15/09/2019:
“Soldiers without a country: We're finally honoring South Vietnamese who fought
with us.”
James
H. Webb sinh năm 1946, một cựu chiến binh Thủy Quân Lục Chiến Mỹ với nhiều chiến
công trong cuộc Chiến tranh Việt Nam: ngày 10 tháng 7 năm 1969 Trung úy TQLC
Jim Webb được tưởng thưởng huy chương cao quý Navy Cross, dành cho Hải Quân
& TQLC – chỉ đứng thứ hai sau Medal of Honor là huy chương cao quý nhất của
nước Mỹ, do tinh thần chiến đấu anh dũng khi đang còn là Tiểu đội trưởng thuộc
Trung đội D, Tiểu đoàn 1 TQLC trong cuộc hành quân Lùng và Diệt / Search and
Destroy, Jim Webb đã bị nhiều vết thương miểng trong cuộc đụng trận này. Jim
Webb còn được những huy chương khác: một anh dũng bội tinh ngôi sao bạc, hai
ngôi sao đồng và hai chiến thương bội tinh.
Jim
Webb là một chính trị gia và cũng là nhà văn, tác giả của 10 cuốn sách xuất
bản. Cuốn Fields of Fire (1978) được coi như một tác phẩm kinh điển viết
về cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
Bìa cuốn tiểu
thuyết Fields of Fire (1978) của Jim Webb
được coi như một tác phẩm cổ điển
viết về cuộc Chiến Tranh Việt Nam.
[nguồn
Amazon.com/ Book.]
|
Jim
còn là phóng viên chiến trường trên các trận địa Trung Đông và Afghanistan,
được giải thưởng Emmy báo chí với phóng sự cho đài truyền hình PBS về hoạt động
của TQLC Mỹ (1983) tại Beirut, thủ đô Lebanon. Jim còn là một nhà làm phim.
Jim
Webb từng là Thượng nghị sĩ, Bộ trưởng Hải Quân, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng
thời Tổng thống Ronald Reagan. Tháng 7, 2015 Jim Webb ra tranh chức ứng cử viên
Tổng thống đảng Dân Chủ nhưng sau đó tự rút lui.
Jim
Webb tốt nghiệp tiến sĩ luật Đại học Georgetown và hành nghề luật sư. Jim có vợ
Việt Nam là Lê Hồng sinh năm 1968, nhỏ hơn Webb 22 tuổi cũng là một luật sư và
có một con gái tháng 12, 2006.
Jim
Webb giữa trận địa Chiến tranh Việt Nam,
năm
1969 do chiến công anh dũng Trung Úy TQLC Jim Webb được tưởng thưởng
Navy
Cross là một huy chương cao quý của Hải quân & TQLC Mỹ,
chỉ
đứng thứ hai sau Medal of Honor do Quốc hội vinh danh và Tổng thống Mỹ trao
tặng.
|
JIM
WEBB NGƯỜI BẠN CỦA CƯ DÂN SÔNG MEKONG
Cho
dù, thời điểm này tên tuổi Jim Webb đang được nhắc tới qua sự kiện sôi nổi về
lễ tưởng niệm vinh danh và an táng 81 bộ hài cốt các tử sĩ Nhảy Dù VNCH vào ngày
26 tháng 10, 2019 sắp tới đây, nhưng với người viết thì Jim Webb còn được biết
tới từ một thập niên trước như một Advocate for the Mekong. Jim
Webb có tiếng nói mạnh mẽ trong giới lập pháp Hoa Kỳ với những cam kết bảo vệ
sông Mekong và toàn lưu vực.
Sau
Chiến Tranh Việt Nam, sự vắng bóng của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á đã để lại
một khoảng trống địa dư chính trị, và đây cũng chính là cơ hội để một Trung
Quốc đầy tham vọng mau chóng lấp đầy. Với sức bành trướng của Bắc Kinh từ kinh
tế tới quân sự ngày càng đè nặng trên 5 quốc gia trong lưu vực sông Mekong,
cộng thêm với những động thái hung hãn của Trung Quốc nhằm tiến tới: “Tây
Tạng Hóa Biển Đông/ Tibetization of South China Sea”, nói theo ngôn
từ rất tượng hình của B.A. Hamzah, thuộc Viện Hàng hải Mã Lai/ Maritime
Institute of Malaysia (MIMA), trực tiếp đe dọa tới những quyền lợi thiết
thân của nước Mỹ, nên đã đến lúc chính quyền Mỹ không thể không quan tâm tới sự
bành trướng của Trung Quốc, một quốc gia đông dân nhất thế giới đang nhanh
chóng vươn lên như một siêu cường cả về kinh tế lẫn quân sự. Bắc Kinh không chỉ
cạnh tranh ráo riết mà còn tham vọng vượt qua Mỹ trong thập niên tới của thế kỷ
này. Nguy hiểm hơn nữa, nói theo ngôn từ của Jane Perlez, báo New York Time, đó
là một “cạnh tranh mất-còn / zero-sum game”. Do đó, sự trở lại với khu
vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ là một tiến trình tất yếu chứ không phải là ngẫu
nhiên.
Hoa
Kỳ là một trong những nước tài trợ cho Ủy Hội Sông Mekong, đồng thời cũng đã
từng viện trợ cho các quốc gia Mekong, và có tiếng nói quyền uy trên các tổ
chức ngân hàng lớn của thếgiới như World Bank/ WB và Asian Development Bank/
ADB… Với tư thế đó cùng với hành động tích cực dấn thân, Hoa Kỳ hy vọng có thể
tìm lại thế đứng, hay ít ra cũng có một “vai trò đối trọng” hạn chế được
phần nào sức bành trướng của Trung Quốc trong toàn lưu vực.
MỘT
KHỞI ĐẦU TỪ HÀNH PHÁP
Từ
Hội nghị ASEAN [Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á], ngày 23-07-2009, theo yêu cầu
của Mỹ đã có thêm một cuộc họp bên lề của Ngoại trưởng 5 nước: phía Mỹ là
Hillary Clinton, cùng với 4 Ngoại trưởng vùng Hạ Lưu Sông Mekong bao gồm có
Thái, Lào, Cambodia và Việt Nam tại Phuket, Thái Lan. Đại diện cho Việt Nam lúc
đó là Ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm kiêm Phó Thủ tướng.
Ngoại
trưởng Mỹ đã nhấn mạnh tới tầm quan trọng của vùng Hạ Lưu Sông Mekong và vai
trò mỗi quốc gia đối với Hoa Kỳ, cùng với cam kết hỗ trợ nhằm thăng tiến hòa
bình và thịnh vượng cho khu vực ASEAN như một toàn thể. Ngoại trưởng 4 nước
Thái , Lào, Cambodia và Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác chặt chẽ hơn của Hoa Kỳ
với các quốc gia Hạ Lưu trong những lãnh vực có ý nghĩa hỗ tương nhằm bảo đảm
sự phát triển bền vững trong vùng.
Tiếp
theo đó là một tuyên cáo, liên quan tới những vấn đề quan tâm chung, đặc biệt
là trong các lãnh vực Môi trường, Y tế, Giáo dục, và Phát triển Hạ tầng/
infrastructure development trong khu vực.
Bộ
Ngoại Giao Mỹ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan tâm về ảnh hưởng tác hại từ
những con đập đối với “An Ninh Lương Thực” trong vùng, trong đó phải k ểtới tầm
quan trọng của nguồn cá sông Mekong là nguồn protein chính đối với cư dân trong
lưu vực.
[Tưởng
cũng nên nói thêm, tới nay 2019 Trung Quốc đã xây xong 11 con đập thủy điện
dòng chính khổng lồ và còn tiếp tục xây thêm chuỗi 19 con đập nữa trên khúc
sông Lancang-Mekong thượng nguồn, chưa kể là Bắc Kinh còn sở hữu thêm 4 trong
số 11 dự án đập dòng chính nơi vùng Hạ Lưu sông Mekong trên lãnh thổ hai nước
Lào và Cambodia].
Ngoại
trưởng 5 nước đã thảo luận về các lãnh vực bao gồm biến đổi khí hậu * và làm
thế nào để đáp ứng có hiệu quả . [Ghi chú của người viết: nhưng ngót một
thập niên sau, climate change đã hoàn toàn bị Donald Trump, TT Mỹ đương nhiệm
phủ nhận]; phòng chống bệnh truyền nhiễm; mở rộng ứng dụng kỹ thuật cho
giáo dục và đặc biệt quan tâm đến vùng nông thôn; cũng như phát triển hạ tầng.
Các Ngoại trưởng đã xét duyệt những nỗ lực đang tiến hành, và đồng ý mở ra
những lãnh vực hợp tác mới; và đặc biệt hoan nghênh sáng kiến “Kết Nghĩa
Giữa Hai Ủy Hội Sông Mekong và Sông Mississippi / Sister-River Partnership”
nhằm chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn trong các lãnh vực thích ứng với biến đổi
khí hậu, đương đầu với lũ lụt và hạn hán, khai thác thủy điện và lượng giá ảnh
hưởng, quản lý nguồn nước và quan tâm tới an ninh lương thực.
Sáng
Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI (Lower Mekong Initiative) của Ngoại trưởng Hillary
Clinton, với mục đích là tạo thuận và phối hợp cách ứng xử với những thách đố trong
phát triển của toàn vùng qua các hội nghị trao đổi thông tin kỹ thuật, những
cuộc hội thảo huấn luyện, và những thăm viếng khảo sát.
Với
22 triệu MK dự chi – phải nói là ít, cho các chương trình môi sinh của 4 quốc
gia HạLưu sông Mekong; một phần ngân khoản ấy cũng được sửdụng cho việc “Kết
Nghĩa giữa hai Ủy Hội Sông Mekong và Mississippi” nhằm thăng tiến quản lý
nguồn nước xuyên quốc gia, qua kinh nghiệm từ Lưu vực Sông Mississippi. Số tiền
ấy cũng được cơquan USAID sử dụng cho việc nghiên cứu ảnh hưởng thay đổi khí
hậu trên nguồn nước, an ninh lương thực và trên cuộc sống cư dân trong lưu vực.
Theo
Aviva Imhof, nguyên Giám Đốc truyền thông của Mạng Lưới Sông Quốc Tế/
International Rivers thì Cơ Quan Khảo Sát Địa Chất Mỹ/ USGS có thể hỗ trợ phần
kỹ thuật trong việc thu thập dữ kiện về thủy văn/ hydrology, sinh thái/
ecology, lưu lượng phù sa / sediment flows và phẩm chất nước với bảo đảm rằng
những thông tin ấy được phổ biến rộng rãi tới quần chúng.
Sáng
kiến Hạ Lưu Mekong được xem là có phần nào ảnh hưởng tới động lực phát triển
trong lưu vực, và gây sự chú ý tới những vấn đề địa dư chính trị đang bị thử
thách.
Cho
dù thực chất ban đầu là chưa đáng kể, nhưng dấu hiệu tái cam kết của Mỹ với các
quốc gia Mekong và ASEAN đã bắt đầu khiến Trung Quốc phải quan tâm nhiều hơn
tới các cộng đồng cư dân và các chánh phủ hạ lưu sông Mekong.
TỚI
TNS JIM WEBB VÀ GIỚI LẬP PHÁP HOA KỲ
Cùng
với tiếng nói bên Hành Pháp, đã có sự cộng hưởng của giới Lập Pháp nhất là từ
Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ Jim Webb với tư cách là Chủ tịch Tiểu
Ban Đông Á và Thái Bình Dương Sự vụ của Thượng viện (Senate East Asian and
Pacific Affairs Subcommittee), đã rất tích cực từ nhiều năm nhằm ngăn ngừa
những tổn hại không thể đảo nghịch về môi trường do hậu quả của các đập thủy
điện trên sông Mekong.
Là
Thượng nghị sĩ Dân Chủ tiểu bang Virginia từ 2006, Jim Webb là một tiếng nói
rất năng động, được báo Washingtonian Magazine bầu chọn là một “Ngôi Sao Đang
Lên” tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Năm
2009, TNS Webb đã thực hiện chuyến du hành 2 tuần qua 5 quốc gia Đông Nam Á để
khảo sát các dự án phát triển sông Mekong và các phương thức sử dụng nước xuyên
lưu vực. Ông cũng vận động lôi kéo được nhiều viên chức ngoại giao Hoa Kỳ, các
chánh trị gia hoạch định chánh sách, các chuyên gia môi trường và giới học giả
quan tâm tới những nguy cơ phá vỡ sự cân bằng hệ sinh thái của của con sông
Mekong và tầm quan trọng của sông Mekong trong phát triển kinh tếvà xã hội của
vùng Đông Nam Á.
TNS
Jim Webb cũng đã tổ chức một buổi điều trần ngày 23 tháng 09, 2010 trước Ủy Ban
Ngoại Giao Thượng Viện với đề tài: “Thách Đố về Nước và An Ninh Khu Vực Đông
Nam Á/ Challenge to Water and Security in Southeast Asia”
ngoài tiếng nói của Joseph Yun Phụ tá Thứ Trưởng Ngoại giao đặc trách Đông Nam
Á/ Deputy Assistant Secretary of State for Southeast Asia phía Hành pháp, còn
có những tiếng nói thẩm quyền và uy tín từ các tổ chức Phi Chánh phủ như Richard
Cronin [The Stimson Center], Aviva Imhof [International Rivers], Dekila
Chungyalpa [Greater Mekong Program World Wildlife Fund for Nature]
Ủy
Ban Ngoại giao Thượng viện sau đó đã chuẩn thuận nghị quyết của TNS Webb kêu
gọi các đại diện Hoa Kỳ nơi các ngân hàng phát triển đa quốc gia/ multilateral
development banks cần tuân thủ triệt để “những tiêu chuẩn quốc tế về môi
trường” trong bất cứ một tài trợ ngân sách nào cho dự án đập thủy điện trên
dòng chính sông Mekong. Nghị quyết này như một hỗ trợ
cho MRC tuân hành theo thủ tục “tham khảo trước / prior consultation process”
cho mỗi dự án xây đập và đồng thời cũng kêu gọi cả Miến Điện và Trung Quốc gia
tăng hợp tác với MRC.
Nghị
quyết ấy cũng kêu gọi hoãn xây các con đập dòng chính sông Mekong đồng
thời thuyết phục chánh quyền Tổng Thống Obama tăng thêm ngân sách cho Sáng Kiến
Hạ Lưu Mekong/ LMI, hỗ trợ cho “các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở/
infrastructure projects” và tìm giải pháp bền vững thay thế cho các dự án
đập thủy điện dòng chính Mekong.
Trong
một lá thơ gửi Ngoại trưởng Hillary Clinton vào ngày 27 tháng 10, 2010, TSN
Webb đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao tiến xa hơn nữa trong tăng cường hợp tác và thăng
tiến phát triển bền vững đối với các dự án đập thủy điện dòng chính sông
Mekong.
TNS
Webb phát biểu: “Là một thành viên tài trợ cho MRC, Hoa Kỳ chuẩn bị xem xét
việc rút lại ngân khoản đóng góp nếu như các chương trình về con đập không đạt
được tiêu chuẩn môi trường được quốc tế chấp nhận.” Và ông đề nghị Ngoại
trưởng Hillary Clinton nêu lên các vấn đề ở mọi cấp bậc, với tất cả các quốc
gia thành viên, bao gồm cả Thái Lan và Trung Quốc – là hai quốc gia tài trợ
chính cho các dự án đập dòng chính Hạ Lưu Mekong.
“Hoa
Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm
bảo vệsức khỏe và an sinh / wellbeing của cư dân sống phụ thuộc vào con sông
Mekong cùng với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.”
Ngày
12/08/2011, Ủy Hội Sông Mekong/ MRC thông báo về quyết định từ Hội Nghị Cấp
BộTrưởng tại Siem Reap là hoãn xây con đập Xayaburi*, cũng là con đập dòng
chính đầu tiên thuộc Lưu Vực Dưới Sông Mekong, với lý do để có thêm thời gian
nghiên cứu về tác hại môi trường của con đập.
Ngay
cùng ngày, từ thủ đô Washington, TNS Jim Webb đã phát biểu “Đây là bước quan
trọng hướng tới một chánh sách trách nhiệm nhằm bảo vệ những điều kiện kinh tế
và môi trường cho hơn 60 triệu cư dân trong lưu vực.” TNS Webb tiếp: “Những
nỗ lực của MRC để duy trì sự ổn định môi trường và kinh tế của vùng Hạ Lưu
Mekong chứng tỏ ước muốn tôn trọng quyền hạn về nguồn nước của các quốc gia
trong lưu vực và đồng thời cũng quan tâm tới “những tiêu chuẩn chính đáng về
môi trường – proper environment standards” khi đánh giá những dự án xây đập
thủy điện.”
[Ghi
chú của người viết: trong thực tế năm 2019 chỉ 8 năm sau, con đập dòng chính
Xayaburi cũng đã được xây xong cùng với con đập Don Sahong, và còn thêm 3 dự án
đập dòng chính nữa là: Pak Beng, Pak Lay và mới đây Luang Prabang đang được
chính phủ Lào cho triển khai, đang là những báo hiệu một tương lai rất ảm đạm
của con sông Mekong và ĐBSCL của Việt Nam.]
BẢN
NGHỊ QUYẾT 227 CỦA THƯỢNG VIỆN MỸ
Bản
Nghị quyết S. Res. 227 của Thượng viện Hoa Kỳ:
Kêu
gọi bảo vệ Lưu vực sông Mekong và gia tăng hỗ trợ hoãn xây các con đập dòng
chính sông Mekong. Bản Nghị quyết được bảo trợ của các TNS Jim Webb,Virginia,
và TNS James Inhofe, Oklahoma và TNS Richard Lugar, Indiana được thông qua ngày
07/07/2011 với toàn văn bản nội dung như sau:
Mekong
là con sông dài thứ 12 trên thếgiới, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy
suốt 3 ngàn dặm qua Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam.
Khúc sông Mekong Hạ Lưu là nguồn nước ngọt, nguồn thực phẩm và cơ hội kinh tế
cho hơn 60 triệu dân lưu vực.
Sự
đa dạng sinh học của sông Mekong chỉ đứng thứ hai sau con sông Amazon, với
khoảng 1500 chủng loại cá trong số đó có hơn 1/3 thuộc loại di ngư/ migratory
fish, ngược dòng Mekong và các phụ lưu trong chu kỳ sinh sản và tăng trưởng; đa
số thuộc loại cá đánh bắt trao đổi thương mại.
Sông
Mekong cũng là cái nôi của 2 quốc gia xuất cảng gạo lớn nhất là Thái Lan và
Việt Nam [Ghi chú của người viết: vựa lúa của Thái Lan chủ yếu phụthuộc
vào đồng bằng châu thổ sông Chao Phraya chứ không phải sông Mekong] và
là vựa cá nước ngọt lớn nhất với 4 triệu tấn mỗi năm trị giá lên tới 9 tỉ MK và
cũng chiếm tới 80% lượng protein động vật của cư dân lưu vực.
Trung
Quốc đã xây 11 con đập trên dòng chính Mekong thượng lưu; và còn tiếp tục xây
thêm nhiều con đập khác nữa. Thái Lan, Lào, Cam Bốt và Việt Nam cũng đang hoạch
định xây hoặc tài trợ cho 11 con đập dòng chính trên khúc sông Mekong hạ lưu.
Các cuộc nghiên cứu khoa học đã rất quan tâm tới ảnh hưởng tác hại của các con
đập dòng chính trên dòng chảy, nguồn cá và sinh vật hoang dã.
MRC
là một tổ chức bao gồm 4 nước Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam qua một Hiệp
Định Hợp Tác Phát Triển Bền Vững được ký kết tại Chiang Rai tháng 04, 1995
với thỏa thuận hợp tác quản lý con sông Mekong, phát triển theo hướng bền vững,
mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trong lưu vực.
Mọi
thành viên MRC cùng đồng ý “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm
thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường, đặc biệt với lượng và phẩm chất
nước, hệ sinh thái nước / aquatic ecosystem, và sự cân bằng sinh thái của toàn
con sông/ river system, do phát triển và xửdụng các nguồn nước Lưu vực Sông
Mekong.” [Điều 7, Mekong Agreement 1995]
MRC
đã bảo trợ cho công trình Lượng Giá Môi Sinh Chiến Lược/ Strategic
Environmental Assessment by ICEM [International Centre for Environmental
Management Oct 2010], đối với dự án các con đập dòng chính hạlưu sông Mekong,
và đã đi tới kết luận là các con đập có thể gây hậu quả nghiêm trọng vềmôi sinh
bất khả phục hồi, cùng với những tổn thất lâu dài về tính đa dạng sinh học và
sự lành mạnh của toàn hệ sinh thái sông Mekong.
Những
thay đổi ấy có thể đe dọa tới “An Ninh Lương Thực” trong vùng, ngăn chặn nguồn
di ngư, gây tổn thất trên tính đa dạng sinh học, giảm dòng chảy phù sa, gia
tăng nạn nhiễm mặn, giảm lượng nông phẩm, và gây bất ổn cho các nhánh sông rạch
và cả gây sạt lở vùng cận duyên Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Hoa
Kỳ có những quyền lợi đáng kể cả về kinh tếvà chiến lược trong lưu vực sông
Mekong và những quyền lợi ấy có thể bị đe dọa nếu như việc xây những con đập
dòng chính ấy có thể gây bất ổn chánh trị trong vùng.
Sáng
Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI do Bộ Ngoại Giao Mỹ khởi xướng vào tháng 7, 2009 liên
kết 4 quốc gia Thái Lan, Lào, Cambodia và Việt Nam trong những “vấn đề an
ninh về nước”, xây dựng tiềm năng vùng, và tạo thuận cho hợp tác đa phương
trong vấn đề quản trị hữu hiệu các nguồn nước.
Tài
trợ cho Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong khởi đầu chú tâm tới tới ba trụ cột/ pillars:
môi trường, y tế, giáo dục, và riêng trụ thứ 4, cơ sở hạ tầng thì hầu như bỏ ngỏ
và không có ngân khoản. Trong khi cơ sở hạ tầng là yếu tố thiết yếu thăng tiến
khả năng điều hợp việc xây dựng các công trình thủy điện trong vùng.
Ngày
22 tháng 9, 2010, Lào gửi tới MRC dự án đập Xayaburi để dược xét duyệt; đây là
con đập hạ lưu đầu tiên trong chuỗi 9 con đập dòng chính trong lãnh thổ Lào [Ghi
chú của người viết: 2 con đập Stung Treng và Sambor trong lãnh thổ Cambodia].
Ngày
19 tháng 4 năm 2011, các đại diện Ủy Ban Liên Hợp MRC họp để thảo luận về dự án
đập Xayaburi đã không đạt được sự đồng thuận nhưng cũng đồng ý với nhau rằng
quyết định sẽ được hoãn lại cho tới kỳ họp cấp Bộ trưởng của 4 nước sắp tới.
Ngày
8 tháng 5, 2011, chánh phủ Lào đồng ý tạm hoãn công trình Xayaburi với kếhoạch
khảo sát thêm vềlượng giá môi trường, nhằm đáp ứng mối quan tâm của các quốc
gia láng giềng.
Từ
những dữ kiện trên, Thượng Viện Hoa Kỳ:
1.
Kêu gọi chánh phủ Mỹ nhận định rõ sự khác biệt hoàn cảnh giữa các quốc gia ven
sông Mekong, bao gồm các khía cạnh năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, và đồng
thời hỗ trợ cho nền tảng phát triển hiệu quả/ cost-effective đáp ứng được nhu
cầu sản xuất điện, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo khó.
2.
Kêu gọi các đại diện của Hoa Kỳ trong các ngân hàng phát triển đa quốc gia vận
dụng tiếng nói và quyền đầu phiếu đề chống lại việc hỗ trợ tài chính cho các dự
án đập thủy điện dòng chính Mekong nếu chưa được phối hợp đầy đủ trong phạm vi
vùng và có thể gây những tác hại đáng kể về môi trường, đời sống cư dân, và
phát triển kinh tế ven sông và trong lưu vực.
3.
Khuyến khích Hoa Kỳ gia tăng cam kết với các quốc gia Mekong qua Sáng Kiến Hạ
Lưu Mekong/ LMI và gia tăng hỗ trợ “năng lượng và an ninh nước” thuộc
vùng Đông Nam Á.
4.
Kêu gọi chánh phủ Hoa Kỳ lãnh đạo Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI quan tâm nhiều
hơn tới khả năng xây dựng các dự án về năng lượng và cơ sở hạ tầng nước.
5.
Hoan nghênh quyết định của chánh phủ Lào tạm hoãn xây công trình đập Xayaburi
để đáp lại mối quan tâm của các quốc gia lân bang.
6.
Hỗ trợ hoãn xây chuỗi các con đập dòng chính Mekong cho tới khi các cuộc lượng
giá môi sinh hoàn chỉnh, đồng thời với kế hoạch điều hợp đa phương được hoàn
tất.
7.
Kêu gọi mọi quốc gia ven sông Mekong, bao gồm cả Trung Quốc tôn trọng quyền của
các quốc gia khác trong lưu vực và cần quan tâm tới bất cứ sự bất đồng hay mối
e ngại nào đối với các dự án đập sông Mekong.
8.
Khuyến khích các thành viên của MRC tôn trọng thủ tục “tham vấn trước/ prior
consultation” qua tiến trình xây đập trải với các giai đoạn như: Thủ tục Thông
báo / Procedures for Notification, Tham vấn trước / Prior Consultation, Chuẩn
thuận / Agreement.
9.
Kêu gọi các chánh phủ Miến Điện và Trung Quốc cải thiện hợp tác với MRC, chia
sẻ thông tin về lưu lượng nước và tham dự vào các tiến trình quyết định trong
vùng/ regional decision-making processes, trong phát triển và sử dụng sông
Mekong. Và:
10.
Hỗ trợ các quốc gia hạ lưu Mekong thu thập dữ kiện và phân tích ảnh hưởng các dự
án phát triển dọc theo sông Mekong.
LIỆU
SÁNG KIẾN HẠ LƯU MEKONG ĐÃ TRỞ THÀNH QUÁ KHỨ
Sự
trở lại khu vực Đông Nam Á của Hoa Kỳ qua Sáng Kiến Hạ Lưu Mekong/ LMI cho
đến nay đã qua 10 năm, nhưng vẫn còn mang tính cách rất tượng trưng với một
ngân khoản đầu tư chưa tương xứng so với tầm vóc của chánh sách và nhu cầu của
các quốc gia trong lưu vực. Lại càng chưa thể nói là có khả năng “đối trọng”
đối với áp lực bành trướng ngày càng gia tăng của Trung Quốc, khi mà Bắc Kinh
đang ở thế thượng phong trong Lưu Vực Lớn Sông Mekong / Greater Mekong
Subregion/ GMS so với Hoa Kỳ trong nhiều lãnh vực:
-
TQ có một địa dư tiếp cận, sở hữu một nửa chiều dài con sông Lancang-Mekong
chảy xuyên suốt qua 6 quốc gia thay vì với Hoa Kỳ là cả một khoảng cách đại
dương.
-
TQ đang và sẽ sở hữu thêm những con đập dòng chính khổng lồ trên thượng nguồn
khiến con sông Mekong trở “thành tháp nước và nhà máy điện” của Trung Quốc.
-
TQ đã và đang mở rộng những đặc khu kinh tế SEZs/ Special Economic Zones “Made
in China” trong lưu vực [ Lào, Cambodia, Việt Nam] với nhân lực tài lực và các
hạ tầng cơ sở có khả năng bám trụ lâu dài.
-
TQ có một lực lượng quân sự được quyền ngang nhiên tuần tra trên sông Mekong
bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc từ tháng 12, 2011 nhằm bảo vệ an ninh và những
đặc quyền kinh tế.
-
TQ đang tận khai thác tình trạng phân hóa khối ASEAN và các quốc gia Mekong,
điển hình là sự rạn vỡ của ba nước Đông Dương với Cambodia và tiếp theo là Lào
đang tách rời Việt Nam để đi dần vào quỹ đạo của Bắc Kinh.
-
TQ có một nguồn tiền gần như vô hạn, là chủ nợ của Hoa Kỳ, và dư khả năng để
tài trợ cho các công trình cơ sở hạ tầng và cảnhững con đập dòng chính hạ lưu
sông Mekong.
Ngoài
nguồn tiền từ Trung Quốc, khai thác thủy điện sông Mekong nay có phần dễ dàng
hơn nhiều khi mà sốvốn đầu tư còn có thể đến từ những ngân hàng thương mại
trong vùng như Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam… thay vì như trước đây phải được tài
trợ từ các tổ chức tài chánh quốc tế lớn mà Mỹ rất có ảnh hưởng như Ngân hàng
Thếgiới, Ngân hàng Phát triển Á châu.
MIKE
POMPEO VÀ SÁNG KIẾN HẠ LƯU MEKONG
Mười
năm sau Ngoại trưởng Hillary Clinton (2009), ngày 1/8/2019 trong cuộc họp các
Bộtrưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhắc lại Sáng
kiến hạ lưu Mekong/ Lower Mekong Initiative, [Ghi chú của người viết: LMI do Bộ
Ngoại Giao Mỹ khởi xướng vào tháng 7, 2009], Mike Pompeo lên tiếng chỉ
trích Trung Quốc đã xây các đập thủy điện dòng chính sông Mekong gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các quốc gia hạ nguồn.
“Mực
nước của con sông đang ở mức thấp nhất trong một thập kỷ qua, một vấn đề có
liên quan đến quyết định đóng nước từ thượng nguồn của Trung Quốc”, Ngoại
trưởng Pompeo phát biểu tiếp.
Pompeo
cũng nói đến việc Trung Quốc cho nổ mìn, nạo vét lòng sông, tuần tra dòng sông
bên ngoài khu vực thuộc Trung Quốc, tìm cách áp đặt các luật lệ lên việc quản
lý dòng sông, và do đó làm yếu đi vai trò của Ủy Hội sông Mekong.
Ngoại trưởng Hoa
Kỳ Mike Pompeo (thứ ba từ trái),
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh (thứ
hai từ phải)
tại Hội nghị cấp
Bộ trưởng ởBangkok, Thái Lan hôm 1/8/2019
trong dịp kỷ niệm 10 năm Sáng kiến
Hạ lưu Mekong.
[nguồn: US
Embassy in Vietnam]
|
Ngoại
trưởng Pompeo cũng nói đến cam kết của Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc hợp tác
với các nước thuộc lưu vực sông Mekong để đối phó với những khó khăn. Đối tác
năng lượng Mekong Nhật Bản – Hoa Kỳ [ JUMP/ Japan-U.S. Mekong Power Partnership],
sẽ xây dựng các mạng lưới dẫn điện trong khu vực, và Hoa Kỳ cam kết sẽ đóng góp
hơn 29 triệu đô la.
Và
chính phủ Mỹ đang làm việc với Quốc hội để cung cấp một khoản trợ giúp trị giá
14 triệu đô la cho các nước sông Mekong đối phó với tội phạm xuyên quốc gia,
buôn người, ngăn chặn việc buôn bán động vật hoang dã, đối phó với sự lan rộng
của việc buôn lậu thuốc phiện từ khu vực Tam Giác Vàng. Đó là những chương
trình trợ giúp mang tính nhân đạo nhưng xét về giá trị chiến lược thì rất manh
mún…
Và
người viết không thể không tự hỏi: vị trí chiến lược của Hoa Kỳ hiện nay là ở
đâu trên Bàn cờ Sông Mekong?
Thiếu
thực chất chiến lược / short on substance, thiếu một chính sách liên tục và
nhất quán từ phía Hoa Kỳ: đó là thực trạng từ nhiều năm nay của Sáng Kiến
Hạ Lưu Mekong/ LMI.
Các
viên chức Mỹ từ Hành Pháp tới Lập Pháp bấy lâu đã nói nhiều về cam kết vai trò
mở rộng của Hoa Kỳ trong Lưu Vực Sông Mekong [Sáng Kiến HạLưu Mekong của Bộ
Ngoại giao, Nghị quyết Res. 227 của Thượng viện] nhưng rồi với chính sách
luôn “xoay trục”, và với “tổng số đầu tư thì chưa đáng kể” cả về phẩm lẫn
lượng. Cũng trong suốt 10 năm qua, Hoa Kỳ gần như tê liệt, không có động thái
tích cực và hiệu quả nào ngăn chặn khi Trung Quốc liên tục cung cấp vốn đầu tư,
kỹ thuật và trang bị xây đập để Lào có thể cắt đoạn dòng chính sông Mekong với
các con đập Xayaburi, Don Sahong tới Pak Beng, Pak Lay và sắp tới đây là con
đập lớn Luang Prabang – và thật trớ trêu với đa phần vốn đầu tư là từ
PetroVietnam, một Việt Nam đang cầm súng tự bắn vào chân mình!
Hoa
Kỳ càng ngày càng bị Trung Quốc lấn lướt không chỉ trên toàn lưu vực sông
Mekong mà cả Biển Đông. Để có thể tranh giành ảnh hưởng với Bắc Kinh, dĩ nhiên,
có một cái giá tương xứng phải trả về phía Hoa Kỳ có thể phục hồi ảnh hưởng và
uy tín tại khu vực Đông Nam Á với thế mạnh và có khả năng đối trọng hữu hiệu
với Trung Quốc.
THAM KHẢO:
4. In The Senate of
The United Stated: The full text of S.Res. 227 (as passed July 7, 2011), (Mr.
Webb, Mr. Inhofe, and Mr. Lugar) A resolution calling for the protection of the
Mekong River Basin and increased United States support for delaying the
construction of mainstream dams along the Mekong River.