MEKONG TRONG CHIẾN LƯỢC CHÂU Á CỦA HOA KỲ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC


(The Mekong in US Asia Strategy: Opportunities and Challenges)

Prashanth Parameswaran – Bình Yên Đông lược dịch
The Diplomat – July 8, 2019



Trong vòng hội đàm thượng đỉnh Á Châu được tổ chức vào cuối tháng nầy ở Bangkok, một trong những lãnh vực then chốt nổi bật trong chánh sách của Hoa Kỳ sẽ là sự tiếp cận của Washington với phân vùng Mekong – một vùng đất liền ở Đông Nam Á (ĐNA) mà sông Mekong, một trong những con sông lớn và dài nhất trên thế giới, chảy qua.  Mặc dù Hoa Kỳ đã quan tâm đến vùng Mekong từ lâu, vai trò của nó sẽ rất quan trọng trong bối cảnh bành trướng của Hoa Kỳ, kể cả sự gia tăng cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa và chiến lược của chánh quyền Trump cho một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng (free and open Indo-Pacific (FOIP)).

Tầm quan trọng của Mekong đã được xác định từ lâu trong chánh sách của Hoa Kỳ.  Sông Mekong - chảy qua Trung Hoa (có tên là Lancang) và các quốc gia ĐNA gồm có Cambodia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam – là một nguồn tài nguyên thiết yếu cung cấp thực phẩm, nước và giao thông cho hơn 60 triệu người trong vùng.  Vào những thời điểm khác nhau, Mekong từng là nơi giao tiếp hay xung đột giữa các quốc gia ĐNA cùng với các cường quốc có liên hệ, kể cả Hoa Kỳ trong suốt cao điểm của cuộc chiến Việt Nam.  Tầm quan trọng của Mekong trong chánh sách Châu Á của Hoa Kỳ chỉ gia tăng trong những năm vừa qua, với việc các quốc gia Mekong tăng cường sức mạnh kinh tế nhưng gặp khó khăn trong việc đối phó với thách thức và sự xâm nhập ngày càng tăng của Trung Hoa.  Trong khi đó, sông Mekong đang lâm nguy vì phát triển, dân số, áp lực liên quan đến thay đổi khí hậu, kể cả sự bùng phát của đập thủy điện.

Sông Mekong vẫn là tâm điểm trong chiến lược Châu Á của Hoa Kỳ ngày nay.  Thật vậy, trong chiến lược FOIP do chánh quyền Trump hình thành, phân vùng Mekong là nơi mà nguyên tắc tự do và mở rộng có lẽ gặp thử thách lớn nhất.  Phân vùng cũng điển hình cho sự ràng buộc giữa ba trụ cột của FOIP là an ninh, kinh tế và cai quản vì sự hiện hữu của những thách thức đa dạng xuyên biên giới.  Tương lai của vùng Mekong cũng có liên quan đến các mục tiêu rộng rãi hơn của Hoa Kỳ, bao gồm thúc đẩy đồng minh và đối tác, khuyến khích việc đoàn kết ASEAN, tăng cường cam kết kinh tế của Hoa Kỳ, và đối phó với sự trỗi dậy của Trung Hoa.

Chánh sách của Hoa Kỳ đã đi khá xa trong việc nầy và bắt đầu hình thành một phản ứng chắc chắn hơn.  Thật vậy, 2019 đánh dấu một thập niên ngày thành lập Sáng kiến Hạ lưu Mekong (Lower Mekong Initiative (LMI) của chánh quyền Obama, một nỗ lực để cỗ vũ sự hợp tác và nâng cao khả năng trong vùng ĐNA.  Trong khi tiêu điểm của LMI tương đối ít được chú ý dưới thời chánh quyền Trump và chưa được khai triển tối đa, sáng kiến vẫn tiếp tục cùng với những nỗ lực liên hệ khác trong chiến lược FOIP, bao gồm các nỗ lực hạ tầng cơ sở mới và thúc đẩy công việc đang tiến hành bởi đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ chẳng hạn như Nhật Bản và Singapore.

Nhưng thách thức vẫn còn tồn tại.  Một số thách thức liên quan đến sự thay đổi của vùng trong thập niên qua sau khi LMI được phát động, là vấn đề giới hạn triển vọng cam kết của Hoa Kỳ, hay sự xâm nhập của Trung Hoa qua cơ cấu Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation (LMC)) và Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative (BRI)) bao quát hơn, có vẽ hấp dẫn đối với các quốc gia ĐNA nhưng đi kèm với những sợi dây vô hình.  Những thách thức khác liên quan đến chính chánh sách của Hoa Kỳ, liệu có quá khó trong việc thu thập tài nguyên để giải quyết một loạt các vấn đề rộng lớn – bao gồm môi trường, năng lượng, y tế, nước, nông nghiệp, cai quản, thay đổi khí hậu, sự nối kết, và quyền phụ nữ - với thông điệp kèm theo để làm rõ đường lối của Washington độc lập với đường lối của Bắc Kinh và những tay chơi khác.

Dĩ nhiên, những thách thức nầy không phải là không thể vượt qua.  Các quốc gia ĐNA thận trọng với ảnh hưởng đang lên của Trung Hoa ở trong vùng ở mức độ khác nhau và họ vẫn mở cửa cho các giải pháp thay thế.  Và nếu Hoa Kỳ sử dụng tất cả các mũi tên trong bao, kể cả sức mạnh của các tổ chức phi chánh phủ chẳng hạn như các trường đại học và công ty, Hoa Kỳ có thể sớm sử dụng những khả năng vô song trong việc trợ giúp các quốc gia nầy cũng như để triển khai những quyền lợi của Washington trong vùng ĐNA và Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Prashanth Parameswaran – Bình Yên Đông lược dịch



Sông Mê Kông ‘trơ đáy,’ miền Tây sẽ bị hạn mặn, đói kém


 July 26, 2019


Nước sông Mê Kông xuống thấp, Đồng Bằng Sông Cửu Long không có lũ, sinh kế của người dân vùng đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp sẽ gặp nhiều khó khăn. (Hình: Thanh Niên)

CẦN THƠ, Việt Nam (NV) – Nước sông Mê Kông ở thượng nguồn xuống thấp “chưa từng thấy” ngay trong mùa mưa đã khiến vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long đối diện với hạn mặn xâm nhập, hết tôm cá, cạn phù sa, sắp rơi vào cảnh đói nghèo.
Đứng ở Bến Ninh Kiều (thành phố Cần Thơ) nhìn ra sông Hậu Giang, nhánh chính của dòng Mê Kông chảy về hạ nguồn Đồng Bằng Sông Cửu Long, ông Nhâm Hùng, một nhà nghiên cứu văn hóa ở Cần Thơ nói với báo Thanh Niên: “Lý ra, giờ này con nước bạc đã về sông Hậu, khởi đầu mùa nước nổi, kéo theo những đàn cá bống trứng, rồi sau đó là cá linh non. Thế nhưng không hiểu sao, năm nay nước không có. Ngay trong nội thành Cần Thơ, các con rạch lúc nước ròng cũng cạn trơ đáy. Thật đáng lo.”
Theo báo Thanh Niên, cùng thời điểm này hồi năm 2015 lũ cũng rất thấp nhưng mực nước cao hơn. Hệ quả sau đó là sang đầu năm 2016, Việt Nam hứng chịu đợt hạn hán, xâm nhập mặn lớn chưa từng thấy khiến 10/13 tỉnh thành Đồng Bằng Sông Cửu Long công bố thiên tai, hơn 160,000 hécta lúa bị thiệt hại. Điều đáng sợ là đợt hạn mặn này có thể lặp lại vào mùa khô năm 2020

Giải thích về việc này, Tiến Sĩ Dương Văn Ni, Khoa Môi Trường Tài Nguyên Thiên Nhiên, trường Đại Học Cần Thơ, cho biết ngay tại Đồng Bằng Sông Cửu Long có hai vùng trữ lũ rất lớn là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên, được xem là hai túi nước điều hòa cho đồng bằng. Thế nhưng nhiều năm trước, do chạy theo sản lượng lúa, Việt Nam đã đắp rất nhiều đê bao để ngăn không cho nước lũ tràn vào khu vực này nhằm tăng diện tích canh tác lúa vào mùa lũ lên. Việc này đã làm cho diện tích trữ nước của đồng bằng bị thu hẹp, lượng nước ngọt không giữ lại được, mùa hạn đến thì lượng nước tại chỗ không còn đủ để bổ sung cho sông Hậu, sông Tiền đẩy bớt nước mặn ra biển. Và càng vào mùa khô hạn thì xâm nhập mặn càng sâu vào nội đồng.

Thạc Sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Mê Kông, nói thẳng: “Kinh nghiệm như năm 2016 cho thấy,Việt Nam gần như không có biện pháp nào để đối phó với những năm khô hạn gay gắt. Dù có công trình cống đập ngăn mặn thì cũng không có tác dụng ngăn mặn vì bên trong không đủ nước.”

Làng nổi Chong Khneas của Việt kiều ở Biển Hồ, Siem Reap, Cambodia “mắc cạn” dù đang là mùa mưa. (Hình: Thanh Niên)

Phân tích về nguyên nhân khiến nước sông Mê Kông xuống thấp, ông Thiện cho biết lưu vực Mê Kông có hai đoạn gồm thượng lưu vực là phần chảy trong lãnh thổ Trung Quốc với nguồn nước chủ yếu là từ tuyết tan ở cao nguyên Tây Tạng, đóng góp vào tổng lượng nước khoảng 16% và Myanmar đóng góp 2%.

Trong khi đó ở đoạn hạ lưu vực là phần từ Lào xuống bờ biển Đồng Bằng Sông Cửu Long cung cấp đến 82% lượng nước cho sông Mê Kông nhờ vào từ những cơn mưa ở Lào (35% tổng lượng nước), Thái Lan, Cambodia (18% mỗi nơi) và ở tại chỗ Đồng Bằng Sông Cửu Long.
“Đáng ngại là hiện nay theo bản tin dự báo của Cơ Quan Khí Quyển Và Đại Dương Quốc Gia Mỹ, đang có tình trạng El Nino yếu và có khả năng lượng mưa trong lưu vực Mê Kông trong vòng 1-2 tháng tới sẽ thấp. Tại Lào mưa rất ít và mực nước cũng thấp kỷ lục so với tất cả các năm trước. Điều này đồng nghĩa với việc mùa lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ rất thấp kéo theo sang mùa khô đầu năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn sẽ rất khốc liệt,” ông Thiện nói.

Theo ông Thiện, về lâu dài để tăng cường sức chống chịu của Đồng Bằng Sông Cửu Long thì cần khôi phục không gian của dòng sông, để nước có thể vào lại ruộng đồng phải bắt đầu bằng việc giảm bớt một vụ lúa trong mùa lũ ở Tứ Giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười. Lũ vào được hai vùng này không chỉ tích nước điều hòa dòng chảy cho mùa khô mà còn giảm ngập úng cho các đô thị, đường sá vùng hạ lưu, những nơi không có đê bao.

Trong khi đó, Phó Giáo Sư Tiến Sĩ Lê Anh Tuấn, phó viện trưởng Viện Nghiên Cứu Biến Đổi Khí Hậu (Trường Đại Học Cần Thơ), cho rằng Đồng Bằng Sông Cửu Long cần giảm ngay diện tích lúa, những nơi nào không bảo đảm nước ngọt hay kém hiệu quả, bởi lúa chính là cây trồng tốn rất nhiều nước. Ước tính để làm ra 1 tấn lúa vào mùa khô phải sử dụng 4,000-5,000 khối nước.
“Ngay lúc này, bộ ngành Trung Ương và các địa phương Đồng Bằng Sông Cửu Long cần nhanh chóng khuyến cáo cho người dân có những bước chuẩn bị để ứng phó thiên tai,” ông Tuấn khuyến cáo. (Tr.N)

Source:

Miền Tây 'đói' lũ vì nước ở thượng nguồn sông Mekong xuống thấp



Thuy Tien 31.7.19

Nông dân miền Tây lo ngại lũ không về thì đồng ruộng sẽ cằn cỗi, sâu bệnh, chuột bùng phát; nắng hạn, xâm nhập mặn khốc liệt hơn.

Nông dân huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng trên cánh đồng khô cằn. 
Ảnh: Thành Nguyễn.

Ra thăm cánh đồng 8 ha khô cằn, trơ gốc rạ của gia đình, lão nông Lê Văn Lam (69 tuổi) ở xã Tân Phước, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp tỏ ra lo lắng. Ông cho biết, mọi năm lũ nhỏ nhưng nước thượng nguồn vẫn đổ về tràn đồng lấp xấp. Nhưng nay, kênh nội đồng cạn kiệt như lúc cao điểm nắng hạn tháng 2, 3. "Sống ở đây mấy chục năm mới tôi thấy cảnh lạ lùng này", ông nói.
Vụ hè thu này, nhiều diện tích lúa vùng Đồng Tháp Mười có năng suất thấp do thời tiết bất thường, sâu bệnh nhiều. Giá thành tăng 3.500 - 3.800 mỗi kg nhưng giá bán thấp, khiến nông dân hòa vốn hoặc lãi rất ít sau 3 tháng canh tác.
"Mọi người tranh thủ mở đồng cho lũ vào để đón phù sa, tháo chua rửa phèn, tiêu diệt mầm bệnh nhưng ai nấy đều thất vọng", ông Lam than vãn và cho biết, nếu không có lũ, vụ sau chắc chắn chi phí sẽ tăng lên vì đồng ruộng càng bạc màu, mầm bệnh bùng phát, chuột sinh sôi tung hoành cắn phá lúa, hoa màu...

Cùng cảnh khó, các làng nghề mưu sinh mùa lũ cũng đìu hiu. Theo ông Lê Hữu Tý - chủ cơ sở sản xuất lưới tại làng lưới Thơm Rơm (TP Cần Thơ), mọi năm vào dịp này cảnh mua bán ở địa phương rất xôm tụ. Khách hàng khắp miền Tây và cả Campuchia nườm nượp về lấy lưới bán cho ngư dân đánh cá. Nhưng nay, lũ không có, hàng chục tiệm nơi đây rơi vào cảnh ế ẩm, sức tiêu thụ giảm 70%.
"Với 45 năm làm nghề gắn liền với con nước lên xuống, tôi nhận thấy khoảng 5 - 10 năm thì lặp lại chu kỳ lũ nhỏ một lần. Nhưng năm nay thì khác rồi. Ngay cả Thái Lan, Campuchia còn chưa có lũ thì nói gì miền Tây, đoạn cuối của dòng Mekong", ông Tý nói.

Ngày 28/7, mực nước trên sông Hậu tại Châu Đốc (An Giang) là 1,19 m; sông Tiền tại Tân Châu 1,09 m, lần lượt thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 1,15 - 1,72 m. Cơ quan khí tượng thủy văn dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long sắp tới lên nhưng không đáng kể. Cụ thể, ngày 1/8, mực nước tại Tân Châu đạt 1,43 m; Châu Đốc là 1,53 m, thấp hơn cùng kỳ năm trước 1-1,68 m.

Ông Khương Lê Bình - Giám đốc Đài khí tượng Thuỷ văn tỉnh Đồng Tháp cho rằng, hiện nay nước từ thượng nguồn chưa đổ về là "đặc biệt bất thường". Cả tỉnh Đồng Tháp, mực nước thấp hơn năm ngoái rất nhiều; riêng vùng đầu nguồn thấp hơn 1 - 1,4 m. "Hiện, mực nước dao động chủ yếu do ảnh hưởng của thủy triều, đến cuối tháng 7 vẫn chưa có gì thay đổi. Sang tháng 8, nước từ thượng nguồn có thể đổ về nhưng không đột biến", ông Bình cho biết.
Lũ không về miền Tây do nước ở thượng nguồn sông Mekong đang xuống thấp trong nhiều năm. Theo thông báo của Ủy hội sông Mekong, mực nước sông Mekong trong đầu mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 7 ở mức thấp nhất, dưới mức tối thiểu từng ghi nhận trong nhiều năm. Hiện ở Chiang Saen, tỉnh Chaing Rai, Thái Lan, mực nước đo được là 2,1 m, thấp hơn nhiều so với mức 3,02 m - mực nước trung bình đo được trong 57 năm (1961 - 2018).
Tại Vientiane (Lào) là 5,54 m, thấp hơn 0,7 m so với trung bình nhiều năm. Ở tỉnh Kratie của Campuchia, nước sông cao 9,31 m, thấp hơn 5,4 m so với trung bình nhiều năm và chỉ nhỉnh hơn một chút so với mức thấp nhất trong lịch sử.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về môi trường cho biết, tổng lượng nước trung bình một năm của sông Mekong là 475 tỷ m3. Ở thượng nguồn, nước chủ yếu do tuyết tan từ cao nguyên Tây Tạng nhưng đóng góp khá ít, chỉ chiếm 16% và Myanmar đóng góp 2%.
Còn lại 82% lượng nước Mekong do mưa ở Lào, Thái Lan, Campuchia và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, lượng mưa tại Lào chiếm 35% tổng lượng nước. Phần lưu vực tại Thái Lan và Campuchia đóng góp 18% mỗi nơi. Còn lượng mưa tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 11%.

"Theo bản tin dự báo của Cơ quan Khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ, vùng lưu vực Mekong đang có hiện tượng El Nino yếu, khả năng mưa trong 1 - 2 tháng tới thấp. Tại Vientiane mưa rất ít và mực nước cũng thấp kỷ lục", ông Thiện nói và cho biết điều này đồng nghĩa với việc mùa lũ ở miền Tây sẽ rất thấp. Dự báo, mùa khô đầu năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn rất khốc liệt.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng, mực nước sông Mekong xuống thấp còn do tác động của con người. Năm nay bị khô hạn, các quốc gia ở thượng nguồn đều tìm cách giữ nước lại bằng các đập thủy điện. Trong đó, đập Xayabury (Lào) vừa xây xong. Họ đóng đập, chặn ngang dòng sông Mekong để chạy thử tổ máy, làm nước không chảy xuống vùng Hạ Lào, Biển Hồ (Campuchia) và Đồng bằng sông Cửu Long.
"Thông thường, cuối tháng 7 Biển Hồ tràn nước (diện tích 10.000 km2 vào mùa khô; 16.000 km2 vào mùa mưa, độ sâu 1 - 9 m). Nhưng hiện nước ở đó rất ít, nên chắc chắn năm nay lũ về miền Tây nhỏ", tiến sĩ Tuấn nhận định.

Trước tình hình này, Viện Khoa học thủy lợi miền Nam khuyến cáo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long chủ động điều tiết nước, đảm bảo cho sản xuất vụ hè thu; đồng thời, đề phòng ảnh hưởng hạn mặn bất thường. Ngành nông nghiệp, môi trường các địa phương cần hướng dẫn người dân tích trữ nước mưa, canh tác loại cây trồng cần ít nước và sử dụng nước tiết kiệm...

Cửu Long
(vnexpress.net)

Mekong: Trận ‘hạn hán thế kỷ’ nhìn từ quan điểm hạ lưu



Thuy Tien 27.7.19

Báo chí Thái Lan, Việt Nam và hải ngoại đều đăng tin lưu vực Mekong hạn hán bị nặng nề nhất của thế kỷ, mực nước xuống từ Trung Quốc (TQ) trong tháng này bỗng xuống thấp chỉ còn một nửa kỷ lục thấp có trước, các tổ chức dân sự ở Thái cho rằng hạn hán là do các đập thuỷ điện của Trung Quốc trên Vân Nam đã cắt hãm nước.


Biển Hồ cạn nước 
do dòng Mekong bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các đập trên thượng nguồn.

Dư luận cáo buộc TQ như thế là hợp lý, nhất là từ quan điểm Thái Lan, vì Đông Bắc Thái Lan là vùng nằm ngay sát biên giới với Trung Quốc ngay dưới chân chuỗi đập Vân Nam, nên họ phải hứng chịu tác động trực tiếp từ các đập thủy điện Vân Nam TQ. TQ vẫn hứa hẹn lợi ích của chuỗi đập Vân Nam, như giúp hạ lưu giảm lũ lụt và tránh hạn hán, nhưng thực tế các đập TQ đã không hề mang lại các lợi ích đó.

Vào trận hạn hán năm 2016, TQ đã bất ngờ gián đoạn cung cấp lưu lượng quan trắc tại trạm Cảnh Hồng trên Vân Nam cho tổ chức hợp tác quốc tế Mekong River Commission, MRC và các nước hạ lưu. Năm đó, TQ cắt giảm mực nước chảy xuống Chiang Sean xuống dưới mức thấp kỷ lục, gây khốn đốn cho Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), khi đó Viet Ecology Foundation đã phải báo động với tòa Đại Sứ Mỹ ở VN, họ đã khẩn cấp gởi đoàn xe nước xuống cứu trợ; cho mãi đến cuối mùa khô năm đó TQ mới tăng lưu lượng nước lại bình thường nhưng quá muộn.

Và chỉ mới vừa đây, vào mùa hạn tháng 7, 2019, TQ lại bất ngờ cắt lưu lượng sông, lấy cớ vì phải bảo trì mạng tải điện, chỉ chảy còn một nửa lưu lượng kỷ lục thấp nhất trước đó. TQ bị báo chí tố cáo, và để xoa dịu dư luận, TQ mới vừa tuyên bố sẽ cung cấp cho MRC các thông tin hàng ngày về mực nước sông và lượng mưa Vân Nam. Thực tế cho thấy từ khi có các đập TQ, hạ du Mekong đã bị nhiều trận hạn hán khắc nghiệt hơn và thường xuyên hơn trong khi TQ không thay đổi chính sách thuỷ điện, sau 8 dự án, vẫn tiếp tục quy hoạch xây thêm 20 đập khác và tài trợ các dự án thuỷ điện trên dòng chính Mekong trên đất Lào.

Các NGO Thái Lan đã phản đối dự án Xayaburi của Lào và nộp đơn kiện tập đoàn điện lực Thái EGAT từ năm 2012 nhưng rất tiếc họ thất bại. Tổ chức quốc tế Mekong River Commission, MRC ông Phạm Tuấn Phan, CEO tại hội thảo 2017 đã công khai phủ nhận tác hại của các dự án thuỷ điện và góp tiếng nói vận động cho Lào thông qua dự án Pak Beng. Việt Nam (VN) đã không quyết kiệt phản đối Lào và Phạm Tuấn Phan, VN im lặng có lẽ đã có thỏa hiệp để nhận chia phần thực hiện dự án Luang Prabang. Quyền lợi, sinh kế và môi trường của dân cư đồng bằng Tonle Sap và Cửu Long coi như đã bị hai nhà cầm quyền Cambodia và VN hy sinh trong các cuộc họp duyệt xét dự án của Lào của MRC.

Trung Quốc và Lào bác bỏ cáo buộc hạn hán do thủy điện gây ra mà cho rằng hạn hán là vì có ít mưa trên lưu vực.
Mưa ít dần trên lưu vực là có thật nhưng hạn hán sớm hơn và khắc nghiệt hơn khi thiếu mưa là do vận hành các hồ chứa thủy điện, chúng có khả năng gây ra hạn hán cả khi có mưa. Nước và phù sa là máu và dưỡng khí của hệ sinh thái lưu vực. TQ cất giữ 40 tỉ mét khối hay 53% vũ lượng hàng năm của lưu vực sông Lancang TQ, và Lào cất giữ 30 tỉ mét khối hay 18% vũ lượng hàng năm của lưu vực sông Mekong trên đất Lào để các hồ thuỷ điện của họ có thể hoạt động. Lượng nước hồ nói trên rất lớn nên mỗi hồ chứa phải tích tụ qua nhiều mùa mưa liền, và lần lượt lấy đầy hết 8 dự án Vân Nam cũng kéo dài suốt nhiều thập niên qua. Và rồi TQ còn 20 dự án thủy điện khác nữa, chưa kể vào những năm ít mưa, tích trữ nước gây hạn hán càng thêm kinh khủng.

TQ và còn cả Lào nữa, họ đã cùng cắt giữ nước sông Mekong, họ không chờ mùa khô mà họ giữ lấy nước sông vào suốt mùa mưa, đến nỗi khiến Biển Hồ Tonle Sap hàng năm không còn mực nước dâng theo flood pulse, mất đi mùa nước nổi, rồi sang đến mùa khô, Biển Hồ không có số nước thặng dư đó để chảy xuôi về giúp cho ĐBSCL chống mặn. TQ và cả Lào trên thực tế đã không hề bù giúp tăng lưu lượng nước cho Cambodia và VN vào mùa khô, dù lý thuyết và tuyên truyền họ vẫn nguỵ biện cho thủy điện là phải xả nước để chạy tua bin, điều mà nông ngư dân hạ lưu không thể tin vì họ không hề thấy.

Tổ chức International Rivers tại Thái Lan kêu gọi chính phủ các quốc gia trong khu vực phải nỗ lực kiểm soát việc khai thác sông Mekong.
Lời kêu gọi này đã có các NGO các nước Mekong và quốc tế kiến nghị nhiều lần từ lâu, 65 triệu dân cư Mekong đã trở thành nạn nhân của cơn điên thủy điện và sự xoay chuyển địa chính trị do Trung Quốc khởi xướng và chỉ đạo. Không những thế, họ lại đang sống trên một lưu vực phải hứng chịu tổn thương nhất vì biến đổi khí hậu toàn cầu, một tình trạng không phải do họ gây ra. Vào tháng 11, 2015 dân cư Mekong và 10 tổ chức phi chính phủ đã kết hợp thành lập United Mekong Communities Network và đệ trình các chính phủ Mekong một kiến nghị chưa từng có trong lịch sử: ”Các Chính phủ Mekong: Hãy lắng nghe tiếng Dân!” Nhưng tiếc thay kiến nghị của họ đã bị bỏ ngoài tai.

Tóm tắt quan điểm từ hạ lưu
Không phải chỉ có hạn hán, không phải chỉ có TQ, tất cả các đập thuỷ điện TQ và Lào còn giam giữ phù sa, ngăn cản di ngư, gây sói lở ven bờ, cho xâm mặn sâu vào thềm lục địa và soi mòn duyên hải. Thuỷ điện không phải là năng lượng tái tạo không sạch vì khí thải vô hình do rữa mục từ lòng hồ vùng ngập nhả ra nhiều ngang với điện than. Tổ chức NGO độc lập OXFAM đã có báo cáo về kinh tế cho chuỗi đập hạ lưu Mekong cho rằng không có lợi mà lưu vực sẽ gây tổn thất, tổng cộng trên 7 tỉ USD.

Không tính tổn thất xã hội và môi trường, chi phí xây dựng sản xuất thủy điện Mekong hiện đã tốn kém nhất thế giới, các đập của Lào sẽ có chi phí đắt gấp đôi năng lượng mặt trời và gấp ba năng lượng gió. Chính phủ Lào đang dẫn dắt Lào đầu tư vào những dự án lỗi thời, ngược xu hướng thời đại, dân tộc Lào sẽ gánh chịu công nợ và thiệt hại sớm, khi Thái Lan và VN không nhập cảng thuỷ điện Lào vì đắt và còn thất thoát vì đường tải xa xôi.

Thật vậy, Thái Lan đã công bố phải xét lại quy hoạch năng lượng và trì hoãn khế ước mua điện Pak Beng của Lào.
Cambodia đã có thể làm điện từ nắng trên Biển Hồ, VN từ gió trên duyên hải Trung Nam Việt, đó là những nguồn năng lượng tái tạo, sạch và vô tận sẵn có ngay trên lãnh địa mình.
Chính phủ Lào với 6 triệu dân không thể vì lợi nhuận thuỷ điện mà bất chấp thiệt hại của 26 triệu dân cư đồng bằng sông Tonle Sap Cambodia và sông Cửu Long VN. Dân Cambodia và VN không cần dựa vào thuỷ điện của TQ hay Lào, nhà cầm quyền Cambodia và VN cần liên kết chống lại Lào và TQ, lập quy hoạch dựa vào tiết kiệm, phát triển năng lượng sạch, giá rẻ, giảm ô nhiễm và sự lệ thuộc vào nhiên liệu nhập cảng, nhất là không hy sinh quyền lợi nông ngư dân và sức khoẻ dân mình.

July 23, 2019

Nguồn tham khảo







(VOA)

Source:



Mekong River at its lowest in 100 years, threatening food supply



A combination of drought and controversial upstream water politics is setting up Southeast Asia for potential disaster.


BY STEFAN LOVGREN
PUBLISHED JULY 31, 2019

A SEVERE DROUGHT that has caused water levels in Southeast Asia’s Mekong River to drop to their lowest in more than 100 years could have devastating consequences for fish, as well as the tens of millions of people living and working along the river, experts warn.

The crisis began when critical monsoon rains, which usually start in late May in the Mekong region, failed to arrive. Dry conditions, driven by the El Niño weather phenomenon and exacerbated by climate change, persisted well into July. At that time, observers say, the situation was made worse by hydropower dam operators upstream, in China and Laos, withholding water for their own purposes.

Although the rains finally began to fall in the last week in much of the river basin, with water levels now slowly rising, experts warn that the potential damage from the drought could be worse than in 2016, when another drought caused forest fires around Tonle Sap Lake in Cambodia and widespread disruptions to food production.
Many rice farmers in the region have been unable to plant their main crop, raising fears of a heavily diminished harvest this fall. Less water flow could also have a devastating impact on fish reproduction in the Mekong River basin. This is normally the time when fish use rising water levels as a cue to spawn and to disperse their young, but there is little evidence of this happening so far this year.

Perhaps even more alarming, experts expect that droughts and disruptions to the water flow of the Mekong will become more common, and they warn that it could eventually lead to the collapse of the entire ecosystem.
“With the completion of more mainstream dams and the cumulative effects of climate change, that tipping point” for when the Mekong can no longer sustain these changes “may be coming closer,” says Brian Eyler, the Southeast Asia program director at the Stimson Center in Washington, D.C.

Flood Pulse
Originating in the Tibetan highlands, the Mekong River flows through six Asian countries, including China, Myanmar, Thailand, Laos, Cambodia, and Vietnam, before emptying into the South China Sea. The river basin is home to the largest inland fishery in the world and more than 60 million people depend on it for their livelihoods.

Few rivers in the world rise and fall with the seasons as much as the Mekong, which can drop up to 40 feet in some places at the end of the dry season. When the monsoon rains arrive, they normally produce a flood pulse that brings with it sediment essential to agriculture as well as enormous amounts of larvae and tiny fish, including many critically endangered species such as the Mekong giant catfish, that are swept into the Tonle Sap Lake and other floodplains where they can mature.
Every year, scientists have been collecting samples of these tiny fish and larvae on the Mekong River near Phnom Penh, Cambodia. However, so far this year, sub-normal water levels have produced no flood pulse, and the researchers have not seen any dispersal of fish larvae.
“Without the flood pulse, fish may delay or skip spawning,” says Zeb Hogan, a National Geographic Explorer and fish biologist at the University of Nevada, Reno, who leads a USAID project called Wonders of the Mekong. “For rare and endangered species, this situation threatens their survival, and for commercially important fish species, future harvests could be significantly reduced.”

According to Peng Bun Ngor, a fish ecologist with the Cambodian Fisheries Administration, the low river flow also forces brood fishes to concentrate in spaces where they become more vulnerable to being captured by fishers. “This adds to the existing problem of low recruitment,” he says.

Dam Politics
This year, the dry conditions in the Mekong region persisted due to warm Pacific Ocean currents known as the El Niño effect. But climate change is also a driving factor, experts say, causing the monsoon season to shorten considerably.
“I have no doubt that this present drought is caused by the shift in world weather patterns as the result of global change, especially warming trends, and it would not be surprising if it lasted several more years,” says Peter Moyle, a biology professor emeritus at the University of California, Davis.
Moyle and others say dams on the upper parts of the Mekong are contributing to the degradation of the entire river system.
“Dams collect sediment, block fish migrations, and create reservoirs that support a fraction of the fisheries that the equivalent reach of flowing water would support,” he says, adding that the dams will worsen the effects of drought.

China, which operates 11 dams along the main stem of the Mekong (or Lancang, as it’s known in China), has come under particular criticism for how it operates its dams in secrecy without much regard for water flow downstream. It is not a member of the intergovernmental Mekong River Commission, which was set up in 1995 to facilitate regional dialogue in the lower Mekong River basin.

China’s decision to halve the water released from its Jinghong Dam for two weeks in July, due to “grid maintenance,” is believed to have contributed in large part to this year’s historically low water levels in the Mekong River. Chinese promises to release more dam water in the future have only served to raise worries over the extent to which China controls the river flow in the Mekong.
“This highlights underlying inequities among Mekong basin countries,” says Sarah Null, a professor at Utah State University in the Department of Watershed Sciences. “Richer nations reap more benefits of hydropower dams, including economic benefits and increased energy supply, while poorer nations are more affected by environmental degradation and reduced food security.”

'Battery of Asia'
Many experts are particularly concerned about the environmental impact of Laos’ plans to turn itself into “the battery of Southeast Asia” by building dozens of hydroelectric dams on the Mekong and its tributaries and selling power to neighboring countries.
Earlier this month, at the same time China reduced the water output from the Jinghong Dam, Laos conducted trials on the giant Xayaburi dam in the northern part of the country, its first hydropower project on the main stem of the Mekong, scheduled to go online in October this year. The trials may have further disrupted the Mekong River’s flow.

One of the poorest countries in the region, Laos already has close to 50 hydroplants operating on various Mekong tributaries and more than 50 planned or under construction, several of them along the main stem of the Mekong. Last year a dam collapsed in southern Laos, flooding large areas and killing dozens of people. Environmentalists have long warned that the Lao projects carry environmental costs that are not fully appreciated or factored in to the decision-making.
“There is a system of total anarchy for hydropolitics and hydropower in the region,” says Eyler, who is the author of the book Last Days of the Mighty Mekong. “There was no overall vision for what the ‘battery of Asia’ would look like, and now there is no vision for how that battery will operate.”
Still, there are signs that some countries in the Mekong basin are moving toward alternative forms of energy. Officials in Cambodia have expressed doubts about its plans for two, Chinese-constructed dams on the Mekong River in the northern part of the country, as Cambodia aims to instead increase its solar energy production.

Hogan says the Mekong must avoid the fate of other heavily dammed rivers, like the Colorado in the U.S., which has seen a complete alteration of its natural hydrography and the near total failure of spawning and recruitment of most native fish.
He points out that while the Mekong basin has proven remarkably resilient for many years, it is now facing unprecedented pressures.
“The accelerating pace of change, coupled with cumulative impacts of transboundary stressors, and the impending impacts of climate change, point to a fear that the river, which is the lifeblood of most of Southeast Asia, will gradually lose function until it no longer supports the huge diversity of wildlife and millions of people that depend on it,” he says.

SOURCE:

.